Trong thập niên 1970 danh
từ thi pháp (poétique) trở thành thông dụng, thi pháp học
dần dần trở thành một khoa học phổ biến, dính liền
với ngành ngữ học, trong một khung cảnh học thuật rộng
lớn hơn, là khoa ký hiệu học.
Monday, December 5, 2011
Saturday, December 3, 2011
PHẠM TÍN AN NINH * Đà Lạt Trời Mưa
Tôi
đến Đà Lạt đúng vào một ngày mưa. Mưa tầm tã. Ngồi
trong nhà Thủy Tạ, nhìn những hạt mưa bay giăng kín rừng
thông, phủ mờ khu phố Hòa Bình, và rơi lả tả xuống
mặt hồ Xuân Hương, tôi mơ hồ như những giọt nước
mắt của người góa phụ đã từng một thời nhan
sắc.
Người con gái vừa đến gặp tôi làm cho tôi mỉm cười với sự so sánh lạ lùng này. Bởi cô ta cũng xinh đẹp, và dù có nở nụ cười tỏ ra mừng rỡ khi chào tôi, vẫn không giấu được nét buồn trong đôi mắt. Một nỗi buồn có cái gì xót xa sâu lắng lắm.
Người con gái vừa đến gặp tôi làm cho tôi mỉm cười với sự so sánh lạ lùng này. Bởi cô ta cũng xinh đẹp, và dù có nở nụ cười tỏ ra mừng rỡ khi chào tôi, vẫn không giấu được nét buồn trong đôi mắt. Một nỗi buồn có cái gì xót xa sâu lắng lắm.
Wednesday, November 30, 2011
ĐINH HÙNG * Giáp Mặt Phù Dung
Trong im lặng, tôi rùng mình nín thở,
Cầm tay em, nâng từng ngón tay hoa.
Tình yêu tràn trong thớ thịt, làn da,
Tình yêu rợn tự đầu mày, chân tóc.
Thoáng nét sương, nụ cười in khuôn ngọc,
Em bâng khuâng hé nửa cặp môi hồng,
Mắt nhắm nghiền, và sóng ngực rung rung,
Hơi thở ấm não nùng hương phấn dại.
Tuesday, November 29, 2011
VƯƠNG VŨ NGỌC * Anh Thuần: Người Phóng Viên Chiến Trường Can Đảm
Ký giả Anh Thuần tên thật là Phan Bá Thuần Hậu, sinh năm 1937 tại quận Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Trước khi về Phòng Báo Chí QĐ, Cục Tâm Lý Chiến anh đã cộng tác với các nhật báo, tuần báo dân sự như Chuông Mai, Ngày Mới… với bút hiệu Hoàng Long và Phóng Viên Kính Trắng.
Là một ký giả kiêm phóng viên chiến trường độc thân, Anh Thuần luôn luôn có mặt tại Phòng Báo Chí Cục Tâm Lý Chiến để sẵn sàng lên đường bất cứ lúc nào, ngày cũng như đêm bằng mọi giá theo các cánh quân hầu kịp thời thâu thập tin tức và hình ảnh để cung cấp cho Đài Tiếng Nói Quân Đội, nhật báo Tiền Tuyến và các báo dân sự khác, kể cả báo của người Trung Hoa.
Monday, November 28, 2011
TRẦN TUẤN KIỆT * Chòi Cô Độc
CHÒI CÔ ÐỘC Em đến đấy phải không Dãy thiên hà rực sáng Trăng sao ôi vô cùng Với mối sầu vô hạn Em đến đó phải không Ru hồn vào cõi mộng Trời đất buồn phân vân Xin chúc điệu an lành Trong đêm xuân hiu quạnh Em đến trông cuộc đời Ðắm chìm trong bão tố Ðôi mắt xa mặt trời Biển lòng em sóng gió Em đến đó phải không Mùa đông sương tuyết rải Băng gíá dâng đầy hồn Cô đơn là thế đấy Trần Tuấn Kiệt |
TRẦN VẤN LỆ * Ngày Mùa Đông
Sáu giờ chiều? Sáu giờ đêm?
