Trên
đời này có một người xem thường danh lợi, năm tháng
lãng đãng ’’ngao du ‘’ cùng rượu với thơ, nhưng
lại coi cả rượu lẫn thơ cũng chỉ là những thứ
’’ngọai vật’’ chẳng cò gì đáng kể. Được sinh
ra ở đất Tuy Phong [một huyện núi và biển của tỉnh
Bình Thuận] có lúc khoác áo trận, có lúc làm quan văn
trong 2 thập niên 60-70 của thế kỷ hai mươi, chàng trai
ấy tên Phan Bá Thụy Dương.
Monday, February 11, 2013
Trần Kiêm Đoàn * NGÀY ĐẦU NĂM TRÊN QUÊ MẸ
Lễ
Giao Thừa trên quê tôi làng Liễu Hạ
Mưa
lâm râm lành lạnh đón Xuân về
Ba
mươi năm làm ly khách xa quê
Đêm
trừ tịch được kề bên gối Mẹ
Bà
Mẹ Quê mỉm cười sau nhang khói
Ngày
Mẹ đi đất khách tủi thân buồn
Với
riêng con Lòng Mẹ là quê hương
Và
tình nước là tình thương của Mẹ
Đã
lâu lắm giữa cuộc đời dâu bể
Vẫn
nương về tim Mẹ một kỳ quan
Mẹ
khuất núi nếp nhà xưa mất dáng
Đá
vàng phai và bụi đỏ giăng tràn
Lời
Mẹ ru xưa xác xơ đồng vọng
Đường
con về hoa lá rụng hoang sơ
Dối
trá tham ô thô bạo lọc lừa
Bụi
dục vọng phủ mờ khung đạo lý
Xông
lư trầm khói lam bay phơ phất
Hương
nghìn xưa sao nếp cũ phôi pha
Trên
quê mẹ bỗng thấy mình khách lạ
Đêm
nằm mơ Thục Đế thuở tan nhà
Nhang
đã lụn xin chúc mừng Năm Mới
Van
vái Mẹ Hiền xin phù hộ cho con:
Một
thằng con trong trăm triệu đứa con
Biết
thương Mẹ phải làm người trung thực
Tổ
quốc Mẹ hiền sẽ không bao giờ mất
Dẫu
thay tên nhưng sự thật vẫn nguyên dòng
Con
lạy Mẹ ra đi đời viễn xứ
Việt
Nam còn quê Mẹ vẫn trong con
Thôn
Liễu Hạ, mồng một Tết Quý Tỵ 2013
Trần
Kiêm Đoàn
Saturday, February 9, 2013
trúc thanh tâm * em như cánh én mùa xuân
|
hồchíbửu * NHỮNG BÀI THƠ CUỐI ĐÔNG
1.
hoàng thị
anh
trở lại vườn xưa chiều đông nhạt
ai
ngậm ngùi ?ai thương nhớ ai đây ?
gốc
cây bưỡi dấu khắc tên hai người mờ nhạt
ba
mươi năm chớp mắt đã vơi đầy
2.
minh dung
giả
sử bây giờ anh trẻ lại
thì
vẫn yêu em như thuở ban đầu
giả
sử bây giờ anh già thêm chút nữa
vẫn
trợt dài theo hết cuộc tình sâu !
3.
mộng th..
tội
nghiệp em hơn một lần qua bến
đục
hay trong chắc em đã biết rồi
trong
thì tuyệt - đục bỏ phèn uống tiếp
lỡ
qua cầu không lẽ lại nghỉ chơi ?
4.
tuyết nhung
tuyết
thì lạnh – nhung mềm - mềm mà lạnh !
cũng
giống như gió biển lộng Ba Tri
xa
xa tít một phương trời hiu quạnh
ta
hôn người sao nước mắt hoen mi ?
5.
xuân hồng
mùa
xuân đẹp - hồng tươi là khoe sắc
nhưng
xuân buồn nên hồng cũng héo khô
đất
Cẫm Mỹ mặn mà hơi gió biển
vì
thương người gió đọng lại thành thơ
hồchíbửu.
Nguyễn Mạnh Trinh * Mưa tháng hai ở California
Tháng hai ở
California có những cơn mưa. Mưa. Mang theo hơi lạnh và
mang theo cả những nỗi buồn man mác. Buồn, cũng như nước
giọt bất chợt từ trời cao, có khi chỉ là những nỗi
sầu lan man không duyên cớ.
