văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Tuesday, August 4, 2015

NGUYỄN LỆ UYÊN * Nguyễn Bắc Sơn và tiếng thơ bi hài


clip_image003

"Chiến tranh này cũng chỉ một trò chơi

Suy nghĩ làm gì lao tâm khổ trí

Lũ chúng ta sống một đời vô vị

Nên chọn rừng sâu núi cả đánh nhau" (NBS)


Khoảng cuối thập niên 60, đầu thập niên 70, giữa những người làm thơ tự do và “làm dáng” theo thơ tự do, những người làm thơ tranh đấu theo kiểu “hiện thực nửa mùa, khẩu hiệu”, bỗng xuất hiện lẻ loi một khuôn mặt mới toanh mang phong cách của “trường phái” thơ ngang tàng, khẩu khí, khinh khoái đúng với chất hiện thực phơi bày nhan nhản trong cuộc sống khốn đốn thời bấy giờ, rất không giống ai.

HỒ THÀNH ĐỨC * Bát âm (Nỗi buồn Việt Nam)

 Nguyệt:
Nguyệt lên từ mái Hiên Tây
Trăng tròn núi khuyết gió hây hây về
Đàn xưa gẩy khúc đam mê
Tình tang lắng xuống, cung thề vươn lên

Đáy:
Đáy sông chìm nổi bóng em

NGUYỄN AN BÌNH ** Màu Mắt Biếc

Tìm trong lá màu mắt em dịu ngọt
Ẩn sau cành lấp lánh tiếng ve sôi
Người đã xa theo mùa hè rực cháy
Cánh phượng hồng thắm đỏ cả hồn tôi.

Tìm trong mưa bước chân son ngày nọ
Sao vô tình bong bóng vỡ đầy tay
Đường hoang phế giữ mối tình cũ kỷ
Chỉ lòng tôi quay quắt đợi chờ ai.

NGUYỄN TRUNG DŨNG * Cánh Đồng Hoa Cúc Trắng

Image result for HOA CÚC TRẮNG

1

“Cánh Đồng Hoa Cúc Trắng” đi vào tâm tưởng ông kể từ khi tầu ngang qua Palo Alto, ngừng lại đón khách ở khu nhà ga nhỏ. Ngồi cạnh cửa sổ, thả mắt nhìn cảnh vật bên ngoài, ông bắt gặp một vùng trải dài và rộng đầy hoa cúc trắng.

VÕ THỊ ĐIỀM ĐẠM * Đêm Trung Thu Phan Thiết


Trong những năm học ở trường Nữ Tiểu Học Phan Thiết (1960-1966), có ba điều tôi ao ước mà không bao giờ được toại nguyện. Thứ nhất, được cầm cái chùi gỗ để đánh ba tiếng trống thùng thùng thùng những khi vào lớp, khi ra chơi, khi tan trường, với những điệu trống dài ngắn khác nhau. Tiếng trống sao rền vang, sao oai nghiêm, chị đánh trống sao mà oai quá, mình cũng muốn được oai như chị ấy nhưng không bao giờ được cô chỉ định.

TRÚC THANH TÂM ** Thất Sơn huyền thoại


image023.jpg


Em từ chén ngọc đánh rơi 
Xuống đồi Tức Dụp, cứ ngồi chờ trăng
Phụng Hoàng, điện Kín hóa thân
Gặp ta để mối nợ trần vấn vương !


    Ngũ Hồ, đêm vẫn mờ sương
    Ta vờ quên mất nỗi buồn đang rơi
    Em nghe trộm tiếng ai cười
    Từ trong ký ức vọng lời tri âm !

Monday, August 3, 2015

PHẠM TÍN AN NINH * Tiểu Thơ

Rầm!
Tôi và hai thằng bạn vừa rà thắng xe đạp trước rạp Tân Tân để vào xem phim "Ba Chàng Ngự Lâm Pháo Thủ" thì bị một chiếc Vélo Solex húc từ đằng sau tới. Cả ba thằng ngã xuống đất. Riêng tôi còn bị cái xe của thằng bạn đè lên bụng đau muốn nín thở. Mới loi ngoi bò dậy, chưa kịp phủi bụi trên áo quần thì nghe tiếng quát tháo:
- Ê! Bộ ba "chàng ngự lâm pháo thủ" mù cả hà. Dừng ngựa mà chẳng coi chừng phía đàng sau! Đáng đời!

PHAN BÁ THỤY DƯƠNG ** Giới thiệu Sách : Cuối Đời Một Người Lính của Trần Vấn Lệ

Vườn Tao Ngộ vừa nhận được:

bia tho TVL
Cuối Đời Một Người Lính

Tuyển tập thi ca của Trần Vấn Lệ do nhà xuất bản Chương Văn ấn hành năm cuối tháng 6 năm 2015.
Sách dày 291 trang. Bìa và trình bày Uyên Nguyên.

Saturday, August 1, 2015

VĂN QUANG * Thời đại huy hoàng hay thời đại ăn cắp?



      Nhâm Tiến Dũng - Nhâm Thị Hồng Phương (hay Phượng), ăn cắp tại Thụy Sĩ.
 
Dư luận ở VN mấy tuần này rất sôi nổi về chuyện nhiều phụ nữ Việt Nam bị Singapore từ chối nhập cảnh. Thêm vào đó vụ hai du khách người Việt Nam vừa bị cảnh sát Thụy Sỹ bắt vì trộm cắp ba cặp kính mắt càng làm dậy sóng trên khắp các phương tiện truyền thông từ trong nước đến nước ngoài. Là người VN dù ở đâu cũng thấy quá xấu hổ. Hầu như tất cả những vụ bê bối tương tự như thế cũng được dịp “kiểm điểm” lại, vụ nọ nối vụ kia như những người Việt từng ăn cắp ở Thái Lan, Singapore, Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản…

PHAN LẠC TIẾP * Hà Thúc Sinh


 Anh Hà thúc Sinh là một người đa tài : viết văn, làm thơ, làm nhạc, viết kịch. Là tác giả cuốn Đại Học Máu, lừng lẫy một thời, được đón nhận nồng nhiệt cả trong thị trường chữ nghĩa cũng như trong văn đàn. Trong mỗi trang sách đều tiết ra vẻ cao ngạo, diễu cợt, buồn cười, khiến ngườì đọc đều thấy cái nghịch lý rằng sự thất trận thật là kỳ cục, và kẻ thắng thật không có gì đáng thắng.