Giá một ngày thôi ta được sống
Ngó ta đôi mắt bạn bâng khuâng
Ta nhìn theo mãi mây dong ruổi
Phải cuối trời kia nó hoá sinh
Giá một ngày thôi ta được sống
Ngó ta bạn hỏi có kinh mang
Ta nhìn hoa rụng trong vườn vắng
Không biết hoa kia có xốn xang
Giá một ngày thôi ta được sống
Ngó ta đôi mắt bạn bâng khuâng
Ta nhìn theo mãi mây dong ruổi
Phải cuối trời kia nó hoá sinh
Giá một ngày thôi ta được sống
Ngó ta bạn hỏi có kinh mang
Ta nhìn hoa rụng trong vườn vắng
Không biết hoa kia có xốn xang
Khác hơn thường lệ, đôi bạn thân Hiển và Phước, đối ẩm trong lặng lẽ, chẳng ai chịu mở lời. Hiển nâng chung trà hớp từng ngụm, rồi dường như đang bâng khuâng thả hồn theo những chiếc lá phong đỏ thẩm từng chiếc, từng chiếc rụt rè buông rời cành theo làn gió chiều mơn man. Còn Phước thì cầm chung trà, đi tới lui đăm chiêu suy nghĩ, mấy lần định lên tiếng mà cố đè nén chưa chịu hở môi. Mới chiều hôm qua, hai chàng đến ngôi chùa Hàn San(1) lễ Phật, đồng thời cũng dự định thỉnh giáo học Phật, hành thiền với sư cụ Hải Tịnh. Lần nầy, khi đôi bạn vừa xá thầy, chưa kịp vấn an trước khi nêu vấn nạn thỉnh giáo, thì bỗng nhiên sư cụ lên tiếng kể ngay giai thoại thiền về cá nhảy khỏi lưới, như sau:
“Vào đời Tống, hai Thượng tọa Thâm và Minh nhân có duyên sự cùng qua đò sang sông Hoài, vô tình chứng kiến cảnh giăng lưới bắt cá, thình lình trong đám cá sa lưới, có con cá to nhảy khỏi lưới thoát ra ngoài. Thượng tọa Thâm vỗ tay khen: "Hay thật! Hay như Thiền sư!" Thượng tọa Minh không đồng ý bảo: "Phải ở ngoài lưới mới hay, đợi vào lưới rồi mới nhảy là muộn rồi!" Thượng tọa Thâm đáp: "Huynh Minh chưa hiểu đâu?" Đi hơn dặm đường, Thượng tọa Minh bỗng nhận ra chỗ sai, liền xin sám hối.” Dứt lời, sư cụ bỗng vặn hỏi: “Hai con nghĩ sao?”. Cả hai còn đang ngần ngừ chưa mở lời, thì thầy đã khoát tay xua đuổi: “Không đáp được ngay là hỏng to rồi! Còn muốn đắn đo suy xét cho vọng càng thêm vọng nữa sao?” Mẩu chuyện thiền nầy cứ ám ảnh Hiển mãi, chàng ngơ ngẩn như kẻ mất hồn. Có lẽ, Phước cũng đang khắc khoải một suy tư đặc biệt nào đó, nên tuy tỏ vẻ trầm lặng vô tư, mà lòng dạ bồn chồn lộ rõ ra ngoài.
Người phỏng vấn: Ký giả Lam Điền
HỎI: Đọc Việt Nam thời dựng nước của K. W. Taylor, thấy có vẻ buổi đầu lịch sử thành văn của nước ta chưa được đào sâu khảo cứu kỹ. Với công việc của người dịch quyển này, lại là người quan tâm về đề tài này, ông nhận thấy tác giả K.W. Taylor có những lợi thế gì khi viết quyển The Birth of Vietnam?
