văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Wednesday, October 9, 2019

NGÔ NGUYÊN NGHIỄM ** TRẦN TUẤN KIỆT, MÁU RƠI BA GIỌT DƯỚI CHÂN THỀM

(Từ Lời Gởi Cây Bông Vải đến 
Đại Việt Thần Đạo)

Địa linh sinh nhân kiệt, những vùng đất mà tôi có dịp đi qua, dù thổ cư phì nhiêu trù phú hay tọa lạc nơi hiểm hóc thâm sơn cùng cốc, hình như cũng quy tụ khí thiêng sông núi. Có lẽ chính vậy, mà ung đúc được nhiều tài hoa phù hợp với phong thủy cứ địa. Mỗi lần tôi về quê nhà, khi lướt ngang qua phà Mỹ Thuận mà ngọn gió sông Hậu còn loáng thoáng vướng trên tóc tai, làm tỉnh thức được phần nào sự nôn nả đường về. Trước mặt, Sa Đéc là vùng đất mật ngọt hiền hòa nằm ven thủy lộ chở đầy phù sa bồi đắp cho vùng cây trái sung mãn quanh năm tháng. Không hiểu tại sao trên bờ sông Mỹ Thuận, những lúc vội vã quay về tôi thường mê mẩn cố tình để bắt gặp và lắng nghe âm sắc chiêu hồn của tiếng đàn độc huyền của một nhạc sĩ già mù chìm đắm ánh mắt bạc tròng trong từng âm thanh diệu vợi, chập chờn bay lượn loáng thoáng trên sông nước phù bình, lững thững trôi lặng lẽ giữa cuộc đời. Sự hóa hiện của khúc nhạc giang hồ phiêu bạt trong cõi nhân gian này, là niềm hy vọng phả hồn vào cảm ngộ của tri âm? Tôi mãi mê không bao giờ quên được, nhiều lúc trôi nổi trên con phà, tiếng độc huyền chợt quay về với nỗi nhớ xa xưa. Tiếng đàn độc huyền phà Mỹ Thuận cũng vậy, làm chợt nhớ tới tiếng sáo của sư huynh Trần Tuấn Kiệt và quê hương Sa Đéc đầy rẫy tài hoa, còn thấp thoáng trong nẻo đường đời. (Trần Tuấn Kiệt đa năng đa diện, từng theo học tại trường Quốc Gia Âm Nhạc, như là một cách bổ sung cho thi ca thêm âm hưởng tuyệt diệu). Nhà thơ thực ra đã ly hương từ khoảng năm 1960, về phố thị Sài Gòn lập thân lập nghiệp như nhiều bằng hữu văn nghệ tỉnh lẻ khắp nơi. Cái phiêu du của anh, còn nặng nhiều chất kiêu bạt và giang hồ. Oằn vai đeo cả túi thơ, chất chồng theo định mệnh lập dựng một khuynh hướng thi ca mới, vì thế khoảng thời gian này, Trần Tuấn Kiệt đang hòa mình trong tao đàn Bạch Nga, chủ soái là nhà văn Nguyễn Vỹ, gồm nhiều kiện tướng như Minh Đức Hoài Trinh, Tuệ Mai, Bạch Yến…

TRẦN THIỆN HIỆP ** VỀ NHÁNH SÔNG GẦY SOI BÓNG TA

 Thơ Tháng Tư hai ba mươi năm trước

Tháng giêng tuyết muộn buồn se sắt 
Hồn xám mù sương, lạnh bếp tàn
Tiếng sáo người xưa đêm giả biệt
Chừng đâu còn đọng giọt âm vang

Rượu cạn tưởng rồi quên nỗi nhớ
Hai mươi năm cũ, mới ngày qua
Đã đi mòn gót đường thiên hạ
Về nhánh sông gầy soi bóng ta

Tuesday, October 8, 2019

Phân Ưu : Trần Tuấn Kiệt


PHÂN ƯU

Đau buồn khi nhận được tin bạn:

SA-GIANG TRẦN-TUẤN-KIỆT
sinh năm 1939 tại Sa Đéc đã vĩnh viễn về 
cõi vĩnh hằng ngày 8-10-2019 tại Saigon.

