văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Friday, October 8, 2021

THY AN ** Những con đường ký ức Bruxelles



ta chìa bàn tay gầy

đưa em bài thơ ‘Sớm mai vừa rạng đông’ *

tình cha thương con của Victor Hugo

người tài hoa diễm phúc : có nàng Drouet năm mươi năm chung tình !

nhớ mãi ngày mưa Bruxelles

những con đường Grand-Place

trơn và ẩm -mùi hôi của quán ăn-

nơi quá khứ đánh thức ảnh hình xưa cũ

cánh cửa song sắt màu đen im lìm

những ngôi nhà thật hẹp và thật dài

còn sót lại như di sản một thời tự do thoang thoảng

Thursday, October 7, 2021

Vĩnh Hảo ** CẢM HOÀI TỪ NHỮNG CƠN MƯA



Bên cửa sổ, tia nắng chiều thu len vào. Gió mơn man rung nhẹ lá cây vườn ngoài. Lá vàng lá xanh cùng phơi mình quanh cội cây già. Mùi cỏ thơm dìu dịu gây nỗi nhớ bâng quơ. Tiếng vĩ cầm du dương đâu đó dìu dặt đưa hồn về cảnh cũ quê xưa.

Cảnh cũ từng mảng thoáng ẩn thoáng hiện trong trí nhớ khi hoài niệm những mùa mưa qua đi…


Những ngày mưa đông. Sấm động đâu đó làm con trẻ sợ hãi nép bên mẹ. Bão lớn quét qua thành phố biển hiền hòa. Mưa rơi ào ào. Gió giật giàn bông giấy trước ngõ. Nước ngập đầy sân. Nước cuồn cuộn trên đường. Trường học đóng cửa. Trời lạnh buốt da. Mẹ mặc áo ấm cho con mà vẫn hỏi con có đủ ấm không. Rồi mẹ ôm con, hát cho nghe bài Mưa Đông (1). “Mưa đông rơi từng cơn trong gió rét buốt / Có những em chưa từng vui thú nô đùa…” Giọng mẹ ấm êm ru trẻ chiều đông lạnh. Nước mắt con lăn dài, lăn dài. Mẹ dạy con chữ hiếu, chữ nhân đầu đời.

Monday, October 4, 2021

Trần Thiện Hiệp ** TÔI YÊU TRẦN THẾ

 


Tôi không thấy thiên đàn, địa ngục

Nên thiết tha trần thế vô cùng

Dẫu trầm luân ba chìm bảy nổi

Vẫn có đầy hạnh phúc, buồn vui

 

Sáng mở mắt nắng vàng trên lá

Gió mơn mang, chim hót trên cành

Mở cổng rào đón người tri kỷ

Pha bình trà nói chuyện lanh quanh

Sunday, October 3, 2021

Huy Phương ** Quê Hương Là Mùi…Nước Mắm



Người ta định nghĩa quê hương bằng nhiều lối, đối với tôi, cũng không là chùm khế ngọt hay con diều biếc, mà quê hương chính là mùi… nước mắm!

Đã là người Việt Nam, ai cũng mê nước mắm. Thích thì còn bỏ được, nhưng mê thì có phần đắm đuối, khó xa rời.


Tôi có ba tháng ở Mỹ năm 1955 theo học một khóa chuyên môn ở tiểu bang Indiana, thời đó chưa có người Việt nhiều, nhớ nhà thì ít mà nhớ nước mắm thì nhiều. Bởi vậy chúng ta, người đến Mỹ trong vòng hai, ba mươi năm nay, nên thông cảm cho những người Việt đến quận Cam này trước, còn cái mừng nào bằng, mấy tháng sau mới đi Los Angeles, mua được chai nước mắm.

HOÀI KHANH ** Nghe chim lạ hót trong vườn



Một hôm chim lạ ghé vườn

Hót lên cung bậc vô thường mong manh

Vườn con hoang vắng đã đành

Tiếng chim dựng lại những thành lũy xiêu


Những cơn biến động tiêu điều

Những tình bạn cũ dập dìu chia xa

Những tình yêu tưởng phôi pha

Chừng như sống lại đậm đà nhờ chim

Saturday, October 2, 2021

Đỗ Hồng Ngọc ** Hãy Vui Với Tuổi Vàng Vì Đó Chính Là Tuổi Tuyệt Vời Nhất !



