t.
Hai Thế Kỷ rồi, ông mất...mà sao thơ Ông vẫn còn? "Hoa trôi nước lặng đã yên / hay đâu địa ngục giữa miền trần gian!".
Thưa Ông cái nước Việt Nam / của mình đang như vậy đó! Tang-thương-đến-hoa-đến-cỏ...cũng là lời thơ của Ông!
t.
Hai Thế Kỷ rồi, ông mất...mà sao thơ Ông vẫn còn? "Hoa trôi nước lặng đã yên / hay đâu địa ngục giữa miền trần gian!".
Thưa Ông cái nước Việt Nam / của mình đang như vậy đó! Tang-thương-đến-hoa-đến-cỏ...cũng là lời thơ của Ông!
Giới thiệu chương trình nhạc chủ đề“Tình Ca Việt Nam” trên đài phát thanh Sài Gòn, vào đầu thập niên 1970, nhà văn Nguyễn Đình Toàn viết:
“Tình ca, những tiếng nói thiết tha và tuyệt vời của một đời người, bao giờ cũng bắt đầu từ một nơi chốn nào đó, một quê hương, một thành phố, nơi người ta đã yêu nhau.
Tất cả mùa màng, thời tiết, hoa lá, cỏ cây của cái vùng đất thần tiên đó, kết hợp lại, làm nên hạnh phúc, làm nên nỗi tiếc thương của chúng ta…”(2)
Nói chuyện trên trời, dưới đất nghe
(thơ Chiêu Lỳ)
Người ta thường nói những kẻ ăn không ngồi rồi suốt ngày cứ ngắm trời, nghía đất, ăn nói vu vơ toàn những chuyện trên trời dưới đất, tất nhiên là khó có ai tin, hoặc cho là tiếu lâm bịa đặt mhảm nhí. Chuyện trên trời dưới đất của kẻ giang hồ đãng tử và chuyện trên trời dưới đất của kẻ có tầm vóc lịch sử khác nhau xa, và các khác hơn nữa là chuyện trên trời dưới đất của một thi nhân khác thường.
Người ăn nói lừng lẫy nhất của văn học đời Lê –Tây Sơn là đại gia thi sĩ Phạm Thái – Chiêu Lỳ. Ông có tên là Phạm Đan Phượng (1757-1793). Triều Lê suy tàn, ông quảy trường kiếm chống nhau với Tây Sơn, sau thất bại, ông quy ẩn đi tu, hiệu là Phổ Chiêu thiền sư, thọ được 35 tuổi. Ông mất để lại tập Phổ Chiêu thiền sư thi văn tập. Tôi còn nhớ tác phẩm Sơ Kính Tân Trang. Điều mà tôi thích nhất về Phạm Thái là truyện Phạm Thái Trương Quỳnh Như – Vịnh Tây Hồ Phú và những vần thơ trên trời dưới đất của ông, trong lịch sử văn học cổ, chưa có người thứ hai.
Một chiều Sài Gòn lất phất mưa, chạy xe trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, tình cờ bắt gặp tấm biển nhỏ vỏn vẹn dòng chữ :”Bánh căn Phan Rang” treo trước căn nhà mặt tiền, lòng bỗng dưng nhớ đến hình ảnh bà Tự mỗi sáng ngồi đổ bánh căn ở cái thị xã nhỏ nhất miền Trung và cũng hiền hoà, bình yên nhất miền Trung trước năm 1975. Bánh căn vốn là món ăn dân dã, chỉ có ở miền Trung, người miền Bắc và miền Nam khi nghe nói đến, họ không thể hình dung ra là món gì.
* Tình yêu nầy thần thoại Từ vương quốc liêu trai
Em 16 mất mẹ Ta lên 2 mồ côi Trời mưa râm ướt hẹ (*) Ðời mặn nồng thắm môi
Thi sĩ Lê Văn Trung! Anh là hình ảnh của một tình yêu đỉnh trời rực lửa, của dòng sông cuộn trào khát vọng tri âm, của người muôn đời lung linh mộng-thực. Sóng vẫn vang trong chiều u tịch, sóng gục đầu nghiêng vách đá hoàng hôn, sóng vỗ mãi vào bờ tim gập ghềnh thảng thốt cho anh mòn tay bi ký vì lạc lõng cô liêu một con tàu không bến đỗ giữa trùng khơi.
Hợp tan là quy luật vô thường như cánh đồng qua bốn mùa nhòa mưa vỡ nắng, anh chới với cuồng ca trên từng trang thơ trần mê đáy vực, thơ rơi thành trầm tích nằm vỗ về khoảng lặng ly tan nên giọt tâm thương mê mị thiết tha bỗng trở thành mộ khúc đặc quánh sương mù.
Người xinh, tính khép, tuy dáng đi hơi vẹo như có thương tật nơi chân, Nhi trọ nhà trên đường Chapel, sáng sáng đáp chuyến buýt sáu giờ lên trường, đã bốn năm. Ngoài bến đợi nàng hay kín đáo mở sách ôn bài, bữa nào chia trí lắm mới lọt tai chuyện của đám đồng hành chung quanh.
NGUYỄN THỤY LONG (1938 - 2009)
Nhà Văn Nguyễn Thụy Long sinh ngày 09/08/ 1938 tại Hà Nội. Mất ngày 03/09/2009, lúc 14 giờ tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Năm 1952, Ông và gia đình vào Nam sinh sống tại Sài Gòn. Cựu học sinh trường trung học Hồ Ngọc Cẩn. Sinh viên Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định. Cộng tác báo Ngàn Khơi với nhà văn Nhã Ca , nhật báo Sống của nhà văn Chu Tử. |
Sài Gòn những ngày giãn cách
Quắt quay lại nhớ quê nhà
Sông chia mấy mùa lau lách
Trắng mù từng đợt mưa xa.
BÓNG TRĂNG THUỞ ĐÓ
Khuya vào nét muộn tìm nhau
Bóng trăng mười sáu còn chau đôi mày
Chuyện tình đâu tính đúng/sai
Trách ai tay lỡ dẫm gai cành hồng