Đêm mưa, nằm
nghe nước giọt bên ngoài, trong nệm êm chăn ấm và da
thịt của người thân yêu, dường như có nỗi niềm nào
lẩn khuất từ tiếng gió, từ tiếng mưa. Cái giây phút
hiện sống sao nó cũng mơ hồ, y như những ngày nào đã
qua, hệt như thuở nào đã hết. Tôi mơ màng trong cái cảm
giác không biết mình ở nơi đâu, sống chỗ nào. Những
ngày tháng cũ trôi qua, từ thuở ấu thơ tắm truồng ở
một xóm lao động Sài Gòn đến những cơn mưa trưa bất
chợt, đứng trú mưa ở một hàng hiên và nghe lòng xôn
xao khi thoảng nghe mùi tóc của một người nữ bên cạnh.
Hay những cơn mưa của Pleiku, của xôn xao mật ngọt tình
đầu, của những đêm mưa mù mịt đất trời trở về
phi trường trong nỗi buồn của một người tưởng như
bị biếm vào đất trích…
Những câu thơ
trở lại với tôi trong canh khuya. Nguyễn Bính. Một thân
lận đận nơi trời xa / nằm nghe mưa rơi trên mái nhà /
gió bấc vào thu đầy tiếng lá / đời tan mộng đẹp
tiếc xuân qua... Tôi ở phương xa nhưng đâu có lận đận?
Sao vẫn tiếc hoài khi sống lại những cơn mơ.
Buổi sáng nay
trên xa lộ. Trời mưa. Đáng lẽ giờ này lười lĩnh
trong chăn ấm với giấc ngủ nướng mà phải lặn lội
đường xa trong cái hiu hắt của đất trời. Những rặng
núi xám phía hướng trước mặt vẫn là nền đen thẳm
trong màn mưa mù mịt. Chạy vào lane trong, với tốc độ
chậm, vặn nhạc hòa tấu nhẹ nhẹ, tôi miên man trong
từng ý nghĩ. Dường như có tiếng gọi nào, của mơ mộng
thanh xuân, của thuở nào hăm hở với giấc mộng cho đời,
cho người. Mỗi một lúc trong thăng trầm của cuộc đời,
mỗi nỗi niềm riêng. Khi rời giảng đường vào lính,
giấc mộng chẳng to tát vá trời lấp biển, nhưng cũng
là những cảm nhận khá ngây thơ về đường binh nghiệp.
Khi vượt biên,
tưởng như mang theo thông điệp của những người còn
kẹt lại ở quê nhà, cao giọng cất lên tiếng nói của
người yêu tự do dân chủ. Và khi sang định cư ở xứ
người, hăm hở bước vào con đường lập nghiệp mới
cho bản thân, vừa học vừa làm để tròn trách nhiệm
với bản thân và còn mong góp vào những công việc chung
của một cộng đồng lập nghiệp ở xứ người vì tìm
kiếm những ý nghĩa cho cuộc sống đời xa xứ. Những
ước vọng ấy, thôi thúc, có khi thành một ám ảnh và
là ray rứt trong cái nhịp sống thúc đẩy đến chóng mặt
của xã hội hiện tại.
Hình như tôi có
một bài thơ nói về cảm giác ấy. Mưa buổi sáng trên
xa lộ phía nam. Bài thơ có những đoạn như:
“những buổi
sáng mưa dài trước mặt
nước ào ạt tung tóe khoảng
trời
đèn thắp lên thiên thu đừng
tắt
gọi ai người khản tiếng tàn
hơi
đường trải ra chuyến xe mỗi
nặng
đi về phương bắc hay phương
nam
sao tiếng sóng đằng sau còn
vẳng
hay là đời nhịp của chia tan
mưa vỗ vỗ nhạt nhòa khung kính
ru ta ru ta mưa thầm thầm
ngọn núi thẳm trước sau vô
định
cánh chim bay vào chốn biệt tăm
một tiếng đồng hồ trên xa lộ
nghĩ mãi về đời mãi về mình
với lúc thực hư dường chẳng
rõ
thấy mình heo hút giữa lặng
thinh
tự giải thích với ngàn câu
hỏi
ta hôm nay ta sống làm gì
ngày tiếp ngày không chờ không
đợi
chuyến xe sang tiếp nối về đi…
tóc dần phai mộng dần phia nhạt
vui như lá cỏ đọng sương mai
mà buồn như hàng hà hạt cát
ta làm gì làm gì hôm nay...”
