văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Friday, July 31, 2015

thơ LAN ĐÀM

SINH NHẬT TÔI


Rồi tôi nhìn lại hình tôi
Chân chim đôi mắt, đồi mồi trán nhăn
Nghĩ gần chỉ thấy ăn năn
Bảy lăm, tay trắng, nợ nần chưa xong

NGUYỄN AN BÌNH ** Hoàng Sa Hành




Cát vàng cát vàng đảo biên cương
Mênh mông sóng bạc ngất trùng dương
Phên giậu ngàn đời vùng đông trấn
Ngăn loài quỷ dữ gieo tai ương.

Biên ải mịt mù xa vạn dặm
Thuyền nan chèo mõi bao đêm trường
Vâng lệnh vua truyền đời nối tiếp
Khao lề thế lính giữ biên cương.

Thursday, July 30, 2015

PHAN TẤN HẢI * Nghĩ về nhà thơ Phạm Công Thiện

Phạm Công Thiện
Giác Ngộ - Nhà thơ Phạm Công Thiện, pháp danh Nguyên Tánh, Tiến sĩ Triết học tại Đại học Sorbonne - Pháp, nguyên Giáo sư Triết học tại Đại học Toulouse - Pháp, nguyên Khoa trưởng Phân khoa Văn học và Khoa học Nhân văn tại Đại học Vạn Hạnh… đã xả thân tứ đại vào ngày 8-3, tại thành phố Houston, Texas, Hoa Kỳ, hưởng thọ 71 tuổi.



VĨNH HẢO * Bồ-tát ồn ào


Có một vị bồ-tát rất tầm thường ở trong nhà của tôi, nhà của các bạn, nhà của mọi gia đình ở xứ này. Vị bồ-tát ấy cũng có mặt ở các văn phòng, hãng xưởng, bệnh viện, trường học, v.v… từ tư nhân đến công quyền. Ở nơi sang trọng thì ăn mặc gọn ghẽ, hình dáng thon thả, nhẹ nhàng; ở nơi xập xệ thì hơi cồng kềnh, luộm thuộm một chút. Nhưng vẫn cái dáng đó, ai nhìn vào cũng nhận ra.
Bồ-tát thường ẩn mặt chứ không đi nghênh ngang trước đám đông. Thường thì nép mình nơi chỗ kín đáo, nơi phòng tối, hoặc góc xó nào đó. Khi xuất hiện để “hành đạo” thì ồn ào, náo động, làm cho mọi người khó chịu, cho nên bồ-tát vẫn thích chọn những lúc vắng người mới xuất đầu lộ diện. Dù được những người giàu có trang bị cho bồ-tát bằng hình thức đẹp đẽ, gọn nhẹ nhất, và dù đã cố gắng nén tiếng dữ lắm, bồ-tát vẫn luôn là kẻ bị mang tiếng là hiếu động, ồn ào. Mang tiếng như thế, bồ-tát vẫn nhẫn nhục chẳng nói chi. Chưa hề kêu ca than oán, cũng chẳng hề giận dữ hay hờn dỗi ai.

TRÚC THANH TÂM ** Tạm Trú

Chim soải cánh nhìn ráng chiều hấp hối
Lát nữa đây, đêm xuống phải về đâu
Cũng như ta từ dạo xa cố thổ
Nhớ lũy tre ao cá với giàn bầu !

Ta ở đồng bằng nhiều sông ít núi
Em ở vùng cao nhiều núi ít sông
Những yêu thương cả trời quê bát ngát
Chợt em nhớ sông ta lại nhớ rừng !

TRẦN YÊN HÒA * Sống Ảo


tặng TP.

Gần năm giờ chiều Nghi đã nghe nóng ruột. Thời gian ở đây chậm như con rùa bò. Nghi nhìn lên tường nơi có treo cái đồng hồ to tướng, những cây kim như đứng lại. Nghi nhớ lời hẹn hò với Hường trước khi anh đi làm, sáu giờ rưởi gặp em nghe, sáu giờ rưởi anh đi làm về là gặp em liền, đợi anh về ăn cơm với em. Nghi hạnh phúc với những lời hẹn hò kia. Buổi sáng, buổi trưa, buổi tối, anh đều ở bên Hường, gần gủi, thân thương, trìu mến. Nhưng thật ra thì em ở xa anh đến ngút mắt.

