văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Thursday, September 5, 2013

NGUYỄN ĐỨC NHƠN * Ông Hai Sẹo

      
     Ông Hai Sẹo ngồi trên chiếc chiếu cũ, trải ngay trên lề con hẻm dẫn đến nhà em gái tôi. Ông chỉ mặc một chiếc quần đùi, tay cầm cây quạt bằng lá buông, vừa phe phẩy cho mát vừa đập mấy con ruồi. Rất hiếm thấy Hai Sẹo ngồi uống rượu với bạn bè. Thường thì ông ngồi một mình với một xị rượu và một dĩa mồi nhỏ. Ông rất dễ dãi với mọi người, kể cả đám trẻ con thường hay nghịch ngợm, phá phách. Người ta gọi ông là Hai Sẹo vì trên trán ông có hai vết sẹo nhỏ, còn tên thật của ông là gì thì không ai biết. Con hẻm nằm trong khu vực thành Ô Ma. Một số gia đình bỏ quê chạy về Sài Gòn kiếm sống. Họ đến đây dựng những căn lều nhỏ, nằm sát nhau.

TRẦN THIỆN HIỆP * ta và lục bát với em

            













Ngày trở lại

Yêu người lá nở trong tim
Rừng ta xanh biếc lạc tìm dung nhan
Yêu người núi nở trăng vàng
Sông ta trăm nhánh quyện ngang hình hài
Yêu người ngày nở sao mai
Suối ta ngàn dặm nối dài tóc sương
Yêu người gió nở buồm dương
Biển ta trượng trượng vô lường thủy chung

Hiên Trưa

Khi về chải tóc em nghiêng
Nghe hồn chợt ấm giữa miền long đong
Hiên trưa lá biếc như lòng
Ta như bướm nắng lạc dòng tóc phơi
Lòng còn ở với cuộc chơi
Dẫu như mình đã lượng đời tà huy
Lá rồi lấp dấu chân đi
Ta còn em với thầm thì lược gương

Truy vấn tôi

Từ bao giờ em yêu tôi
Xanh rừng trí nhớ, bãi bồi biển trăng
Mùa xuân nào môi em hôn
Trái tim chín đỏ, ngực cồn bão rơi
Đường em qua, chim vang lời
Vườn hoa nhụy ngọt, ong tôi dại khờ
Đêm nhòa, tôi, trăng, bơ vơ
Đài gương tâm ảnh, tình ngờ ngợ reo

Ru nỗi buồn thừa

Ta ru ta nỗi buồn thừa
Giữa lao xao lá hạt mưa lỡ lầm
Mơ hồ từng giọt dư âm
Dội lên tiềm thức tiếng thầm xa xưa
Em qua nhịp guốc đường trưa
Nắng con phố dốc cho vừa thương nhau
Nghìn trùng vẫy gọi chiêm bao
Phần tư thế kỷ hư hao cõi mình
Ta ru chiu chắt giọt tình
Ta ru còn lại chênh vênh phận người

Trần thiết

Vách đời trần thiết bóng tôi
Tim em trần thiết luân hồi bóng ai
Canh năm trời nở sao mai
Tôi và nhật nguyệt nối dài bước chung
Hoang mang bờ bãi thất tung
Mà sao rõ tiếng sóng trùng dương rơi
Vòng quay nửa trục đã rời
Tôi còn nửa trục máng đời với thơ
Và em, tôi giấc hoang sơ
Và tôi, em ngủ mộng bờ liễu dương
Hồ yên trần thiết cành sương
Tim tôi trần thiết hoang đường bóng em

TRẦN THIỆN HIỆP

MHHOÀILINHPHƯƠNG * tình ca …Trần Quang Khải


Chưa một lần em kể
Chuyện tình buồn mười năm
Nỗi đau dài lặng lẽ
Như ngày tháng mù tăm

Anh xa rồi…có phải?
Sao vẫn còn quanh đây…
Mắt môi nồng thân ái
Yêu dấu tràn trên tay

Người về trong chiêm bao
Dáng buồn im như đá
Em níu đời hư hao
Qua muôn trùng bến lạ

Không còn qua phố xưa
Hai hàng cây đan lá
Không còn đứng chơ vơ
Chờ nhau trong nắng hạ

Em một đời… viễn xứ
Pensée cũ… mấy mùa
Đã phai từng cánh mỏng
Mộ khúc buồn…như mưa!

M.H.HOÀI LINH PHƯƠNG
Washington D.C tháng 8/2013

Wednesday, August 28, 2013

Văn Quang * Bệnh sợ đủ thứ

Đã vài lần, tôi đã viết về những bệnh viện (BV) ở VN, trong đó tìm mỏi mắt mới ra một vài BV tốt và những vị bác sĩ (BS) còn nhớ được lời thề Hippocrates (lời thề y đức) với chính mình và “lương y như từ mẫu,” một câu ca tụng rất bình thường của người VN từ xa xưa. Nhưng ngày nay mỗi ngày một nhiều những vị được gọi là “lương y như đồ tể.” Một lời thóa mạ cay đắng dành cho các “từ mẫu,” ai nghe cũng thấy đắng lòng.
Chẳng ai muốn như vậy. Nhưng những sự thật trước mắt còn cay đắng hơn thế, những sự thật không ai có thể ngờ tới. Ngay cả những vị BS có lương tâm cũng phải bàng hoàng và tôi hiểu sự đau đớn cùng sự xấu hổ của các vị này vì trong “ngành mình” có những sự việc tồi tệ đến như vậy.

