văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Sunday, January 28, 2018

CAO MỴ NHÂN ** Người Ở KOBE



Cách đây 3 năm, trên đường thiên lý, tôi gặp một nhà thơ, gọi là người Nhật, gốc VN, tên dài dòng văn tự tiếng Nhật, tôi chả nhớ, nhưng tạm gọi ông Chiêm, họ VN . 
Ông Chiêm có họ ngoại ở đồng bằng sông Cửu Long, năm 7 tuổi, 1945, ông bị lạc ngoài phố, rồi được một viên sĩ quan Nhật đưa về tổ quốc họ, cho ăn học,nuôi lớn lên, cách nào mà ông ta không nói được một câu tiếng Việt. 
Tất nhiên ông ta chỉ nói tiếng Nhật, và vài chục năm nay, có sự xuất hiện của người Việt tới Nhật sinh sống, ông Chiêm do phúc đức ông bà ngoại,có lẽ thế, đã tự tìm hiểu tông tích và 
biết được phần nào sự liên hệ cá nhân mình, ông đã quyết  chí học rồi đọc thật nhiều sách báo VN...
Nay ông nói chuyện đã rành rẽ ngôn ngữ Việt, theo dõi các sinh hoạt của người Việt đang sống rải rác nơi xứ Phù Tang . 
Ông Chiêm cũng đã lập gia đình do bên nội xếp đặt là vợ Nhật, có con đang du học ở Mỹ này.


Một nhà văn thơ VN có tiếng ở hải ngoại, có cuộc sống khá lạ, ông ta họ Phan, ở Mỹ từ thủa lập quốc tị nạn Bolsa, cũng chăm chỉ học hỏi, làm lụng những ngày mới tới ...bán đảo Cali, mà chiều chiều hết việc, lại chạy xe ra biển tây Thái Bình, nhớ về quê mẹ, ruột đau chín chìu như ca dao, tục ngữ VN nói.
Làm việc được thời gian cũng khá lâu năm rồi, ông Phan xin nghỉ hưu từ khi mới có 55 tuổi ...
Để thực hiện mộng ước thủa còn trẻ trung, là phải đi vòng quanh thế giới, cho biết thật rõ quả đất thật sự tròn, chứ không phải vuông hay phẳng, như mới đây báo chí đăng cái hình trái đất phẳng mới là...huyền bí hay phi lý cũng thế. 
Ông Phan đã ở hầu hết các nước châu Âu, ở như du lịch thôi, nhưng 3 năm nay ông Phan lại đóng đô ở đảo Kobe Nhật Bản . 

Thế thì quả đất thực sự tròn như nêu trên, ông Phan là một người có thể nói cư ngụ trên đảo Kobe, như một thử thách thiên nhiên, hay như một nguyện tu chân lý, nhưng với tôi,  một người yêu đời quá mức, thì ông Phan sống như người muốn rời xa thực tế, nghĩa là sống tu cho riêng bản ngã ông hay là để kéo dài sự trống vắng, xem có cần thiết xã hội chung quanh không chẳng hạn . 
Ở đảo Kobe vắng vẻ thanh tịnh với bao dự trù viết lách trong khung cảnh và không khí tuyệt đẹp như thế, thì sự viết lách đôi khi không cần thiết nữa, cũng từ 3 năm nay, ông chỉ email liên lạc tứ phương thôi, đâu còn thì giờ để bày tỏ tâm tư với đá, chứ đừng nói với người. 
" Thì tôi vẫn liên lạc với bạn hữu đấy chớ "  - ông Phan nói. 
Tôi hỏi ông Phan là nếu chỉ cần trong vắng ngoài im, thì ở ngay trong Hoa Kỳ, có khi ở sát bên ông, cũng có khung cảnh , không khí đó chứ. 

