Monday, October 28, 2019
Iliana Hagenah ** từ chuyện trai gái, phụ nữ góp phần lật đổ chính quyền
Saturday, October 26, 2019
Saturday, October 19, 2019
BS. ĐỖ HỒNG NGỌ ** BIẾT ƠN MÌNH
Ngay từ thuở nhỏ ta được dạy nói cảm ơn khi ai đó giúp mình. Lời cảm ơn không phải để xã giao mà thật sự biểu lộ lòng biết ơn chân thành của mình đối với người đó.Thế nhưng có lẽ chưa bao giờ ta được dạy nói cảm ơn ta vì nhiều khi ta coi chuyện cảm ơn mình là một điều gì đó lố bịch, kỳ cục, không cần thiết! Trái lại nhiều khi ta còn có khuynh hướng nói xấu mình, bất mãn với mình, thậm chí…nguyền rủa mình.
Friday, October 18, 2019
THANH PHONG(VĐ) **Em bé trên đại lộ kinh hoàng năm xưa -
Vào mùa hè đỏ lửa năm 1972, một em bé 4 tháng tuổi nằm trên xác mẹ trên Đại Lộ Kinh Hoàng; emđang trườn người trên bụng mẹ tìm vú để bú nhưng mẹ đã chết từ bao giờ. Một người lính Quân Cụ chạy ngang, bồng em bé bỏ vào chiếc nón lá rồi chạy qua cầu Mỹ Chánh, trao lại cho một Thiếu úy Thủy Quân Lục Chiến đang hành quân. Bao năm trôi qua, em bé mồ côi mẹ nay trở thành Trung tá trong Quân Lực Hoa Kỳ còn người Thiếu úy TQLC sang Hoa Kỳ theo diện HO nay đang định cư tại tiểu bang New Mexico. Hai người vừa gặp nhau sau 41 năm bặt vô âm tín. Ngày Thứ Ba 2 tháng 4, 2013 vừa qua, nhân dịp sang California dự lễ cưới, người Thiếu úy TQLC này đã kể cho phóng viên Viễn Đông câu chuyện cảm động và ly kỳ ngay tại khách sạn nơi ông đang tạm cư ngụ.
Monday, October 14, 2019
HỒ TRƯỜNG AN ** Câu chuyện trong Xóm Tre
Ông bà Hương Giáo Trần Tấn Giỏi có cô con gái lớn và hai cậu con trai kế. Cô trưởng nữ tên Trần Ngọc Diệm, còn cậu trưởng nam tên Trần Tấn Hên, cậu thứ nam tên Trần Tấn Giàu. Nhà của họ ở Xóm Tre, giáp ranh với chợ Vòng Nhỏ. Hồi còn trứng nước, lũ con của họ èo uột. Bà Hương Giáo Giỏi luôn siêng chăm tụng Kinh DượcSư Lưu Ly Quang Như Lai và hai phẩm Dược Vương Bồ Tát và Phẩm Phổ Môn trong Diệu Pháp Liên Hoa Kinh nên cả ba đều bình an, lại mập mạnh, hồng hào hơn lũ trẻ lối xóm.
Sunday, October 13, 2019
Wednesday, October 9, 2019
VƯƠNG TRÙNG DƯƠNG ** Tưởng nhớ nhà thơ Nam Kỳ Lục Tỉnh: Trần Tuấn Kiệt
“Thơ Trần Tuấn Kiệt đã đạt tới cỗi nguồn trường mộng tinh anh nên gợi dậy rất nhiều chân trời hoài niệm. Dựng lên những câu hỏi huyền hoặc. Lời thơ pha đủ mọi dư vang của triều rộng. Con cháu Nguyễn Du đã gặp Hoelderlin Nerval - và đón suy tư hướng vọng vĩnh thể của thiên tài Tây Phương. Niềm chiêm nghiệm bát ngát vô song…” (Nhà thơ Đức Friedrich Hölderlin, 1770–1843, nhà thơ Pháp Gérard de Nerval 1808-1855)
(Bùi Giáng)
NGÔ NGUYÊN NGHIỄM ** TRẦN TUẤN KIỆT, MÁU RƠI BA GIỌT DƯỚI CHÂN THỀM
(Từ Lời Gởi Cây Bông Vải đến
Đại Việt Thần Đạo)
Đại Việt Thần Đạo)
Địa linh sinh nhân kiệt, những vùng đất mà tôi có dịp đi qua, dù thổ cư phì nhiêu trù phú hay tọa lạc nơi hiểm hóc thâm sơn cùng cốc, hình như cũng quy tụ khí thiêng sông núi. Có lẽ chính vậy, mà ung đúc được nhiều tài hoa phù hợp với phong thủy cứ địa. Mỗi lần tôi về quê nhà, khi lướt ngang qua phà Mỹ Thuận mà ngọn gió sông Hậu còn loáng thoáng vướng trên tóc tai, làm tỉnh thức được phần nào sự nôn nả đường về. Trước mặt, Sa Đéc là vùng đất mật ngọt hiền hòa nằm ven thủy lộ chở đầy phù sa bồi đắp cho vùng cây trái sung mãn quanh năm tháng. Không hiểu tại sao trên bờ sông Mỹ Thuận, những lúc vội vã quay về tôi thường mê mẩn cố tình để bắt gặp và lắng nghe âm sắc chiêu hồn của tiếng đàn độc huyền của một nhạc sĩ già mù chìm đắm ánh mắt bạc tròng trong từng âm thanh diệu vợi, chập chờn bay lượn loáng thoáng trên sông nước phù bình, lững thững trôi lặng lẽ giữa cuộc đời. Sự hóa hiện của khúc nhạc giang hồ phiêu bạt trong cõi nhân gian này, là niềm hy vọng phả hồn vào cảm ngộ của tri âm? Tôi mãi mê không bao giờ quên được, nhiều lúc trôi nổi trên con phà, tiếng độc huyền chợt quay về với nỗi nhớ xa xưa. Tiếng đàn độc huyền phà Mỹ Thuận cũng vậy, làm chợt nhớ tới tiếng sáo của sư huynh Trần Tuấn Kiệt và quê hương Sa Đéc đầy rẫy tài hoa, còn thấp thoáng trong nẻo đường đời. (Trần Tuấn Kiệt đa năng đa diện, từng theo học tại trường Quốc Gia Âm Nhạc, như là một cách bổ sung cho thi ca thêm âm hưởng tuyệt diệu). Nhà thơ thực ra đã ly hương từ khoảng năm 1960, về phố thị Sài Gòn lập thân lập nghiệp như nhiều bằng hữu văn nghệ tỉnh lẻ khắp nơi. Cái phiêu du của anh, còn nặng nhiều chất kiêu bạt và giang hồ. Oằn vai đeo cả túi thơ, chất chồng theo định mệnh lập dựng một khuynh hướng thi ca mới, vì thế khoảng thời gian này, Trần Tuấn Kiệt đang hòa mình trong tao đàn Bạch Nga, chủ soái là nhà văn Nguyễn Vỹ, gồm nhiều kiện tướng như Minh Đức Hoài Trinh, Tuệ Mai, Bạch Yến…
Tuesday, October 8, 2019
Subscribe to:
Posts (Atom)