văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Tuesday, October 12, 2021

Trần Vấn Lệ ** Tôi Đã Từng Về Thăm Má Tôi Ở Phan Thiết


TTôi, tù binh về thăm Phan Thiết, Má nhìn tôi...không biết ai ai...Tôi làm thinh để Má tôi ngó tôi hoài...rồi Má khóc:  Má biết rồi con ạ...
Tôi, tù bình, ra tù là tàn tạ.  Tôi trở về là còn sống sau sáu năm.  Má chỉ có một lần đi thăm con mà lội rừng ba mươi tám cây số!

Thời đói khổ, có ai không đói khổ...Tôi ra tù, quần áo cho anh em.  Quả thật tôi lấm lem còn hơn con lọ lem trên rừng Cà Tót!
Tôi đứng yên cho Má tha hồ khóc.  Tôi nói:  "Mai con về Đà Lạt chắc về luôn.  Con thăm Má hôm nay để con thấy Má buồn...con sẽ không thấy Má nữa, biết đâu chừng Má há?".

MÃ LAM ** TA HÔN EM TRĂNG SÁNG


Ta ướp em vào âm nhạc

Để gội hết tủi

Cơ hàn.

Ta tắm em vào lời hát

Để sạch bong

Nỗi sầu riêng.

Ta hầm em trong ban mai

Rồi nêm hương nêm gió

Nêm thêm nữa màu mây.

Ta nướng em

Hoa bung nở trên lò tương sáng

Mặt trời.

Sunday, October 10, 2021

PHAN * Con Ruồi Xanh


Đồi núi trùng trùng điệp điệp, tên tiểu từ dắt cây tên vào lưng. Hắn chắp tay lạy trời đất. Khấn hồn thiêng sư phụ chỉ lối soi đường. Sau đó giao sinh mạng và sự may rủi cho linh hồn sư phụ. Hắn cứ nhìn đỉnh núi mà leo. Mặt trời lặn, hắn đã ở trong mây bay, gió hú…


Đỉnh Hoa Sơn không vết chân người. Tiểu tử không hề nao núng mà vững lòng tin nơi hồn thiêng sư phụ. Hắn dõi mắt nhìn quanh… một lối mòn hoang dã đã báo hiệu có người sinh sống nơi đây. Hắn tiến về cuối lối mòn thì gặp một lão nhân râu tóc bạc phơ, gương mặt hiền lành chứ không đằng đằng sát khí như những nhân vật giang hồ đã từng đến tàn sát môn phái của hắn. Tất cả sư huynh đệ của hắn đã chết oanh liệt trong một trận chiến kinh hồn. Sư phụ hắn là người cuối cùng nhắm mắt. Một môn phái đã bị xóa tên trên giang hồ. Tiểu tử nhìn lão nhân không chớp mắt, hắn quỳ xuống chân người van lạy:

MH HOÀI LINH PHƯƠNG * Chỉ Một Saigon



Vẫn chỉ một Saigon trong ký ức….

Tưởng chừng như ngày ấy… mới hôm qua

Phố Lê Lai em dáng nhỏ nhạt nhòa

Mi thầm lặng tiễn người ra mặt trận


Sân ga quạnh hiu như hồn em vắng

Mưa có về trên đường cũ Gia Long?

Hàng lá me nghiêng như những giọt lệ thầm

Của một thuở tình xanh… ta đón, đợi.

Friday, October 8, 2021

ĐÀO NƯƠNG ** Tội cho dân tôi !!


Không biết quý vị độc giả nghĩ gì khi nhìn thấy cảnh những người dân lao động, vợ chồng, con cái bồng bế nhau chạy như ma đuổi ra khỏi thành phố Saigon với tất cả gia sản mà họ có được? Quý vị nghĩ gì khi thấy họ bị chận lại hay bị đánh đập, cướp xe gắn máy bởi công an hay bộ đội tại những nút chận? Sau 4 tháng bị giam tại nhà … để chống dịch hay chống giặc, và cho ăn “bánh vẻ cứu trợ”, những người không phải là cư dân của Saigon, từ mọi miền đất nước đến Saigon để lao động vinh quang, đã phải liều mạng tháo chạy, vượt qua mọi chướng ngại để về quê.

