Bạn tôi, bây giờ, đang hỏi: "Ngày này, năm ngoài ra sao?" Thật tôi không biết cách nào / nói về cảm nhận năm trước...
Mới một năm mà quên hết / cái cảm giác ngày đầu năm. Năm nao cũng một tiếng Mừng...rồi sau đó là Chúc Tụng.
Bạn tôi, bây giờ, đang hỏi: "Ngày này, năm ngoài ra sao?" Thật tôi không biết cách nào / nói về cảm nhận năm trước...
Mới một năm mà quên hết / cái cảm giác ngày đầu năm. Năm nao cũng một tiếng Mừng...rồi sau đó là Chúc Tụng.
Hiền thật không ngờ! Anh lại dám ra đây một mình.”
“Có gì đâu mà không dám!”
Người đàn bà trạc ngoài năm mươi, có mái tóc ngả màu cùng gương mặt tái nhợt quay sang giải thích:
“Em thấy Việt kiều về nước, đi đâu cũng đều có người nhà sát cánh ngay ở bên cạnh. Chứ đừng nói tới chuyện đi xa như anh! Riêng! Có anh thì ngoại lệ. Dầu sao anh cũng nên cẩn thận thì hay hơn. Đi xa anh nên bảo Hòa hoặc ai nấy tháp tùng với anh cho an toàn. Anh đừng tưởng người ta không biết đâu! Người ta tinh lắm đấy. Nhất là màu da cùng cách xử dụng tiền bạc. Vả lại, anh về cũng đâu có giống như mọi người khác! Về là để lo công việc, chứ chẳng phải là để đi chơi, hoặc đi thăm danh lam thắng cảnh chẳng hạn. Nhiều đêm khó ngủ, nằm vắt tay lên trán, em nghiệm lại, mới thấy lời của ông thầy bói ở chợ Cồn đoán cho anh chẳng sai tý nào! Thoắt chốc mà đã bốn mươi mấy năm trôi qua rồi đấy anh. Thế mới biết tốc độ thời gian đi qua đời người thật quá nhanh, anh nhỉ! Nhắc đến lão thầy bói, em lại liên tưởng đến buổi sáng chủ nhật ngày hôm ấy. Sau khi xem xét kỹ càng mấy đường chỉ tay cho anh, lão ta còn hỏi anh về giờ giấc cùng ngày, tháng, năm sinh, rồi lẩm nhẩm đối chiếu theo phương pháp tử vi. Cuối cùng, lão mới ngẩng lên, gật gù phán cho anh bằng mấy câu hết sức thật chắc nịch.
“Số của cậu là số khổ. Số phải chịu cảnh nay đây, mai đó. Phải lao đao, lận đận. Phải sống xa gia đình. Phải tha phương cầu thực. Số lỡ mang tuổi thân thì phải tự lập lấy thân.”
Sau chót, lão ta còn nhấn mạnh bằng câu kết luận, nhuộm đầy màu sắc ảm đạm, u tối ở trong đấy.
“Không những cậu vất vả về phần thể xác, mà lại còn vất vả cả về mặt tinh thần nữa cơ.”
Hai chữ vất vả cứ đeo đẳng, bấu chặt vào người anh cho đến giờ phút cuối của cuộc đời. Cho tới ngày anh xuôi tay, nhắm mắt, mãn phần rồi mới thôi. Năm mươi mấy tuổi đầu rồi còn gì nữa! Năm mươi mấy tuổi, về chiều, đáng nhẽ anh phải được nghỉ ngơi, nhàn hạ, thảnh thơi, ung dung như mọi người khác! Nào ngờ! Cho tới tuổi này, anh vẫn còn phải thức khuya, dậy sớm, quần quật, bươn trải để đi làm. Đúng là con người ta, ai nấy cũng đều có cái phần số khác nhau, anh nhỉ! Anh thì em hoàn toàn không biết ra sao! Còn riêng em, lúc nào em cũng đặt hết niềm tin tuyệt đối vào thượng đế, vào đấng quyền năng, tối cao ở trên trời. Lúc nào em cũng một lòng cậy trông, phó thác vào nơi ngài. Vào số phận mà ngài đã an bài, định sẵn cho hết thẩy mọi người trong chúng ta.”
