Bạn ta,
Tôi
không thích chữ "đặc sản", vì danh từ này, từ nhiều năm nay, đã bị đem
ra dùng một cách hết sức bừa bãi ở trong nước cũng như ở những nơi ngoài
Việt Nam.
Thí
dụ mấy tiệm ăn ở Mỹ thì không thể dùng hai chữ "đặc sản" với những món
trong thực đơn của tiệm. Món bánh tôm với khoai mua ở chợ Mỹ, tôm từ
Louisiana, rau thơm của Florida chở lên thì làm sao có thể gọi đó là đặc
sản Hà Nội được?
Phải
là sản phẩm đặc biệt của một vùng nào đó mà những nơi khác không có thì
mới có thể gọi là đặc sản. Cam Bố Hạ, nhãn Hưng Yên, cá rô Đầm Sét,
bưởi Đoan Hùng, mận Đà Lạt… Ở Mỹ thìlobster của Maine, clam chowder của San Francisco… thì mới là đặc sản.
Tuần
qua, một tờ báo trong nước có đăng một bài viết về một chuyện xẩy ra
cho một người đàn ông ở Sài Gòn. Ông cho biết ông là người Hà Nội nhưng
đã đi Sài Gòn nhiều chuyến. Những chuyến đi Sài Gòn đó đều tạo những cảm
tưởng khó quên về thành phố này. Trong chuyến đi gần đây nhất, ông đã
gặp một chuyện diễn ra ở ngay trên một con đường của thành phố miền nam
khiến ông suy nghĩ mãi. Ông kể hôm ấy, đang đi ngoài đường thì ông thấy
một thiếu nữ đi trước ông làm rơi một vật gì đó. Ông gọi cô và nhắc cô
nhặt lên. Cô thiếu nữ
tuổi
khoảng 15 hay 16 tuổi nhặt món đồ cô làm rơi, và sau đó, cô khoanh tay
cúi đầu nói với ông "Cám ơn chú" rồi mới đi. Nghe câu cám ơn của cô, ông
sững sờ, ngạc nhiên hết sức. Việc ông giúp cô chỉ là chuyện nhỏ, có vậy
thôi, thế mà cô đã lễ phép khoanh tay, cúi đầu, cám ơn ông. Ông cho
biết hành động của cô gái làm ông vô cùng kinh ngạc. Ông không quen với
hành động ấy. Ông không thường gặp chuyện như thế đã lâu. Một hành động
không đáng gì từ phía ông đã khiến ông nhận được một câu cám ơn, một
hành động khoanh tay, cúi đầu lễ phép của cô gái Sài Gòn. Ông tưởng
nhiều lắm, một ánh mắt biết ơn từ phía cô gái nhìn ông cũng đã là tử tế
lắm rồi. Nhưng ông nhận được từ cô một câu cám ơn. Lời cám ơn từ một
thiếu nữ trẻ trên
một con đường ở Sài Gòn. Ông chợt nhớ tới lối ăn nói mất dậy đầy những
tiếng chửi thề tục tĩu mà ông đã nghe rất quen ở Hà Nội giữa đám học
sinh với nhau. Mấy tháng trước, một bản tuyên ngôn của một nữ sinh đưa
ra những lời lăng mạ thậm tệ nhắm vào một cô giáo sau khi nữ sinh này bị
kỷ luật ở trường. Đoạn video được đưa lên internet và
nhận được rất nhiều phản hồi mà gần hết là những ý kiến tán đồng hành
động vô lễ và vô giáo dục ấy. Những hình ảnh nữ sinh đánh nhau ngay ở
trong lớp, xé quần áo của nhau, chửi bới thô tục được bạn bè thu lại
bằng điện thoại di động và đưa lên mạng, luôn cả mộtvideo clip của một nữ học sinh chửi bới cha mẹ vì bị gia đình cấm đoán vài ba
chuyện cũng được chiếu cố và hưởng ứng tận tình trong internet.
Những
chuyện như vừa kể ông chứng kiến rất thường ở Hà Nội, chốn ngàn năm văn
vật trước kia. Báo chí trong nước đã nhiều lần than phiền về chuyện
chửi thề, văng tục của các học sinh và sinh viên, trong đó có rất nhiều
là nữ sinh viên đại học.
Những
bài đức dục của các trường học năm xưa, của vài ba thế hệ trước không
còn được đem dậy trong chương trình học ngày nay nữa. Nhưng còn phụ
huynh ở nhà bộ không còn dậy dỗ con cái những điều tối thiểu trong cách
đối xử hàng ngày nữa hay sao?
Những
đứa bé được dậy để dò xét, báo cáo mọi hành động, lời ăn, tiếng nói của
cha mẹ cho các anh cán bộ thì phải mất dậy và vô giáo dục như thế chứ.
Chúng lớn lên thành người lớn thì con cái của chúng phải như vậy.
Tác
giả bài viết nghe được câu cám ơn, nhận được cái cúi đầu khoanh tay của
một cô gái nhỏ miền nam liền kết luận rằng đó chính là đặc sản của Sài
Gòn vậy.
Chưa bao giờ tôi thấy hai chữ "đặc sản" được dùng một cách chính xác và hợp lý như thế.