Nếu đây là thời chiến tranh thì còn hiểu được. Nhưng sau 45 năm “thống nhất và hoà bình”, cảnh dân chúng nháu nhàu tìm đường chạy thoát khỏi thành phố mang tên ông Hồ, cảnh tượng không khác gì một ngày xưa năm cũ, dân chúng miền Nam bỏ tất cả để ra đi tìm tự do, thoát khỏi nạn cộng sản. Ngày nay cũng vậy. Ừ thì vì đói và vì dịch. Nhưng nhất là nhờ chính sách phòng chống đại dịch của các đỉnh cao trí tuệ ở Hà Nội. Thấm thía câu của ông Nguyễn văn Thiệu: Để đất nước mất vào tay cộng sản là mất tất cả. Thật tội nghiệp cho dân tôi, nước tôi!

THY AN ** Những con đường ký ức Bruxelles



ta chìa bàn tay gầy

đưa em bài thơ ‘Sớm mai vừa rạng đông’ *

tình cha thương con của Victor Hugo

người tài hoa diễm phúc : có nàng Drouet năm mươi năm chung tình !

nhớ mãi ngày mưa Bruxelles

những con đường Grand-Place

trơn và ẩm -mùi hôi của quán ăn-

nơi quá khứ đánh thức ảnh hình xưa cũ

cánh cửa song sắt màu đen im lìm

những ngôi nhà thật hẹp và thật dài

còn sót lại như di sản một thời tự do thoang thoảng

Thursday, October 7, 2021

Vĩnh Hảo ** CẢM HOÀI TỪ NHỮNG CƠN MƯA



Bên cửa sổ, tia nắng chiều thu len vào. Gió mơn man rung nhẹ lá cây vườn ngoài. Lá vàng lá xanh cùng phơi mình quanh cội cây già. Mùi cỏ thơm dìu dịu gây nỗi nhớ bâng quơ. Tiếng vĩ cầm du dương đâu đó dìu dặt đưa hồn về cảnh cũ quê xưa.

Cảnh cũ từng mảng thoáng ẩn thoáng hiện trong trí nhớ khi hoài niệm những mùa mưa qua đi…


Những ngày mưa đông. Sấm động đâu đó làm con trẻ sợ hãi nép bên mẹ. Bão lớn quét qua thành phố biển hiền hòa. Mưa rơi ào ào. Gió giật giàn bông giấy trước ngõ. Nước ngập đầy sân. Nước cuồn cuộn trên đường. Trường học đóng cửa. Trời lạnh buốt da. Mẹ mặc áo ấm cho con mà vẫn hỏi con có đủ ấm không. Rồi mẹ ôm con, hát cho nghe bài Mưa Đông (1). “Mưa đông rơi từng cơn trong gió rét buốt / Có những em chưa từng vui thú nô đùa…” Giọng mẹ ấm êm ru trẻ chiều đông lạnh. Nước mắt con lăn dài, lăn dài. Mẹ dạy con chữ hiếu, chữ nhân đầu đời.

Monday, October 4, 2021

Trần Thiện Hiệp ** TÔI YÊU TRẦN THẾ

 


Tôi không thấy thiên đàn, địa ngục

Nên thiết tha trần thế vô cùng

Dẫu trầm luân ba chìm bảy nổi

Vẫn có đầy hạnh phúc, buồn vui

 

Sáng mở mắt nắng vàng trên lá

Gió mơn mang, chim hót trên cành

Mở cổng rào đón người tri kỷ

Pha bình trà nói chuyện lanh quanh

Sunday, October 3, 2021

Huy Phương ** Quê Hương Là Mùi…Nước Mắm



Người ta định nghĩa quê hương bằng nhiều lối, đối với tôi, cũng không là chùm khế ngọt hay con diều biếc, mà quê hương chính là mùi… nước mắm!

Đã là người Việt Nam, ai cũng mê nước mắm. Thích thì còn bỏ được, nhưng mê thì có phần đắm đuối, khó xa rời.


Tôi có ba tháng ở Mỹ năm 1955 theo học một khóa chuyên môn ở tiểu bang Indiana, thời đó chưa có người Việt nhiều, nhớ nhà thì ít mà nhớ nước mắm thì nhiều. Bởi vậy chúng ta, người đến Mỹ trong vòng hai, ba mươi năm nay, nên thông cảm cho những người Việt đến quận Cam này trước, còn cái mừng nào bằng, mấy tháng sau mới đi Los Angeles, mua được chai nước mắm.

HOÀI KHANH ** Nghe chim lạ hót trong vườn



Một hôm chim lạ ghé vườn

Hót lên cung bậc vô thường mong manh

Vườn con hoang vắng đã đành

Tiếng chim dựng lại những thành lũy xiêu


Những cơn biến động tiêu điều

Những tình bạn cũ dập dìu chia xa

Những tình yêu tưởng phôi pha

Chừng như sống lại đậm đà nhờ chim