Thiếu Khanh: Thú thật, khi dịch cuốn sách tôi không lưu ý điểm này. Theo lời tác giả, cuốn sách là kết quả của việc ông phát triển luận án Tiến sĩ sử học của mình dựa trên một số tư liệu bổ sung. Nếu tác giả có lợi thế nào đó, có lẽ là về mặt Nguồn tư liệu tham khảo, và khả năng ngoại ngữ giúp ông tiếp cận tư liệu từ các học giả có cùng nghiên cứu bằng nhiều ngôn ngữ khác. Danh mục tư liệu tham khảo của ông gồm “Nguồn Tham Khảo Chính” với 33 tác phẩm Hán Văn, trong đó có 5 tác phẩm đã được dịch sang tiếng Việt,
chiều nay thức dậy trong vườn quạnh hiu
trông thấy mây bay về phương bắc
lòng sầu thảm thiết
sầu tha hương
góc bể chân trời mang lận đận
quê hương mịt mù trời đông phương
thấy ta buồn mà gió thổi rung cây
thấy ta nhớ quê mà mây bay
ôi! một áng mây về cố quận
ôi! một cành rung trong heo may
dưới mưa nghe rụng hạt tình
thấm vai áo hở giật mình bâng quơ
lá xanh một chút hững hờ
lục bình trôi mãi lững lờ trần ai
hư hao mấy dạng hình hài
thân kia réo gọi dáng mai bóng chiều
nước nào chở mãi thương yêu
chảy ra châu thổ mỹ miều Cửu Long
phù sa đỏ sậm như lòng
tiếng ai ru nhẹ ruộng đồng bình yên
Đang chăm chú thêu, nghe tiếng cháu nội Ngọc Diệp reo vang trước cửa, thím Thanh ngưng lại, trễ mắt kiếng xuống, dang hai tay đón núm ruột thân yêu duy nhất của mình hun chùn chụt:
- Hôm nay con học có giỏi không?
Bé chu mỏ:
- Giỏi lắm chứ nội! Con trả bài thuộc lòng được 10 điểm nè, toán cũng 10 điểm nữa nè!
Nghe con bé trổi giọng đớt đát nhão nhoẹt, thím cưng quá mắng yêu: “Tổ cha mầy!”, đoạn thím mĩm cười cầm cái bánh cam trao cho cháu:
- Vậy thì đáng thưởng quá rồi!
Jenny, cô phóng viên Mỹ tuổi đời chưa quá 30.
Ra trường đại học Stanford với số điểm khá cao, sau vài năm lăn lóc với những tờ báo địa phương, Jenny được thâu nhận làm phóng viên tại một tòa báo nổi tiếng tại Chicago.
Chuyến đi xa làm phóng sự đầu tiên của cô là bay sang Nhật, để viết về sự hồi sinh và công cuộc trùng tu của thành phố Miyako, một thành phố đã phút chốc bỗng trở thành bình địa khi cơn sóng thần Tohoku Tsunami khủng khiếp ập tới vào tháng 3, 2011.
Cô đã đi lòng vòng khắp nơi, điều làm cô sửng sốt nhất, là ở nhiều nơi, từ trong thư viện cho đến các nhà hàng, trên những bức tường, người ta vẽ hình một cậu bé Nhật với câu chuyện về nghĩa cử cao đẹp của cậu trong những ngày tang thương của thành phố.
Trong lúc đi tìm chỗ ngồi trên chuyến bay từ Sàigòn ra Thanh Hóa, tôi chợt thấy có chút lúng túng, khi phát hiện ra số ghế của mình trùng dãy với chỗ ngồi của cô nàng trẻ trung xinh đẹp, đã thế còn ở ngay cạnh tay phải cô gái nữa. Điều này có nghĩa, muốn vào ngồi đúng chỗ của mình, cạnh ô cửa nhỏ nhìn ra khoảng trời bao la bên ngoài, tôi buột phải bước ngang qua trước mặt cô gái. Có lẽ, đọc thấy vẻ bối rối, khó xử, hiện ra trên nét mặt tôi hay sao, cô gái vừa tỏ ra lịch sự lên tiếng, vừa ép sát chân vào một bên ghế nói:
- Xin anh cứ tự nhiên bước vào chỗ ngồi của mình.
Tôi ngại ngùng nói:
- Xin làm phiền cô một chút.
Cô gái trả lời:
- Việc đi tàu xe như thế này là bình thường, có phiền hà chi đâu anh.