Có người đọc thơ cho rằng
đây là một khuynh hướng thơ “hội nhập bình thản”.
Một kết luận chắc nịch cho bài thơ : vừa lòng với
hiện tại, với công việc làm và yên phận. Thực ra cái
từ ngữ hội nhập bình thản tự nó đã có những định
nghĩa mơ hồ và người đọc thơ đã hiểu một cách nào
khác để có những kết luận đầy tính suy diễn. Mà suy
diễn thì ít khi có tính chính xác! Bài thơ trên không có
chữ nào để nói lên tâm trạng vừa lòng với hiện tại
và cũng chẳng có ngôn ngữ nào để chỉ rằng vừa lòng
với công việc làm đang có cũng như yên phận với những
sự đều đều nhàm chán của cuộc sống.
Trong bài thơ, là cảm giác của
một người vừa phải sống đời của một người bình
thường đánh vật với cơm áo lại vừa bị ray rứt của
những nỗi niềm của một người muốn dấn thân nhưng
chưa có dịp thì tuổi già sắp đến. Những ngôn ngữ
như “khản tiếng tàn hơi”, như “tiếng sóng đằng
sau còn vẳng”, hay hình ảnh như ”ngọn núi thẳm trước
sau vô định? Cánh chim bay vào cõi biệt tăm”, đều muốn
nói lên cái tâm tư của một người tị nạn xứ người
nhưng vẫn thầm canh cánh những nỗi niềm ấp ủ từ lúc
thanh xuân…
Giải thích một bài thơ, nhiều
khi giống như một công việc giết chết thơ. Đâu có ai
mang cảm xúc ra để kể lể, mang tâm sự ra để đối
chiếu với thơ. Nhưng, nhiều khi viết với cái tâm cảm
của mình mà bị cảm nhận bởi những ý nghĩ sai lạc
đến một trăm tám chục độ thì cũng là điều đáng
buồn cho người làm thơ…
Thực ra, mỗi người có một
lối cảm nhận thơ riêng. Nhất là không thể dùng sự
suy diễn từ những yếu tố khác ngoài văn bản để kết
luận về một điều này điều nọ. Đọc thơ và hiểu
được thơ, thực cũng hiếm có mấy ai...
Những cơn mưa
tháng hai. Những cơn mưa của người vừa qua tuổi sáu
mươi sống song hàng giữa thực tế và mơ mộng. Nhưng
cũng may, vẫn còn mơ mộng, vẫn còn văn chương để nghĩ
về và viết đến. Nếu không, ôi thôi, đời sống sẽ
đơn điệu biết bao. Cái tâm trạng ở Tần nhớ Tấn ấy,
hễ là người tị nạn thì ai mà chẳng có. Mỗi khi nghĩ
đến lại có điều gì vướng bận trong lòng. Có mấy ai
vừa lòng với công việc ở đây, dù là người khoác lác
cỡ nào. Lao động, dù cổ xanh hay cổ trắng cũng là đem
mồ hôi hay tâm sức để đổi lấy miếng ăn. Ngay cả
những người bản xứ da trắng, và ở những cấp vị
cao, khi kinh tế trồi sụt, cũng còn thấy được đi làm
và có công việc là hạnh phúc. Huống chi, người tị
nạn, đòi “hội nhập bình thản” thì có lẽ chỉ là
chuyện phong thần…
Mưa tháng hai
hình như có hạt nào rơi từ quá khứ. Mới gần đây
thôi, những tháng ngày lạ lẫm, những bước đến chập
chùng cảm giác. Mưa trên buổi chiều nào gần gũi nhưng
lại xa vắng. Mưa trong trí nhớ của tôi
”Mưa đã rơi
đã rơi ở thành phố chúng ta
trên góc phố Los Angeles
bảng xe bus lặng thinh
chuyến xe không hành khách trở
về
tôi lạnh run đứng ngó.
Mưa ngủ quên giây phút nào
Hạt mưa quá khứ.
Vỡ vụn trên mặt nhựa nâu
Cho anh hơi thở muộn
Mưa đã rơi đã rơi ở thành
phố chúng ta
Trên đời sống hôm nay kẻ lạ
Góc phố biển một mình
Con hải âu nhìn trời xanh chết
rũ
Từng chiếc lá lạnh buốt
Rơi trong ngày đầu năm vừa qua
Đâu tóc bạc tuổi già
Tuổi thơ ơi tuổi thơ chúng ta
Là âm bản cơn mưa mù mịt
Mưa đã rơi đã rơi ở thành
phố chúng ta
Con phố Bolsa mỗi sáng mỗi
chiều
Như Sài Gòn nỗi niềm
Gánh trên vai trí nhớ
Giọt nhạc nào rơi rơi
Như bóng chiều tàn phai nắng
rụng
Anh nói nhỏ với thinh không
Vừa chết lặng màu hồng
Khi một trời chập chùng gió
tím.
