Thursday, October 10, 2013
NGUYỄN THANH HUY * thoáng chút qua đời
Thoáng chút tuổi thơ chìm sâu ký ức,
Kỷ niệm nhạt nhòa còn mãi trong ta,
Theo với thời gian chút còn chút mất,
Vẫn thấy ngậm ngùi trong nỗi xót xa.
Thoáng chút tuổi xuân rời xa phố thị,
Sống với bạn bè trong buổi binh đao.
Lửa đạn sa trường đứa còn đứa mất,
Thỉnh thoảng về thành lòng thấy nao nao!
Thoáng chút tình yêu theo đời lận đận,
Như nước xa nguồn chỉ một lần thôi.
Bao khốn khó trên vai người lính trận,
Vẫn cứ xuôi dòng theo kiếp nỗi trôi...
ĐINH LÂM THANH * những món nợ phải trả
Đời người, ai cũng phải một lần mang nợ. Không nợ tình, nợ tiền, nợ vợ chồng, nợ cha mẹ, nợ con cái… thì cũng phải nợ với Bạn Bè, Quê Hương và Tổ Quốc. Riêng đối với những Vị một thời mặc áo lính, chắc chắn còn thêm một món nợ nữa : đó là nợ Đồng Đội.
Có thể nói rằng, trong các cấp chỉ huy quân đội cũ, một số nhỏ không còn bận tâm đến những món nợ nầy, vì họ đã quên thuộc cấp, là những người lính dưới quyền hy sinh mạng sống, trong mỗi lần giao tranh, để cho họ may mắn sống sót đến ngày hôm nay. Đây là một món nợ phải trả đối với những người biết suy nghĩ, nhất là một số sĩ quan đang định cư nước ngoài. Tôi thấy trong số những người nầy, đôi lúc họ nhẫn tâm quên hẳn quá khứ đau thương của mình với đồng đội trước kia, nhưng lại thích xuất hiện trong nhiều cơ hội để đánh bóng cấp bậc cũng như huy chương.
Tuesday, October 8, 2013
TÔ THÙY YÊN * ngọn gió lạ thường sẽ thổi tới
Một ngày, ngọn gió lạ thường sẽ thổi tới
Ngoài biển khơi, trên lục địa...
Sò hến, côn trùng cũng chẳng yên thân
Ngọn gió lạ thường sẽ thổi tới
Quật ngã những bức tượng, xô sập những đền đài
Tiếng hú chạy dài suốt lịch sử
Ngọn gió lạ thường sẽ thổi tới
Xé rách một kỷ nguyên, phân tán các dân tộc
Để mọi người câm lặng ăn năn
Monday, October 7, 2013
NGUYỄN MẠNH TRINH * Nguyễn Xuân Hoàng, vài nét về tác giả và tác phẩm
phác họa Phạm Công Thiện |
Thời đại
của Nguyễn Xuân Hoàng là một thời thế đặc biệt. Ở
đó, đầy những biến cố từ thuở kháng chiến chống
Pháp, đến thời đệ nhất, đệ nhị Cộng Hòa, từ
những cuộc di cư đến ngày di tản, từ cuộc vượt
tuyến di cư vào Nam đến vượt biển tị nạn xứ người.
Những biến cố ấy tạo cho cả một thời đại những
nét chung mang nhưng lại là những điều riêng biệt trong
ký ức mỗi người.
Ðọc
sách viết về thời kỳ ấy hay viết để kể lại, cái
nét chung ấy nhiều khi chuyển thành riêng biệt. Trong văn
chương, lấy cái chung làm cái riêng của mình chẳng phải
là dễ dàng. Nguyễn Xuân Hoàng là một tác giả mà trong
tác phẩm của mình đã mang độc giả đi qua những cảm
giác tiền chế của cái chung để đi vào cái riêng của
mình một cách rất nghệ thuật. Chính cái nét sống động,
của những mảnh đời thật, của biến cố thực, của
cảm giác thực đã làm độc giả đi vào một thế giới
với sự tò mò qua nhiều câu hỏi. Nguyễn Xuân Hoàng?
Trần Lâm Thăng của Người Ði Trên Mây và Bụi và Rác?