NGUYỄN AN BÌNH * áo lụa qua sông

 










Ai người áo lụa bên sông
Hương bay theo gió tình không đợi mùa
Phố gầy reo bước chân mưa
Ướt bờ vai nhỏ ngày xưa đâu còn.

Ai người ngậm ngải trèo non
Săn trầm đáy biển nhớ con sông dài
Lạc rừng chim bỏ đường bay
Tầm xuân chưa kịp trao tay đã tàn.

Ai người mơ khúc tương phùng
Ấp yêu sỏi đá nghìn trùng mây bay
Hoa thơm một phiến tình say
Trăm lằn chỉ rối vòng tay ơ hờ.

Ai người nhả chữ gieo thơ
Hương tình xưa có đợi chờ mà trông
Gởi cùng áo lụa qua sông
Tìm đâu chiếc lá diêu bông tặng người?

2013



TIỂU TỬ * Ông già ngồi bươi đống rác


Thành phố Hồ Chí Minh quang vinh vẫn còn rất nhiều rác. Hồi thời trước, Sàigòn đã có nhiều rác, nhưng so với bây giờ thì…thua xa. Rác bây giờ chẳng những nhiều hơn mà còn…rải rác hơn. Điều này chẳng có gì khó hiểu hết. Bởi vì, trong chế độ ưu việt xã hội chủ nghĩa, cái gì của ta cũng đều hơn của lũ chúng nó cả: rác của chúng nó là rác tư bản, rác ngụy, còn rác của ta là rác…nhân dân, do nhân dân, từ nhân dân mà ra. Có chính nghĩa, hơn là lẽ tất nhiên!

TRẦN VẤN LỆ * hồi âm Tường Linh
















Anh Tường Linh ạ, khoan khoan đi
Tuổi cũng là tiền - mặc sức chi
Thơ ở tự lòng, như Nguyệt Mãn
Tình phơi ngoài dạ, tựa Xuân Phi
Cái còn, cái mất không sao cả
Sự tỏ, sự mờ, có cứ ghi
Tâm sự của anh chan chứa đó
Vẫn là gạch nối bạn Tương Tri!

Trần Vấn Lệ

TRÚC THANH TÂM * mùa khai trường


Mùa thu nắng sớm anh theo gió
Thổi mát lòng em, buổi đến trường
Trưa về anh hóa thân chiếc nón
Để giữ riêng mình một chút hương !

Áo trắng, đường hoa bay ngược nắng
Vạt tóc mây trôi, ngẩn ngơ tình
Anh gởi hồn anh vào trong tóc
Bài học đầu, tập giấy trắng tinh !

Thầy cô, bè bạn, trường lớp cũ
Chỗ ngồi, cửa sổ với tiếng chim
Náo nức khai trường, hồi trống giục
Một thuở học trò, anh gởi em !

TRÚC THANH TÂM
     ( Châu Đốc )

Thursday, August 22, 2013

BÙI BẢO TRÚC * đặc sản



 
Bạn ta,
Tôi không thích chữ "đặc sản", vì danh từ này, từ nhiều năm nay, đã bị đem ra dùng một cách hết sức bừa bãi ở trong nước cũng như ở những nơi ngoài Việt Nam.
Thí dụ mấy tiệm ăn ở Mỹ thì không thể dùng hai chữ "đặc sản" với những món trong thực đơn của tiệm. Món bánh tôm với khoai mua ở chợ Mỹ, tôm từ Louisiana, rau thơm của Florida chở lên thì làm sao có thể gọi đó là đặc sản Hà Nội được?
Phải là sản phẩm đặc biệt của một vùng nào đó mà những nơi khác không có thì mới có thể gọi là đặc sản. Cam Bố Hạ, nhãn Hưng Yên, cá rô Đầm Sét, bưởi Đoan Hùng, mận Đà Lạt… Ở Mỹ thìlobster của Maine, clam chowder của San Francisco… thì mới là đặc sản.

Wednesday, August 21, 2013

TƯỜNG LINH * Cảm bút



      Thân gởi Thụy Dương và các bạn 
      ở xa ghi nhớ sâu sắc nghĩa tình.
    

     

     Tớ tưởng “đi” rồi lại chẳng “đi”
     Chưa đi thì ở bận lòng chi
     Mắt đau dai dẳng lơ thi phú
     Bệnh hại giằng co mặc thị phi
     Cấp cứu bao cơn tình chửa đáp
     Lâm sàng mấy bận nợ còn ghi…
     Kiếp người tứ khổ qua gần đủ
     Thương vợ con và bạn cố tri!

     Sài Gòn, Thu Quý Tỵ - 2013

      TƯỜNG LINH