Mưa đã rơi đã rơi từ hư
không.”
Làm thơ, có phải
là chiêu niệm quá khứ và hướng vọng tương lai. Mưa.
Giọt ẩm hơi nước đọng lại trong đời sống trong da
thịt những sợi cảm xúc nào của riêng một người hay
của chung những hệ lụy cuộc đới. Những giọt mưa
tháng hai rơi hoài trong tâm thức một người luôn không
bằng lòng với tháng ngaỳ hiện tại hôm nay…
Nguyễn Mạnh Trinh
Wednesday, February 6, 2013
LAN ĐÀM * THÁNG GIÊNG, NHỚ LONG ÂN
|
Sơn Nam * Bác vật xà bông
So với các rạch khác ở ven
vịnh Xiêm La, vùng Xẽo Bần thuộc vào hàng tương đối
sung túc. Dân ở đấy sanh sống bằng hai nghề : phá rừng
lấy củi và khi tiết trời thuận tiện, họ ra biển đánh
lưới tôm. Tiền bán củi vừa đủ cho họ mua gạo ăn,
thuốc hút ; nghề đi lưới thì chỉ đem lợi riêng cho
một số người có ghe, có lưới. Người đi bạn thường
lãnh tiền buổi, tùy theo lưới trúng hoặc thất - tay làm
hàm nhai.
Ðôi
mươi mái nhà lá, vài ba gốc dừa không trái : ngọn Xẽo
Bần xơ rơ như vậy đó. Chung quanh là cánh đồng cò bay
thẳng cánh nhưng đầy năng kim, ô rô, cỏ ống. Cò lông
bông, trích, cúm núm bay lượn tối ngày.
Dân
làng nào tha thiết đến vùng đất phù sa nê địa ! Vì
vậy, khi ông bác vật X. đến xây nền đúc, cất nhà
ngói, tự xưng là chủ đất thì không một ai xao xuyến
cảm thấy quyền lợi mình bị đụng chạm.
Trái
lại, họ rất vui mừng.
Trước
tiên, ông bác vật đích thân đến thăm từng nhà trong
xóm. Hễ gặp ai chào hỏi quá khúm núm, ông can gián :
-
Bà con cứ bình đẳng, đừng nên gọi tôi bằng ông, tôi
còn nhỏ tuổi lắm. Cứ gọi tôi bằng dượng Hai. Ðất
này của bên vợ ; vợ tôi thứ hai.
Hỏi
qua vấn đề nền nhà, ông bác vật trả lời :
-
Ai lỡ cất nhà nơi đâu, cứ yên lòng ở đó. Tôi không
bao giờ có ý đuổi bà con. Tôi còn muốn kêu gọi bà con
đến thêm, ở đông chừng nào vui chừng nấy. thỉnh
thoảng mời bà con vô nhà tôi chơi. Lúc nào tôi cũng ở
nhà để lo việc khoa học. Tánh tôi bình dân lắm, ai có
chuyện gì khó hiểu tôi sẵn sàng giải thích.
Kể
từ đó, buổi trưa hoặc buổi tối, nhà ông bác vật
luôn luôn tấp nập. Ði rừng bắt được rùa, săn được
heo rừng là bà con nghĩ đến ông, đem lại tặng. Ðáp tạ
thạnh tình ấy, ông bác vật dắt từng người vào phòng
làm việc của mình. Trên vách, hai hàng kệ đầy sách mỗi
quyển dày hơn tấc tây, lưng da mạ chữ vàng lấp lánh.
Một cái bàn tròn chiếm giữa phòng. Trên đó đủ kiểu
ly, hũ, bầu... Toàn bằng pha lê trong vắt : cái thì méo
miệng, cái thì tròn như trái dừa, có cổ dài uốn éo
như cổ cò. Lại thêm chiếc đũa bằng pha lê dựng đứng
trong ống, dài theo ống có lằn đỏ như vạch đo từng
phân, từng ly tỉ mỉ.
-
Thứ gì ngộ quá vậy, dượng Hai.
