văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Tuesday, September 15, 2020

TRANG LUÂN ** LÁ THƯ MÙA ĐẠI DỊCH


         Anh Th. thân mến,                
    Tôi viết lá thư này cho anh, vào buổi tối thật ảm đạm tại thành phố Anaheim thuộc miền Nam Cali.  Từ chỗ tôi đang ở, muốn chạy xuống khu Little SàiGòn, tôi phải tốn mất vào khoảng gần 30 phút lái xe.  Nói tới Cali, chắc anh sẽ hình dung ra, đấy là một vùng đất hiền hòa, ấm áp.  Vùng đất mà hầu hết người Việt mình đều qui tụ về đây để lập nghiệp, sinh sống.   Vúng đất còn được mệnh danh là thủ đô của người Việt tỵ nạn trên đất nước hiệp chủng đầy màu sắc phong phú này.  Ở đây, đi đâu anh cũng thấy người Việt!  Chợ Việt.  Hàng quán cùng các bảng hiệu đều bằng chữ Việt.  Đặc biệt nhất, là mọi sinh hoạt ở nơi đây, đều giao dịch với nhau bằng ngôn ngữ mẹ đẻ anh ạ.  Về đây, anh sẽ có cảm tưởng, giống như anh đang đứng ở giữa lòng của thành phố Sài Gòn năm nào.

Trần Mạnh Hảo ** PHÙNG QUÁN: THÈM ĐƯỢC LÀM NGƯỜI



Sau vụ “Nhân Văn giai phẩm” ( 1955-1957), Phùng Quán ( 1932-1995) bị đuổi khỏi quân đội, đuổi khỏi Hội Nhà Văn, bị kiểm điểm quy tội đại phản động vì dám viết bài thơ “Lời mẹ dặn” in trên báo “Nhân Văn” năm 1956 và bài thơ “Chống tham ô lãng phí” viết năm 1957 cũng in trên báo “Nhân Văn”; cả gan dám quần tam tụ ngũ với bọn “đại phản động, đám chống đảng dòi bọ xấu xa, dám hút xách, đĩ điếm gián điệp cho Mỹ Diệm” ( lời thóa mạ của báo “Nhân Dân”) gồm : Phan Khôi, Văn Cao, Nguyễn Hữu Đang, Thụy An, Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Phùng Quán, Trần Đức Thảo

Monday, September 14, 2020

Hoàng Hương Trang ** MINH OAN TRẦN KHẮC CHUNG VÀ HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA”


Từ xưa đa số người Việt mặc nhiên cho rằng Trần Khắc Chung và Huyền Trân công chúa là một mối tình. Họ kể truyền miệng đời này qua đời khác thành ra vô tình đã “Đóng Đinh” đó là một mối tình như có thực. Chính tôi từ mấy chục năm qua cũng tin như vậy. Cứ cho là trước khi đi làm vợ vua Chiêm Chế Mân, Huyền Trân công chúa đã có ý tình dan díu với Trần Khắc Chung, nên khi Chế Mân chết, vua Trần sai Khắc Chung đi cứu con gái khỏi bị hỏa thiêu chết theo chồng theo phong tục của hoàng gia Chiêm Thành, thì hai người “Tình cũ” lại được “tái hợp”. Cuộc cứu hộ công chúa thành công và hai người lênh đênh trên biển một thời gian khá dài có đến hàng năm, mới về tới Thăng Long.

Friday, September 4, 2020

thơ THY AN


Uẩn khúc mùa hạ

ngồi nhìn mùa hạ với nhiều câu hỏi
sợi tóc nào chẳng thay màu
và hoa nào không héo ?
lời thơ đôi lúc bay lên cao như mong đợi
lại có khi rơi xuống vực sâu
đất trời vẫn vậy không thay đổi

GS LÊ ĐÌNH THÔNG ** GS VŨ QUỐC THÚC VỮNG VÀNG TRẢI QUA THỜI BIẾN



Chiều 14/08/2020 giữa mùa hè nóng nực, trong đêm tối, ngôi sao Sirius (Thiên lang - Canicule) sáng rực trên nền trời oi bức, chúng tôi đến thăm GS Vũ Quốc Thúc tại nhà riêng ở Nanterre. Thời gian cách ly vừa qua phải chăng đã là một ‘‘thời biến’’ ( ) khắp nơi trên thế giới, như tựa đề cuốn hồi ký của GS Thúc ? Tuy đã ngoài trăm tuổi, Thầy Thúc vẫn minh mẫn, giọng nói sang sảng nói lên một sức sống mãnh liệt. Thầy chính là kẻ sĩ thời nay, luôn ưu thời mẫn thế :

Khí hạo nhiên chí đại chí cương
So chính khí đã đầy trong trời đất.