Ông Phan bảo không phải, hòn đảo đó hầu như còn không biết cả sóng thần, động đất hay cả núi lửa phun, đổ dung nham ra thiêu rụi cỏ cây như các nơi khác trên nước Nhật . 
Tôi nói tôi đã tới Tokyo, tôi sợ nhất không phải những điều ông Phan vừa nêu: sóng thần, động đất, núi lửa...mà sức công phá của đồng tiền, nó đắt gấp 4 lần ở Hoa Kỳ . 
Chẳng có lẽ nào, taxi hôm đó tôi đi từ nhà trọ cuối thành phố Đông Kinh ra phi trường lại 200 dollars, hay là tôi bị lừa. 
Ông Phan lắc đầu : " Ở Nhật và người Nhật đối chung đã không có chuyện lừa. Đối riêng du khách lại càng tôn trọng sĩ khí ...võ sĩ đạo chớ, không bị lừa đâu, nó vốn đắt vậy . 

Tôi hỏi thăm: Vậy ông ở đảo Kobe, ông có quen hay biết người họ Chiêm, đang nói tiếng Việt thông thạo dần không? 
Người đó là học trò ông Phan. 
Ô thế à, ông Chiêm này đã về VN thăm quê ngoại ông ta ở Long Xuyên, trong lúc ông Phan về Mỹ thăm gia đình một tháng . 
Ô hay, nếu không VN, thì nơi đây ông mới cần ở lâu chớ, vì gia đình ông đang cùng thành phố Hawthorne với tôi. Tại sao phải ở Kobe lạ hoắc vậy ? 
Nhưng cái khung trời đó, Kobe, nó đã cuốn hút tôi, là nhà văn, thơ họ Phan từ 3 năm nay rồi. 
Ô mà ông Phan hỏi vì sao tôi biết ông VN lai Nhật họ Chiêm kia ? 
Tôi cho ông biết tôi có thằng cháu học bên Nhật, gần Tokyo, qua đó thăm cho biết , gặp họ Chiêm cách đây 3 năm . 
Sao tôi không thấy hắn nói, năm đó tôi đã đọc nhiều thơ bạn bè cho Chiêm nghe, để hắn có thể tìm sự tương phản giữa 2 dòng thơ Việt Nhật, ông Phan chợt vui vẻ hơn. 

Chỉ còn một tuần nữa là ông Phan về lại Kobe. 
Tôi thấy buồn cười quá, là làm sao người ta có thể nôn nao, mong ngóng trở về một nơi không phải quê hương hay ...tha hương chính thức của người ta nhỉ? 
Tôi nói bà hay, không phải quê hương, thì nơi nào cũng tha hương thôi, dù chính thức hay không chính thức . Vả lại tôi đang thích thú cái nơi đó, Kobe, thì cứ ở cho tới khi nào chán.
Lạ lắm, đảo Kobe gần như là một nơi chỉ toàn các du khách ở lại dài ngày, biết không, không có người Nhật ở đó nhiều đâu, cũng là cách làm kinh tế du lịch của Nhật đó. 
Biết rồi, chỉ cái túi tiền thôi, vậy ông phải giầu ghê lắm mới ở hoài Kobe như thế được. 
Có lẽ vậy . 
Đây là nhân vật đầu tiên tôi biết được ông ta, họ Phan, có dư thừa điều kiện theo cách xếp đặt tháng ngày tự hưởng nhàn thời nay, thay vì tiêu hao hay ky cóp tới chết, vẫn chẳng  được thảnh thơi, yên lành...

CAO MỴ NHÂN 

Xin cám ơn chị đã viết về tên lãng tử họ Phan này. Hai ngày nữa sẽ trở về Kobe để tiếp tục hành trình đi tìm cảm hứng mới. Chị là người nữ duy nhất trong 12 vị : Nhừng Trích Tiên Phiêu Bạt Trong Dòng Thi Ca Nghệ Thuật VN sẽ ấn hành cuối năm 2018, khi tôi trở lại Cali.
PBTD