văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Sunday, September 26, 2021

TRẦN YÊN THẢO ** Mây đầu núi


Sáng dậy ta lên rừng đốn củi

Tình cờ gặp lại sáng hôm qua

Núi xanh cười ngất trên đầu núi

Nụ cười kiêu bạt tìm đâu xa


Búa sắt nhẹ khua thềm đá trắng

Bạc đầu, hỏi núi đã già chưa

Biết đâu ẩn khuất nơi hang động

Còn vài tiều lão ngàn năm xưa

TRẦN VĂN SƠN ** HƯƠNG THỜI GIAN


Nắng rãi lửa ruộng khô cằn nứt nẻ

Gõ sừng trâu mục tử hát ngêu ngao

Lều xiêu vẹo rạ rơm rơi tơi tả

Bếp lửa tình quê sưởi ấm niềm đau

Cây trút lá chờ mưa về nẩy lộc

Cụm hoa xuân bật gốc gió giao mùa

Người ly tán nên thánh đường cô độc

Đất hoang vu còn vọng tiếng chuông chùa

HUY PHƯƠNG ** Chó Chết … Hết Chuyện



Con chó nằm trong cũi thấy đồng loại của mình bị đem đi đập đầu, cạo lông còn lồng lộn, gầm gừ, hay chảy nước mắt, nhưng đôi khi con người lại quá thờ ơ và dửng dưng với nỗi đau và cái chết của chính đồng bào mình.
Khắp nơi trên đất, chó là con vật được đánh giá cao vì sự thông minh, lanh lợi, lòng trung thành, tình cảm chan chứa, và nhất là mối thân hữu tự nhiên đối với loài người.

Ai nói mặc ai, chứ ở cái xứ Việt nam từ xưa đến nay, tôi thấy con chó là thứ súc vật hèn hạ, bị khinh bỉ nhất, được con người Việt Nam dùng trong những câu chửi rủa miệt thị, không hề nương tay. Nói đến gốc gác thì gọi là “đồ chó đẻ,” mạt sát thì gọi là “đồ chó,” thậm chí trong trò chính trị, khi nói đến những tên hoạt đầu, bất tài vô tướng, một sớm một chiều ăn trên ngồi trốc, thì ví von như “chó nhảy bàn độc!”
Con chó chết lại được xem tệ hại hơn là một con chó sống, bằng chứng chửi ai là chó chết nặng gấp mười lần chửi ai là đồ chó… sống!

Trần Vấn Lệ ** Lục Bát Từ Một Chiếc Lá Vàng


Mai kia bỏ núi lên ngàn

nằm đâu chắc cũng lá vàng lót lưng?

Nhớ ai nhớ một tấm lòng

nghiêng qua, trở lại một vầng trăng treo!

Nhớ em cũng nhớ buổi chiều

phố đông em một diễm kiều là sao?

*

Một mai.  Mai mốt.  Chừng nào

rừng hiu quạnh bỗng hoa đào giáng Xuân?

Nhớ ai xanh biếc tấm lòng

vọc tay nước suối một dòng trong thơ?

Nhớ em, thế đó, bây giờ

chiều nơi phố thị không ngờ hoàng hôn!

Saturday, September 25, 2021

Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích ** THEO CON THUYỀN NGƯỢC

                            


Cơn sốt hành hạ Trần Vũ đã một tháng liền. Những liều thuốc xuyên tâm liên, ký ninh nội địa không đủ độ triệt hạ họ hàng lũ vi trùng sốt rét độc địa đã bám trụ cả ngàn năm tại khu rừng già nầy. Nhìn khuôn mặt tóp rọp vì thiếu ăn thêm màu da vàng tái vì mất máu, không ai nhận ra chàng phi công hai mươi tám tuổi lái chiến đấu cơ thuở nào..

Friday, September 24, 2021

PHAN BÁ THUỴ DƯƠNG ** rải lục bát trên cao


 

Mây ngàn hỡi trôi về đâu

Có nghe lời núi bạc đầu thở than

Gió ru hồn tháp mơ màng

Lá khô xào xạc oanh vàng nhẹ bay


Ta sẽ về đâu chiều nay

Rừng già hiu quạnh tháng ngày tiêu dao

Thôi thì giã biệt miền cao

Biển mê cuồng lũ bến nào đục trong

CUNG TÍCH BIỀN * Mùi của Gió Mùa




Ngòai bảy mươi tuổi, hãy còn khỏe mạnh, minh mẫn; từ bao năm, Cụ Gàn tiêu biểu cho niềm vui, lòng tận tụy với xã hội. Ngồi gần cụ, bên cốc cà phê, năm ba bè bạn, thì thật thú vị, vì sự dẫn dắt câu chuyện, lý giải các sự kiện lịch sử, văn chương, triết học.

  

Kiến thức sâu rộng, biết nhiều ngoại ngữ nên nguồn đọc của cụ Gàn không lệ thuộc vào sách nhập nội thông qua dịch thuật. Cách nói ngắn gọn, hàm súc, nhiều ẩn dụ, đậm chất hài hước. Giọng cụ hiền hòa, hấp dẫn; không dạy đời, không cường điệu; rất chân tình, nhưng thẳng thắn, vì tôn trọng sự thật.

Thursday, September 23, 2021

HÀ THÚC SINH ** tiếng đêm


Có thấy gì đâu ngoài cuộc đời

Qua song đêm giấu kín mọi nơi

Mọi người mọi vật và tôi chợt

Nhớ quá đi thôi những tiếng người


Trên đó trăng treo một nỗi niềm

Nghe như nó nhớ gió rừng bên

Bay xa và lạc đường quay lại

Nào biết lạnh vì gió chẳng quên

THIÊN HÀ ** nhớ nhau hoài


Em ở nơi nào,
có còn mùa xuân không em?
Rừng ngàn lá gió,
từng đêm nhắc nhở thì thầm
Nắng ở trên đầu,
nắng trong lòng phố
Gió ở trên non,
gió quyện mây về.

NGUYỄN LỆ UYÊN * Còn Cọng Rau Dền



Tiếng chó sủa cọc cạch. Một bóng người cao lớn đứng ngoài cổng rào. Con Vện chồm lên, hai chân bấu vào chắn song sắt. Vạt nắng buổi sáng hắt bóng đổ ngược thân hình nó xuống lối đi trơ trụi. Tầm bỏ chiếc rựa và khúc tre vừa chẻ nhỏ ngó ra phía cổng. Ngó và đứng lên, lững thững bước ra ngõ. Tiếng con Vện không còn cọc cạch như trước, vang lên tràng dài như tiếng chó sủa trong những đêm tối trời, thời chiến tranh.