Friday, August 28, 2020

Trần Thiện Hiệp ** những trích tiên văn nghệ


Cà phê “vườn” tám ngàn/ly
Mươi ông văn nghệ ngồi lì đấu ngông
Người viết bạo Nguyễn Thuỵ Long*
Tiều đường bịnh nặng ốm tòng ốm teo

Hồ Nam còn khoẻ như beo*
Sách bài một túi đeo theo lòng thòng
Nhà văn thích tếu Thế Phong
Dẫu già bộ nhớ thần đồng khỏi chê

MANG VIÊN LONG ** Bên Tách Trà Khuya


Nghe tiếng ông Cổn từ đầu ngõ, nhìn thấy dáng ông lừng lững  bước vào sân – ông Thạch rất ngạc nhiên. Cảm thấy lạ. Đã chạng vạng rồi, ông ấy còn tìm đến làm gì nhỉ? Bấy lâu nay gặp nhau, hẹn hoài.  Rồi trôi đi như bao việc khác đã lạnh lùng trôi đi, nhưng ông Thạch không hề trách bạn. Ông hiểu ông Cổn – coi nhau như ruột thịt, ngay từ lúc ông ta từ miền Bắc trôi dạt về quê…

Ông Thạch không còn ở nhà cũ của hai đứa con. Ông đã quyết định không về ở với đứa con nào trong hai đứa con của ông từ hơn một năm nay rồi. Ông dành dụm được chút tiền đến mua một mảnh đất nhỏ gần tám mươi mét vuông, rồi dựng tạm mái nhà tranh trong khu vườn của người bạn học cũ năm xưa đã trở lại quê chuyên nghiệp trồng trọt, chăn nnôi từ sau ngày đổi thay 30 tháng Tư năm ấy bán lại…

NGUYỄN AN BÌNH ** NHƯ LOÀI CHIM DI TRÚ



Tháng tám, dõi theo loài chim di trú
Chọn đường bay khắc khoải lối quay về
Cành cây khô xin dung thân tôi đậu
Giữa cuộc hành trình cạn cháy suối khe.

Tháng tám, thương nhành rong trên mái phố
Ngậm chút xanh chờ đêm uống sương buồn
Chút thời gian đem đời mình đánh cược
Số phận chia lìa những kẻ yêu thương.

THY AN ** Mùa hạ chặng đời tóc bạc


chỉ là những dỗ dành thiết tha nhất
sau hàng phong lá đỏ
của buổi chiều mòn nhẵn những khuôn mặt
khua động những âm thanh 
tiếng cười vỡ trên tay thật sạch
rửa bằng thuốc sát trùng mùa dịch

TIỂU TỬ ** VỌNG CỔ BUỒN.



Tôi vượt biên một mình rồi định cư ở Pháp. Năm đó tôi mới 49 tuổi, vậy mà đi tìm việc làm đến đâu người ta cũng chê là tôi già! Vì vậy, một hôm, khi chải tóc, tôi nhìn kỹ tôi trong gương. Tôi bỗng thấy ở đó có một người có vẻ như quen nhưng thật ra thì rất lạ: mắt sâu, má hóp, mặt đầy nếp nhăn trên trán, ở đuôi mắt, ở khóe môi, mái tóc đã ngả bạc cắt tỉa thô sơ như tự tay cắt lấy. Từ bao lâu nay tôi không để ý, bây giờ soi gương vì bị chê già, tôi mới thấy rằng tôi của hồi trước "Cách mạng thành công" và tôi của bây giờ - nghĩa là chỉ sau có mấy năm sống dưới chế độ gọi là ưu việt - thật không giống nhau chút nào hết. Tôi già thiệt, già trước tuổi. Cho nên, tôi nhìn tôi không ra. Từ đó, mỗi ngày tôi tập nhìn tôi một lần, nhìn kỹ, cho quen mắt!