Uống cà phê với anh Bửu nhiều lần, nhưng chưa lần nào anh kể cho tôi nghe về đời sống của anh. Tôi cứ nghĩ rằng anh sống một cách thanh thản, thì chắc đời sống cũng bình thường như mọi người. Một lần anh rủ tôi tới nhà chơi uống với nhau chén rượu. Chiều ý bạn tôi tới. Việc trước tiên theo thói quen, tôi quan sát tất cả thành viên trong gia đình Bửu. Người vợ cao ráo mặt mày tươi tắn. Tôi thầm nghĩ trong bụng vợ anh khi còn trẻ chắc đẹp lắm. Có bốn người con còn đi học. Gia đình mới qua Mỹ hơn một năm nên còn thiếu thốn đủ thứ, tuy nhiên họ bằng lòng chấp nhận những gì đang có. Nhìn thấy họ là biết ngay một gia đình hạnh phúc. Tôi rất thán phục con người và phong cách sống của anh.
Friday, April 13, 2018
ĐỖ BÌNH ** Phương Triều, những vần thơ thân phận
Vợ chồng PT |
Phương Triều tên thật là Lê Huỳnh Hoàng, quê quán Sa Đéc. Ông làm thơ từ lúc còn trẻ, gia nhập làng báo rất sớm năm 1959 và trở thành nhà báo chuyên nghiệp viết cho nhiều tờ báo ở Sài Gòn trước năm 1975 . Khi vào quân đội ông là sĩ quan báo chí Bộ Quốc Phòng Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1967 đến 1975, ngoài ra ông còn giữ nhiệm vụ tổng thư ký tuần báo Hoa Tình Thương. Do nghiệp vụ báo chí, sau đó lại bị nhiều năm tù nên cảm hứng thơ phú trong ông đã thu về một góc nhỏ trong đáy hồn. Mãi đến khi qua định cư ở Hoa Kỳ bằng hữu văn nghệ xa gần đã réo gọi ông trở lại cầm bút. Năm 1994 ông làm thơ trở lại hay nói đúng hơn nguồn thơ trong ông từ đáy tim thức dậy, dâng trào và viết rất khỏe.
Thursday, April 12, 2018
HỒ TRƯỜNG AN ** Vĩnh Hảo với Tuyển Tập "Giấc Mơ và Huyền Thoại"
Vĩnh Hảo khi ra hải ngoại đã cho xuất bản 13 tác phẩm gồm có thơ, tâm bút, truyện ngắn và truyện dài. Vào tiết Mạnh Xuân năm Giáp Thân (2004), khi tôi thực hiện quyển biên khảo Bảy Sắc Cầu Vồng, nhà văn nữ Nguyễn thị Thanh Bình có gửi cho tôi tập truyện Thiên Thần Quét Lá và tuyển tập Giấc Mơ Và Huyền Thoại. Tôi rất tâm đắc hai quyển này.
Vĩnh Hảo có một sở tri (connaissance) rất phong phú, rất rộng rãi và uyên thâm về Phật Giáo.
TÔ THUỲ YÊN ** Tâm Thức Khuất Dạng Của Thơ
1.
Năm đó, giặc Trung Quốc bất thần mở mặt trận ồ ạt tấn công vào 8 tỉnh miền Bắc nước ta. Nửa khuya, Công an Cộng sản Việt Nam lùa tất cả những người tù đày của chế độ miền Nam từ những vùng thượng du và trung du lên những chiếc xe đò khẩn cấp trưng dụng, chạy bán mạng về vùng Thanh Nghệ Tỉnh, tức Liên Khu Tư cũ, đất ẩn trú một thời của những Nguyễn Đức Quỳnh, Đào Duy Anh, Hữu Loan, Phạm Duy và ban hợp ca Thăng Long, của những ngày toàn dân kháng chiến chống Pháp cũ. Tại một trại giam ở Nghệ Tĩnh, ẩn khuất trong Trường Sơn, tôi gặp lại người bạn vong niên là nhà thơ lão thành Hà Thượng Nhân, giữa đông đảo những bằng hữu thất tán khác. Trong một lần trò chuyện, nhà thơ Hà Thượng Nhân ngỏ ý khát khao được đọc thơ. Tôi hoàn toàn thông hiểu nỗi khát khao đó của Hà tiền bối.
HẢI PHƯƠNG ** Hành Lang Em Biển Xanh Xao Sóng Nhọn
Sắp đặt dàn dựng buổi trình diễn phản biện câm
thiết kế bệ phóng vệ tinh vũ trụ mỹ học đương đại
phục chế sân khấu kịch nghệ không người đối thoại
cử tọa là người khách lạ đi qua khu rừng cảm xúc ẩn chứa bối rối.
Họ chờ diễn viên vén màn xuất hiện trong khoảnh khắc lâm sàng lộ thiên (y như chàng ta / cô ả có
độ nẩy khỏa thân lá.)
Wednesday, April 11, 2018
TRẦN TUẤN KIỆT ** Lục Bát Quốc Thi Việt Nam
Nhân loại trên thế giới này, mỗi dân tộc đều có thơ riêng của họ. Đó là ngọn nguồn phát nguyên, lưu trữ, và truyền tin một thứ tin lành mầu nhiệm của hữu thể. Từ ngày có Khúc ly tao của Khuất Nguyên, của giòng Bách Việt thơ mang sắc thái Đông Phương tự do và huyền ảo.
Cách đây trên ngàn năm, thơ của giới trí thức lãnh đạo, của pháp sư làm sứ điệp của lịch sử, thơ đó thuộc vào giòng thơ Quí Tộc có màu sắc chính trị, sở trường về ngoại giao giữa Tàu và Việt như nhà thơ Khuông Việt. Càng tuôn dội về Nam, giòng Cửu long giang càng mênh mông vô tận, càng mở rộng từ ngọn nguồn để tuôn ra biển, thơ càng phong phú cao như núi, như mây, trầm như ghềnh như vực thẳm và miên man tình mộng thì tinh thần qui về một hình thái vừa có nhạc điệu, vần điệu biểu hiện tinh thần, tinh thể của nền văn hóa Việt tự nhiên mà cả dân tộc đều ca ngâm lên điệu lục bát, đặc biệt thơ lục bát không phải do một người sáng tạo nên mà cả một dân tộc, đều ca ngâm lục bát, đó là điều mà có lẽ khó có một dòng thơ nào trên thế giới kỳ ảo như thế.
Subscribe to:
Posts (Atom)