Thursday, April 12, 2018
TÔ THUỲ YÊN ** Tâm Thức Khuất Dạng Của Thơ
1.
Năm đó, giặc Trung Quốc bất thần mở mặt trận ồ ạt tấn công vào 8 tỉnh miền Bắc nước ta. Nửa khuya, Công an Cộng sản Việt Nam lùa tất cả những người tù đày của chế độ miền Nam từ những vùng thượng du và trung du lên những chiếc xe đò khẩn cấp trưng dụng, chạy bán mạng về vùng Thanh Nghệ Tỉnh, tức Liên Khu Tư cũ, đất ẩn trú một thời của những Nguyễn Đức Quỳnh, Đào Duy Anh, Hữu Loan, Phạm Duy và ban hợp ca Thăng Long, của những ngày toàn dân kháng chiến chống Pháp cũ. Tại một trại giam ở Nghệ Tĩnh, ẩn khuất trong Trường Sơn, tôi gặp lại người bạn vong niên là nhà thơ lão thành Hà Thượng Nhân, giữa đông đảo những bằng hữu thất tán khác. Trong một lần trò chuyện, nhà thơ Hà Thượng Nhân ngỏ ý khát khao được đọc thơ. Tôi hoàn toàn thông hiểu nỗi khát khao đó của Hà tiền bối.
HẢI PHƯƠNG ** Hành Lang Em Biển Xanh Xao Sóng Nhọn
Sắp đặt dàn dựng buổi trình diễn phản biện câm
thiết kế bệ phóng vệ tinh vũ trụ mỹ học đương đại
phục chế sân khấu kịch nghệ không người đối thoại
cử tọa là người khách lạ đi qua khu rừng cảm xúc ẩn chứa bối rối.
Họ chờ diễn viên vén màn xuất hiện trong khoảnh khắc lâm sàng lộ thiên (y như chàng ta / cô ả có
độ nẩy khỏa thân lá.)
Wednesday, April 11, 2018
TRẦN TUẤN KIỆT ** Lục Bát Quốc Thi Việt Nam
Nhân loại trên thế giới này, mỗi dân tộc đều có thơ riêng của họ. Đó là ngọn nguồn phát nguyên, lưu trữ, và truyền tin một thứ tin lành mầu nhiệm của hữu thể. Từ ngày có Khúc ly tao của Khuất Nguyên, của giòng Bách Việt thơ mang sắc thái Đông Phương tự do và huyền ảo.
Cách đây trên ngàn năm, thơ của giới trí thức lãnh đạo, của pháp sư làm sứ điệp của lịch sử, thơ đó thuộc vào giòng thơ Quí Tộc có màu sắc chính trị, sở trường về ngoại giao giữa Tàu và Việt như nhà thơ Khuông Việt. Càng tuôn dội về Nam, giòng Cửu long giang càng mênh mông vô tận, càng mở rộng từ ngọn nguồn để tuôn ra biển, thơ càng phong phú cao như núi, như mây, trầm như ghềnh như vực thẳm và miên man tình mộng thì tinh thần qui về một hình thái vừa có nhạc điệu, vần điệu biểu hiện tinh thần, tinh thể của nền văn hóa Việt tự nhiên mà cả dân tộc đều ca ngâm lên điệu lục bát, đặc biệt thơ lục bát không phải do một người sáng tạo nên mà cả một dân tộc, đều ca ngâm lục bát, đó là điều mà có lẽ khó có một dòng thơ nào trên thế giới kỳ ảo như thế.
Tuesday, April 10, 2018
NGÔ NGUYÊN NGHIỄM ** Chiều Ly Hương Nhớ Núi Và Tiếng Lục Lạc
TIỂU TỬ ** Thằng Dân
Trong chuyện phiếm này, tôi gọi ” thời chú Sam” để chỉ miền Nam trước tháng 4 năm 1975 và ” thời bác Hồ ” để chỉ miền Nam dài dài sau đó. Cho thấy miền Nam trước có chú, rồi sau có bác thay thế nhau chăm sóc tận tình. Thật là…đại phước !
Ở xứ nào không biết, chớ ở Việt Nam xưa nay người dân vẫn được coi như không có… kí lô nào hết, mặc dù họ đông như kiến !
Monday, April 9, 2018
THIẾU KHANH ** Cảm Xúc Bất Chợt
(nhân đọc “Chiều Ly Hương Nhớ Núi và
Tiếng Lục Lạc” của Ngô Nguyên Nghiễm)
Tiếng Lục Lạc” của Ngô Nguyên Nghiễm)
Ngóng mãi quê nhà xa ngút ngút
Chiều sương bóng núi ngã bên kia
Haha! Tráng khí trao cho gió
Nhạc ngựa reo hoài giữa giấc khuya!
Bằng hữu bao nhiêu thằng tuổi ngựa
Bờm rung vó sãi ở bên trời
Tóc xanh môi thắm không còn nữa
Mà vẫn mịt mù với cuộc chơi
Sunday, April 8, 2018
CAO MỴ NHÂN ** Tự Đánh Rớt Mình
Có lẽ nào ở cuối cái Fwy 91 ấy, có một khu nhà vườn in hệt những ngôi nhà vườn ở Huế ngày xưa, và chủ ngôi nhà này, là một thanh niên lai Mỹ Việt đang bước vào tuổi trung niên, mẹ anh ta đặt tên cho anh ta là Sâm, từ những ngày còn ở VN.
Bà mẹ Việt của anh vốn sinh trưởng ở quận Duy Xuyên, tên Hường, ngày tôi lập gia đình ở Đà Nẵng, bà đã có chồng trước tôi vài năm, nhưng không có nghĩa là bà lớn hơn tôi, may ra thì 2 đứa bằng tuổi nhau.
Chồng bà Hường là một người trong họ nhà ông xã tôi. Chưa hết tuổi đi lính, nên ông ta xin được vô ngành cảnh sát, để không phải đi tác chiến.
Ngoài thì giờ làm việc ở Ty Cảnh Sát, ông ấy đi tới đi lui quanh đường Độc Lập, đại lộ chính của thành phố Đà Nẵng.
Subscribe to:
Posts (Atom)