Monday, October 7, 2019

THY AN ** Ngày trên biển tháng sáu


mùa hạ phơi ngực trần chân đất
lửa cháy trên thịt da
những đám mây và rừng ô-liu ngút ngàn
nắng trôi giữa tim người
thân đứng thẳng dưới ánh mặt trời
nhưng đầu cúi xuống
trong khi con hải âu kiêu ngạo trên cao

Saturday, October 5, 2019

TRẦN KIÊM ĐOÀN ** THUYẾT PHÁP TỪ BI


      Trong lịch sử nhân văn khoảng 4.000 năm trở lại, con người đã bước qua những giai đoạn thông tin và truyền thông đại chúng từ thấp đến cao về số lượng; nhưng cũng trong nhiều trường hợp, từ cao đến thấp về chất lượng.
      Khoảng bốn thế kỷ trước tây lịch, cao điểm nhất là thời cổ Hy Lạp, hiện tượng thuyết trình, tranh luận công cộng của các triết gia, đạo sĩ, chính khách... đã ngày càng phổ biến. Những đại môn phái du thuyết như Platon, Socrate, Aristote... thời Hy Lạp cổ đã đưa việc thuyết trình công cộng lên thành một nghệ thuật và kỹ thuật nhào nặn cũng như phát huy ngôn ngữ ở mọi cấp độ.

Wednesday, October 2, 2019

NGUYỄN AN BÌNH ** LÃNG ĐÃNG MAI CHÂU

                                      
        Hào thường cho rằng mình không phải là phượt thủ chuyên nghiệp bởi những dịch chuyển của anh từ nơi nầy sang nơi khác rất là tùy hứng chứ không phải là niềm say mê khám phá những vùng đất mới hoang dã hay có những ý tưởng khác đời. Anh rong ruổi mỗi lúc có thể để tìm cái đẹp trong thiên nhiên qua lăng kính cái đẹp của nhiếp ảnh và cách tiếp cận của riêng mình. Ngay từ lúc học phổ thông Hào có niềm say mê muốn lưu giữ những khoảng khắc đẹp nhất của thiên nhiên và con người có thể chỉ là một nụ hoa đang hé nở trong sương sớm, một cánh bướm hay chú ong mật đang say sưa vờn hoa dưới ánh sáng xiên khoai của một ngày mới hay những thửa ruộng bậc thang vùng cao, mùa hoa tam giác mạch biên giới… Nói là nói vậy nhưng kinh nghiệm của một phượt thủ chuyên nghiệp thì Hào có thừa, từ việc mang theo đồ dùng cá nhân như giấy tờ, tiền bạc, cốt tinh gọn nhẹ nhàng nhưng phải bảo đảm được tính đa năng trong việc chọn ba lô, đồng hồ, vật nhọn, kính râm, mũ bảo hiểm, quần áo phù hợp với nơi muốn đến … nên những ngày rong ruổi đường trường anh luôn có tâm trạng thoải mái, tự tin.

TRẦN VẤN LỆ ** Đi Dạo Nhìn Thu


Trời lạnh thật rồi.  Đã lạnh!
Những người tập Pháp Luân Công
không thấy nữa ở vườn bông
chỉ có hoa hồng vẫn nở...

Mùa Thu nắng vàng lá đỏ
Gió giập giờn tưởng bướm bay
Tôi vẫn thích ra chỗ này
để nhìn người ta làm phép...

Saturday, September 28, 2019

NGUYỄN AN BÌNH ** ĐI QUA MÙA NƯỚC NỔI


1-
Nhà em chạm mớn nước
Nước tràn qua cánh đồng
Chống xuồng đi hái súng
Bèo xanh bừng đỏ bông.

Những cánh hoa tim tím
Thương áo gái đồng bưng
Cay xè con mắt ướt
Khói cơm bay lưng chừng.

NGUYỄN THUỴ LONG ** "Chú Tư Cầu” Lê Xuyên



Sài Gòn 1999: Nguyễn Thuỵ Long
 - Nguyễn Mạnh Đan - Uyên Thao.
Viết hồi ký, viết hoài về chuyện chết chóc, sự khốn khổ của kiếp người, chính người viết cũng thấy nản. Nhưng làm sao được, vì chính những người nằm xuống đó là chỗ thân tình của tác giả, anh em, bạn bè, hoặc là người mà tác giả ngưỡng mộ, một nhà văn, một nhà báo, một thi sĩ nào đó. Tôi nghĩ cũng là chuyện thường thôi, không oán trời oán đất gì hết, hay đổ lỗi cho ai. Con người ta chẳng qua có một số mạng, trời cho sướng thì được sướng, trời bắt khổ thì phải khổ mà thôi. Như một lần nhà văn Lê Xuyên nói với tôi.

BÙI NGỌC TUẤN ** Chỉ là lá rụng ngoài sân


  
chỉ là lá rụng ngoài sân  
sao nghe như thể xa gần bóng trăng  

chỉ là màu của thu vàng  
sao nghe như thể thời gian trở về  

chỉ là gió thoảng cuối hè  
mà sao như thể tình quê dạt dào