Tôi nay ở tuổi 80. Thực lòng… đang tiếc mãi tuổi 75! Thấy những bạn trẻ… trên dưới bảy mươi mà “gato”! Mới vài năm thôi mà mọi thứ đảo ngược cả rồi. Bây giờ có vẻ như tôi đang lùi dần về lại tuổi ấu thơ, tuổi chập chững, tuổi nằm nôi…
 
Vòng đời rất công bằng. Chỉ còn cách tủm tỉm cười một mình mà thôi!

Wednesday, September 29, 2021

TRẦN VẤN LỆ ** Lạnh Khô



Hôm nay trời có lạnh, mà chỉ lạnh vừa vừa, không gì báo hiệu mưa bởi vì đang có nắng...

Tôi ngồi yên không đặng, xem Tin Thời Tiết sao...Té ra nhiệt độ cao, khác hôm qua, đã khác...


Cũng mừng trời rất mát...vì có lạnh hồi khuya!  Chẳng có gì mân mê, tôi làm thơ chơi vậy!

Hy vọng nắng không cháy những cánh hoa sắp bung!  Hy vọng để nghe lòng mình ít nhiều vừa ý!

PHAN BÁ THUỴ DƯƠNG ** Hoàng Trúc Ly: Hành trình đơn độc của một thiên tài thi ca suốt đời phiêu bạt

 


Nhiều người chỉ biết Hoàng Trúc Ly qua những bài thơ đăng trên các báo, các tạp chí từ 1955 và về sau là thi tập Trong Cơn Yêu Dấu của anh, do nhà xuất bản Hướng Dương trên đương Lê Lợi ấn hành năm 1963, do họa sĩ Trịnh Cung vẽ bìa. Tác phẩm thi ca này còn khiêm nhường hơn nhiều so với số trang trong tập thơ Bi Ca của Hoài Thương – người phụ trách trang thơ của bán nguyệt san Thời Nay phát hành một năm trước  TCYD chỉ vỏn vẹn có 38 trang in trên khổ giấy lớn 21×25.

PHẠM TÍN AN NINH * sắt son


Không ngờ tôi lại là người bưng tấm ảnh chị Ngà theo sau quan tài của chị. Và cũng chính tôi là người đào huyệt chôn chị. Đám ma của chị có lẽ là một đám ma buồn nhất mà tôi chứng kiến. Có cái chết nào lại không buồn. 

Những ngày ở trong trại “cải tạo”, tôi đã từng khiêng xác vài người bạn tù đi chôn ở ven triền núi hoang vắng đến lạnh lẽo, trong cảnh nhá nhem của buổi chiều đông trên khu núi rừng Việt Bắc. Nhưng đó là chuyện trong tù, còn hôm nay ngay trên làng quê mình, chị Ngà đến nơi an nghỉ cuối cùng mà không có một người ruột thịt tiễn đưa, ngay cả cái áo quan cũng do bà con láng giềng góp tiền mua cho chị.

Tuesday, September 28, 2021

NGUYỄN THỊ HÀM ANH ** Về Chú Tư Cầu của Lê Xuyên

  
Chết là hết chuyện. Các tiểu thuyết gia thường lấy sự qua đời của một nhân vật đặt dấu chấm hết cho câu chuyện của mình. Vì thế, tại trang 907 của nguyên bản do nhà xuất bản Tiến Hóa xuất bản năm 1965 và file 54 của bản đánh máy năm 2006, Tư Cầu nhắm mắt xuôi tay để khép lại cuốn trường giang tiểu thuyết Chú Tư Cầu của nhà văn Lê Xuyên. 

Thật hạnh phúc cho một nhà văn khi có được tác phẩm để đời. Chiều dài của một đời người hữu hạn nhưng tác phẩm thì trường tồn và nhà văn sẽ tồn tại mãi, không phải trong cuộc nhân sinh ngắn ngủi mà trong tác phẩm của mình. Nhà văn Lê Xuyên đã có được niềm hạnh phúc đó. Ấy là ông sẽ được nhớ, được nhắc đến mãi trong lòng độc giả Việt Nam qua các tác phẩm của mình, đặc biệt là Chú Tư Cầu.