(24 khúc Thiền ca, tặng một Thiền sinh lữ hành vào 6 cửa)
Từng sát na vô nhiễm
Bỗng rực rỡ trang nghiêm
Thân tâm cõi vô lượng
Thoát bến bờ khói sương
tháng mười thắp lửa
tìm trong hang sâu ký ức
một vài phế tích cũ xưa
nỗi buồn gặm nhấm trên cành lá
đêm trăng thu nửa mảnh
thao thức cuộc đời
những câu hỏi không trả lời
trôi vào góc lòng đen tối
Phải! Anh là một người lính. Một người lính thật sự với đầy đủ mọi ý nghĩa giản dị và thuần túy của nó. Người lính của những năm tháng khói lửa trước đây ở miền Nam, nơi mà tuổi thơ anh đã vươn mình, lớn lên rồi trưởng thành ở tại đấy.
Làm sao anh có thể quên được từng ngôi trường mà trước đây anh thường ngồi, cho đến các bài học thuộc lòng, cùng những bài lịch sử oanh liệt, ca tụng tinh thần đấu tranh bền bỉ của dân tộc ta! Từng bài công dân nồng nàn, dạt dào. Anh đều nhớ và nhớ rõ tất cả. Chưa bao giờ anh quên! Chưa bao giờ! Anh có thể quả quyết với em là như thế. Từng khuôn mặt bạn bè, cho đến các đồng đội đã từng chen vai, sát cánh với anh trên cùng một trận tuyến trong cuộc chiến tranh đẫm máu vừa qua. Chưa khi nào anh phủ nhận hoặc chối bỏ về quá khứ của chính mình, mặc dù quá khứ đó chẳng có gì đáng nói cho lắm! Lúc nào anh cũng tỏ ra hãnh diện về con đường chông gai, khổ ải mà anh đã đi qua. Lương tâm không khi nào cho phép anh, cầm bất cứ mũi dao nhọn nào để đâm lại bạn bè hoặc đồng đội anh trước đây, hầu mưu cầu lấy sự sống còn cho riêng chính bản thân mình! Anh cho đấy là hành động nhơ nhớp, bẩn thỉu, đê hèn và xấu xa nhất.
Ở hai ngoại Trần Thiện Hiệp là một thi sĩ có tầm vóc lớn. Khi về thăm lai quê hương năm 2001, ông đã giao cho nhà xuất bản Trẻ ấn hành tập thơ lấy tên mình – Thơ Trần Thiện Hiệp – gồm 100 bài thơ chọn lọc trong số thơ ông đã xuất bản từ lâu ở Hoa Kỳ, Canada. Xuyên qua thơ ông sáng tác từ bàn viết tạm dung trong suốt thời gian dài gần 30 năm, ta có thể nói Trần Thiện Hiệp là một thi sĩ sống đầy đam mê và thủy chung với sự nghiệp thi ca. Với một bút pháp thâm hậu, nhà thơ họ Trần đưa người đọc vào thế giới tinh thần của mình bằng những vần thơ ý tưởng mới mẻ, suy nghiệm sâu sắc về thân phận con người trong cõi mênh mông vô thường.
Trần Vấn Lệ ** Chuyện Vô Thường
Mưa nắng, ngày mai...dạo của trời
Con người, mưa, nắng, có buồn, vui
Người vui thấy nắng...lòng nghe ấm
Kẻ khổ nhìn mưa, dạ rối bời...
Ngày mai chừng mấy giờ thì anh đi!”
“Bảy giờ anh phải có mặt ở bến xe Văn Thánh rồi có người dẫn đi. Họ dặn đi, dặn lại, là nhớ phải đến đúng giờ. Hình như họ chia ra làm nhiều đợt thì phải! Tuy họ không nói ra, nhưng anh cũng có thể suy đoán được như thế. Mỗi đợt theo như anh nghĩ, độ chừng mười người là cùng. Họ còn nhắc khéo, mình nên ăn mặc giản dị, giống như người đi buôn bán, làm ăn thì tốt nhất.