Là tôi trong Tự Truyện Một người Vô Tích Sự, trong
Ngôi Nhà Ngói Ðỏ?
NGUYỄN AN BÌNH * chiều ghềnh ráng mưa bay
|
Chiều Ghềnh Ráng
mưa bay mù phố biển
Em chờ ai trên đồi
cỏ Thi Nhân
Chiếc lá rơi nhẹ
bước tưởng như gần
Tôi cứ ngỡ ai cười
trong tiếng gió.
Bãi Hoàng Hậu mênh
mang vờn sóng vỗ
Mãi thì thầm ru
giấc ngủ nhà thơ
Trăng ngàn năm sao
trăng quá hững hờ
Tình say đắm trong
tim Hàn Mặc Tử.
Lầu Ông Hoàng một
thời thành muôn thuở
Tiếng thơ còn vương
bút điện Dzũ Kha
Khẻ chạm tay từng
nét phiến thông già
Nghe hơi thở nhà
thơ còn quanh quẩn.
Mười mấy năm
không về qua Ghềnh Ráng
Biết có còn mưa
trên mộ họ Hàn
Biết có còn lá rơi
dốc Thi Nhân
Đôi mắt biếc vai
mềm người con gái?
Đường thiên lý
đâu xuôi về nơi ấy
Chờ đợi chi trăng
đã rụng lâu rồi
Chờ đợi chi kẻ
góc biển chân trời
Chỉ còn lại vầng
trăng Hàn Mặc Tử.
Tháng
10/2013
|
ĐINH TỪ THỨC * Aline, Cô bé gốc Việt được làm Thi Sứ và mời vào Bạch Ốc
Các
Thi Sứ và Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama
Từ trái sang phải: Michaela Coplen, Sojourner Ahebee, Michelle Obama, Nathan Cummings, Louis Lafair, và Aline Dolinh
(Hình chính thức của Bạch Ốc do Lawrence Jackson chụp)
Từ trái sang phải: Michaela Coplen, Sojourner Ahebee, Michelle Obama, Nathan Cummings, Louis Lafair, và Aline Dolinh
(Hình chính thức của Bạch Ốc do Lawrence Jackson chụp)
WASHINGTON
D.C.: Ngoài những
thành công nổi bật về lãnh vực y dược và tin học,
giới trẻ thuộc thành phần người Việt tị nạn bắt
đầu gặt hái thành quả tốt đẹp về mặt nghệ thuật.
Một cô bé 15 tuổi vừa đạt địa vị cao quý nhất về
thơ dành cho học sinh trung học trên toàn quốc Hoa Kỳ, và
được Đệ Nhất Phu Nhân tiếp đón tại Bạch Ốc.
Danh
tính các Thi sĩ Học sinh Quốc gia (National Student Poets) năm
2013-2014 đã được chính thức công bố vào ngày 23 tháng
09, 2013. Nhóm này được tuyển chọn trên toàn nước Mỹ,
gồm 5 người, hai nam sinh 18 tuổi là Nathan Cummings (bang
Washington) và Louis Lafair (Texas), hai nữ sinh 17 tuổi là
Sojourner Ahebee (Michigan) và Michaela Coplen (Pennsylvania), và
một cô bé gốc Việt 15 tuổi, là Đỗ Lịnh Ái Linh, gọi
theo tên Mỹ là Aline Dolinh, học sinh lớp 10, trường Trung
Học Oakton, Virginia.
TRẦN VẤN LỆ * Tuyết Sắp Về Bay Như Giấc Mơ
Mùa Thu đang tới. Mấy ngày thôi.
Lá úa vàng rồi gió bứt, rơi…
Không phải mùa Thu ba tháng nhé
Chỉ hơn tuần lễ, tuyết về vui…
Vui là ai đó nâng niu tuyết
Trao tặng người yêu chút lạnh lùng…
Nói với người yêu: mình với tuyết
Cuối đời đầu sẽ trắng như bông!