Ðáp
:
-
Ðồ dùng để thí nghiệm hóa học.
-
Hóa học là chi vậy, thưa dượng.
Ông
bác vật mỉm cười :
-
Khó cắt nghĩa lắm. Thủng thỉnh, bà con sẽ rõ. Hóa là
biến hóa... Các chất hóa học hiện nay còn thiếu mới
mua được chút ít. E nguy hiểm, tôi chưa dám cho bà con
xem.
Mãn
buổi thăm viếng, bà con xóm ngọn Xẽo Bần vô cùng thắc
mắc. Ban nãy, còn biết bao nhiêu câu hỏi mà họ không
dám hở môi thố lộ ra. Giờ đây, họ xúm xít lại bàn
tán cho hả hơi :
-
Bà con biết không ? Nghe tới hóa học tôi điếng hồn.
Rủi ro nó nổ bất tử. Nội mấy cái ly, cái bầu của
ổng cũng đủ ghim miểng nát bấy thi thể bà con mình.
-
Ðừng nói bậy ! Người ta dùng nó được nên mới dám
chứa chấp. Tôi nghi dượng Hai mình làm... Quốc sự. Nhè
ổng chế tạo bom đạn, dân chúng ở đây, ắt phải liên
can.
-
Ừ, tôi coi ổng là người có kỳ tài.
-
Kỳ tài gì ? Thực lộc chi thê. Chắc ổng có bằng cấp
bên Tây. Nhờ vậy...
-
Bằng cấp gì ? Có thì ổng nói rồi. Chắc là "nhảy
đầm" ở bển rồi về đây. Năm ngoái tôi đi Trà
Vinh gặp ông nọ xưng là bác vật canh nông. Ổng trồng
mười cây đu đủ ; lớn lên toàn là đu đủ đực...
-
Nói xấu thiên hạ đi ! Biết đâu ổng muốn trồng đu đủ
đực để thí nghiệm.
-
Ối thôi ! Hơi đâu mà cãi. Xứ mình không bao giờ có
nhơn tài được. Ði qua học bên Tây, nếu người Việt
Nam nào trổ tài thì Tây ám sát hết. Tụi nó "muối
nước đá" bắt nhơn tài của mình đem ướp cho chết,
không cần đâm chém hoặc chích thuốc cho loạn óc, tê
bại... Dầu sao Dượng Hai mình cũng là người dễ thương
biết chữ nghĩa nhiều hơn mình.
Rồi
thì ai về nhà nầy, sáng thì đi lưới, tối lại phá
rừng. Công việc sanh nhai của họ ngày thêm đình trệ.
Làm ra được, ngặt bán không ai mua. Vải bô giá càng
mắc, kiếm không ra. Có điều lạ là dạo ấy thuốc ký
ninh mua rất rẻ, thứ ký ninh bọc đường uống ngọt
ngọt. Thiên hạ bảo đó là phát minh của Nhựt Bổn,
thuộc giòng giống da vàng như người Việt Nam mình, nhưng
họ biết chế thứ máy bay có mặt trời đỏ sau đuôi,
thường bay lượn dài theo ven biển này.
***
Dượng
Hai bỗng trở nên vui vẻ lạ thường, kể từ ngày đi
Bến Tre về.
Trước
mặt bà con chòm xóm, dượng tuyên bố :
-
Mình ở đây sống trên kho vàng mà không hay. Nay mai, ai
nấy đều có công ăn chuyện làm. Tôi sẽ cất một cái
xưởng lớn.Thời Trời giúp tôi.
Có
người hỏi :
-
Mình dùng hóa học để chế tạo ra vàng, phải không ?
Dượng
im lặng mỉm cười rồi mở tủ, lấy cho mọi người xem
một khối vuông, màu vàng như đất sét :
-
Ðây là xà bông của tôi mới chế tạo như ở Bến Tre.
Cỡ này, nó lên giá gấp ba vì không nhập cảng nguyên
liệu hóa học được. Tôi hy vọng giúp bà con công ăn
việc làm, xưởng xà bông của tôi sẽ cất tại đây
thật gấp, cần dùng hàng trăm nhân công.
Họ
trố mắt nhìn cho biết thứ xà bông mới lạ đó. Hồi
nào tới giờ, ở đâu ít ai cần dùng đến xà bông nên
không mua về. Họ dùng cám hoặc vỏ trái khóm chà vào
bàn tay là bao nhiêu bụi bặm, dầu mỡ đều trôi hết.