Mặt trời mới lặn, mặt thềm sáng trưng!
Bây giờ đang là mùa Đông
Mặt trời đi ngủ khi lưng lửng chiều...
Sáu giờ trời đất buồn hiu
Bảo đêm nghe lỡ, nói chiều ai tin?
Một ngọn đèn bật, long lanh
Hai ngọn đèn bật...một hành lang khuya!
Người đi làm vẫn chưa về
Bữa cơm tối dọn đành chia, đành trừ...
Mùa Đông gặp bữa nào mưa
Đêm thăm thẳm tối, ngày hờ hững mai...
Sáu giờ chiều, tôi đợi ai
Kìa trăng đã mọc, sao cài trời xa
Ai đi làm cũng nhớ nhà
Đồng hồ không thể vượt qua con cầu...
Trần Vấn Lệ
HOÀNG LONG HẢI * Vết nám
(Sự kiện có thật, chi tiết do tác giả hư
cấu)
Sau 7
năm tù cải tao, Hữu được tha. Từ trại tù Xuân Lộc,
Hữu về thẳng Saigon, địa chỉ của Hữu trước khi
“đóng tiền đi ở tù” (1). Tuy nhiên nhà cũ của gia
đình Hữu ở đường Trương Minh Giảng không còn. Nhà ấy
đã bị tịch thu trong đợt “Đánh Tư Sản” của Việt
Cộng hồi năm 1978. Vợ Hữu đem con về ở Cư Xá Thanh
Đa, sang lại căn nhà của một sĩ quan chế độ cũ, sau
khi, giống như “mèo tha con”, vợ Hữu đem con đi lang
thang sống tạm vài nơi ở Saigon.
Từ bến xe, Hữu đi
xe ôm về nhà. Xuống xe ngay trước chợ Thanh Đa, nhìn
quanh, Hữu nghĩ thầm: “Chỗ nầy không thể để cho các
con của mình ở được.” Hữu có một kinh nghiệm sống
khi còn đi học, những chỗ chợ búa, không nên để cho
trẻ con ở. Hữu cũng bị ám ảnh bởi câu chuyện “Mạnh
mẫu dời nhà” trong cuốn sách “Cổ Học Tinh Hoa.”
Friday, November 25, 2011
ĐINH TỪ THỨC * Hồi ức về bài thơ Con cóc
Tôi vẫn đọc thơ nhưng hầu như bài thơ nào đang đọc dở dang cũng đều bị cắt ngang bởi một bài thơ rất vô duyên: thơ “Con cóc”. Từ đâu đó, tận trong tiềm thức, bài thơ “Con cóc” nhảy chồm ra, giành giật, chen lấn, xô đẩy, cuối cùng, thật oái oăm, bao giờ nó cũng thắng thế.
Thursday, November 24, 2011
DOÃN QUỐC SỸ * Chuyện Một Người Vợ Hiền
Cô
Trang còn độc thân có một cô bạn đã có chồng được
hai năm nhưng vẫn chưa có con,
Trang vẫn gọi là “cô
bạn hiền” là thấy tính tình hiền, giọng nói hiền,
nụ cười hiền… thì gọi là bạn hiền!Hồn nhiên
vậy thôi, chưa bao giờ Trang tự vấn vì sao, vì những
đức tính vượt trội nào mà mình lại mệnh danh bạn là
“cô bạn hiền”Một ngày kia nhân dịp công việc
xong xuôi, trên đường về chợt nhớ tới bạn, Trang
bèn rẽ ngay theo con đường đưa đến nhà bạn.Tới
nơi, Trang vừa gõ cửa tiếng bạn bên trong đã vang ra:
-
Cứ vào!
NGUYỄN HƯNG QUỐC * Con cóc” là một bài thơ hay?
Con cóc trong hang
Con cóc nhảy ra
Con cóc nhảy ra
Con cóc ngồi đó
Con cóc ngồi đó
Con cóc nhảy đi
Con cóc nhảy ra
Con cóc nhảy ra
Con cóc ngồi đó
Con cóc ngồi đó
Con cóc nhảy đi
Subscribe to:
Posts (Atom)