TRẦN VẤN LỆ ** Những Câu Thơ Xuống Dòng

Sáng thức dậy chào một ngày mới nữa!
 Chào bình minh và mong ước hòa bình
trên trái đất…và trong trái tim của em của anh,
trong tâm niệm:  Mỗi Ngày Một Mới!

Những người yêu nhau chắc ai cũng nói
giống như tôi vừa mới…vào thơ?
Ngay cả những người bơ vơ
chắc không ai đã thẩn thờ im lặng?

Wednesday, July 29, 2015

NGUYỄN THỊ HÀM ANH * Tranh Thái Tuấn

Đó là một ngày cuối năm, mùa mưa đã qua và mùa khô cũng đồng thời bắt đầu cho hoạt động mua bán tấp nập, các hoạt động văn nghệ chựng lại, dường như bị dẹp qua một bên nhường chỗ cho việc sửa soạn lễ Tết. Thế nhưng trong cái hối hả đó, một phòng tranh vẫn được long trọng khai mạc. Tôi đi cùng với bà quả phụ Trần Lê Nguyễn -vợ của cố nhà thơ, kịch tác gia Trần Lê Nguyễn mà sau này là một người rất nổi tiếng trong giới sưu tầm tranh- đến khách sạn Festival ở số 31 Cao Thắng, quận Ba. Nơi đây hiện diện một phòng triển lãm do đôi vợ chồng họa sĩ Lê Triều Điển - nhà thơ Phan thị Quý chủ trì, nằm sâu sau khoảnh sân. Phòng triển lãm trong khuôn viên khách sạn dường như càng lọt thỏm giữa các tiệm bánh và shop quần áo chung quanh. Con đường Cao Thắng vốn chật chội đông đúc, thế nhưng bước vào phòng tranh khác hẳn, cánh cửa kính khép lại đã ngăn cách khung cảnh xô bồ bên ngoài và mở ra một thế giới hội họa, một không gian Thái Tuấn riêng biệt.

CUNG TÍCH BIỀN * Kẻ Ngoại Lai


Image result for cung tích biền 

Để nhớ Iris, cơn bão Giáp Thìn


 
I
Mãi đến buổi sáng hôm đó, nhiều tháng ngày sau Iris, trong đầu óc chú Tư khi đi ngang qua chợ Phú Nhuận, chợt thấy mụ hàng thịt ngồi với mấy cân thịt tim tím, bầy ruồi xanh bay vo ve, mùi súc vật chết dậy lên ngai ngái, mùi thích hợp nhất cho một cơn buồn nôn – một quá khứ kinh hoàng chợt thức giấc, thịt bò thức giấc. Quá khứ: người ta đã ăn toàn thịt súc vật chết từ miền núi nguồn trôi về, suốt những ngày Iris gieo thảm họa.

NGUYỄN ĐÌNH TOÀN * Đặng Thế Phong


 Image result for nguyễn đình toàn

Nhà văn Nguyễn Đình Toàn sinh năm 1936 tại Hà Nội, tị nạn Cộng Sản lần thứ nhất năm 1954; trước 1975 làm việc tại Đài Phát Thanh Sài Gòn, nổi tiếng với chương trình Nhạc Chủ Đề trên đài này, trong khi cộng tác với các tạp chí văn học bằng các truyện ngắn, và thơ. Năm 1998 ông tị nạn Cộng Sản lần thứ hai, qua Hoa Kỳ và trở lại hoạt động mạnh trong lãnh vực âm nhạc, cho thực hiện hai cuốn CD ngay khi phát hành đã được đón nhận nồng nhiệt: Hiên Cúc Vàng với chỉ một giọng ca Khánh Ly, và Tình Ca Việt Nam với Duy Trác, Khánh Ly, Sĩ Phú, Thái Thanh, Võ Anh Tuấn, Lệ Thu. Tác phẩm văn chương của ông có thể kể: Chị Em Hải, 1961, tác phẩm đầu tay, nhật báo Tự Do xuất bản, Những Kẻ Đứng Bên Lề, 1964, Con Đường, 1967, Ngày Tháng, 1968, Đêm Hè, 1970, Giờ Ra Chơi, 1970. Không Một Ai, 1971, Thành Phố, 1971, Tro Than, 1972. Năm 1973 Nguyễn Đình Toàn được trao giải Văn Học Nghệ Thuật Toàn Quốc (VNCH) bộ môn truyện, với tác phẩm Áo Mơ Phai. Ông và gia đình hiện cư ngụ tại thành phố Westminster, California.