Vui là đây đó, bầy con nít
Đi sắm giày, đi trượt tuyết, đùa
Tập tính anh hùng tưôn vách núi
Mai kia đi lính dựng nên cờ…
Vui là con bướm về hang ngủ
Hết thuở tung tăng để chụp hình
Vườn nếu có còn hoa tứ quý
Không ai dừng bước nói là xinh…
Mùa Thu bay lá, lá bay mùa
Người tính sổ đời được với thua…
Được, hứa sang năm vào tiết Hạ
Dẫn người yêu dạo tiếp đường hoa…
Thua thì sao nhỉ? Buồn ôi buồn
Mấy triệu người thương lắm Cố Hương
Một chén cơm ăn chưa kiếm đủ
Làm sao san sẻ chút tình thương?
Tôi làm bài thơ…không có thơ
Chẳng ai hứa đến để tôi chờ
Con đường nghĩa địa đang ngoài ngõ
Tuyết sắp về bay như giấc mơ…
TIỂU TỬ * chuyện giả tưởng
( Đây là một chuyện giả tưởng. Viết dưới dạng …kiếm hiệp để thấy cái chất hoàn toàn giả tưởng của nó. Vậy, nếu có trùng hợp với ngoài đời là sự ngẫu nhiên ngoài ý muốn của tác giả ).
…Gã tên là Nguyễn Văn Mít ( Tên giả đó. Sau này, trong khi tung hoành trên chốn giang hồ, gã còn thay tên đổi họ… lia chia để đánh lạc hướng kẻ địch. Cho nên, cả hai phía hắc bạch chẳng biết đâu mà mò ! ) Người ta truyền tụng rằng gã thuộc giòng dõi mấy đời khoa bảng, chớ thật ra ông nội của gã là nhà nông. Điều này giải thích tại sao gã sanh ra đã biết căm thù địa chủ. Sự căm thù đó thể hiện qua lập luận rất tà giáo sau đây : tất cả những thằng có ruộng đều là địa chủ, mà hễ là địa chủ là phải ác ôn, tất cả những người làm ruộng đều là bần nông, mà hễ là bần nông thì phải thay trâu để cày bừa. Cái lý luận của Mít đưa đến khẳng định : để không còn có người bóc lột người, phải lôi bọn địa chủ – lớn nhỏ hầm-bà-lằng – xuống làm bần nông hết ( Sau này, khi Mít đã gồm thâu một phần thiên hạ và lên làm minh chủ võ lâm, hắn đã áp dụng " chiêu số đấu tố địa chủ " một cách bừa bãi, giết hại không biết bao nhiêu sanh linh thuộc cả hai phe hắc bạch, gây sóng gió trên chốn giang hồ một dạo ! )
VĂN QUANG * Chống tham nhũng ư, còn lâu! Cứ la lên hoài , mệt... nói mãi!
Tựa đề trên đây không phải của người viết bài này, mà là tiếng nói của một bạn đọc trên báo TuầnVn.net sau khi đọc tin mấy ông bà đại biểu quốc hội thảo luận về chống tham nhũng. Tôi phải ghi chú rành mạch như thế để bạn đọc không rầy la vì đề tài cũ rích còn mang ra “ban đi tán lại” làm chi. Lời phát biểu của anh dân đen rất trùng hợp với lời phát biểu của bà phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã thốt lên giữa cuộc họp Quốc hội VN, “Người ta ăn của dân không từ thứ gì.”
Tiếng nói của dân và tiếng nói của bà đại biểu gặp nhau ở một điểm rất chung, rất chính xác. Bà Đoan nói trắng ra một sự thật tàn nhẫn mà bao năm nay ai cũng biết, nhưng dường như chưa có ông bà nào mạnh miệng nói toạc móng heo ra như vậy. Đấy là chưa kể những ông chỉ phát biểu linh tinh, kế hoạch này, kinh tế vĩ mô kia hoặc nói cho có nói, chẳng lẽ cứ làm nghị gật mãi, phải nói dăm ba câu cho bọn báo chí, đài truyền hình truyền thanh phát lung tung cho dân nó biết mình cũng có nói đấy chứ, về địa phương cũng “ra gì với núi sông.” Còn anh dân đen như anh phát biểu trên đây cũng đúng. Nhưng tại sao vấn đề tham nhũng là một chuyện xưa hơn chuyện cổ tích mà Quốc hội (QH) VN lại mang ra bàn lại?
Subscribe to:
Posts (Atom)