Dượng
Hai nói tiếp :
-
Lúc này Nhựt Bổn đánh giặc với Ðồng Minh. Ðường
giao thông tiếp tế bị ngăn cản. Vì vậy, thiếu xà
bông. Giá xà bông từ hai cắc một kí lô đến sáu cắc.
Nay mình chế tạo xà bông bổn xứ, bán chừng bốn cắc
thì thiên hạ xúm lại giành mua như tôm tươi, mặc dầu
xấu hơn chút ít !
-
Ở Xẽo Bần nầy, làm sao đủ vật dụng ?
-
Sao không đủ ! Mình cần dùng có hai món : dầu dừa với
nước tro. Dầu dừa đã sẵn sàng : Ra Hòn Tre mua dừa khô
về thắng lại. Nước tro thì nào là tro than đước, tro
bẹ dừa, tro cây mắm. Nhứt là cây mắm, mọc đầy bãi
biển, tro nó mặn hơn hết và rẻ vốn hơn hết.
-
Nấu cách nào vậy dượng ? Ðể tụi tôi về nấu thử.
"Ðể
tụi tôi về nấu thử". Mấy tiếng đó khiến cho
vầng trán của dượng Hai nhăn lên, thoáng qua chút gì lo
ngại. Nhưng chỉ thoáng qua thôi ! Dượng cười to, lấy
trong tủ đem ra một cái ống thiếc.
Mở
ống, bên trong ló ra một vật khác bằng thủy tinh nhỏ
hơn chiếc đũa, bề dài cũng ngắn hơn, một đầu thì
tròn vo. Dượng nói :
-
Ðây là... Cái ống thủy. Phải có nó mới nấu xà bông
được. Dùng để cân nước tro.
-
Cân là làm sao dượng ?
-
Cân là đo lường sức nặng của nước. Thí dụ như chén
nước tro này : muốn biết mặn hay lạt, phải thả cái
ống thủy vô coi thử nó mặn tới mấy độ.
Nói
xong, dượng bỏ ống thủy vào nước tro. Lạ thay ! Ống
thủy dựng đứng. Dượng nói :
-
Số 32, bà con thấy chưa. Bây giờ tôi đổ nước lạnh
từ từ. Nước tro bớt mặn, ống thủy nổi không phải
ngay số 32 mà thấp hơn : con số 31, 30, 29. Phải mặn đủ
chữ nước tro mới hiệp với dầu dừa để thành xà
bông. Bằng không hai thứ ấy cứ lỏng bỏng. Ống thủy
này bây giờ mắc lắm, bên Tây không còn gởi qua được.
Bí mật của nghề làm xà bông là vậy... Thôi, mai này bà
con lại đây, tôi nấu thử cho coi.
Buổi
gặp gỡ khi nãy mở đầu cho bao nhiêu hậu quả tai hại
mà dượng Hai không đoán trước được. Dân chúng ở
ngọn Xẽo Bần suy nghĩ : nếu mình chế tạo được xà
bông thì tội gì đi làm mướn cho dượng Hai. Bà con lối
xóm có thể tự ý mở ra mỗi người một xưởng nhỏ.
Diều quan trọng là nấu một lần coi nó có đặc không,
thay vì dùng ống thủy để cân nước tro, họ dùng lưỡi
mà nếm thử.
Trong
khi Dượng Hai thí nghiệm xà bông tại nhà, đằng này bà
con xóm Ngọn cũng bỏ hết công việc làm để... "nấu"
với kiến thức tối thiểu của mình. Nước tro cây mắm,
dầu dừa và nước lạnh trộn trong chảo, bắc lên bếp.
Họ ngóng xem kết quả. Nhắm chừng xà bông có thể đặc,
họ cho nhiễu vài giọt trên giấy hút thuốc. Nhưng lạ
thay ! khi đổ ra khuôn, xà bông chỉ đặc trên mặt, lớp
dưới lỏng bỏng toàn nước tro mặn đắng.
-
Tại mình thiếu cái ống thủy để cân nước tro - Một
người nói.
-
Phải đó ! Tro cây mắm mặn không đồng đều, cây già
mặn hơn cây non, khúc gốc mặn hơn khúc ngọn, tôi chắc
như vậy.
Có
người thỏ thẻ :
-
Hay là... để tôi lại đẳng lén ăn cắp cái ống thủy
đem về đây cho bà con mình xài.
Người
khác can gián :
-
Ở tù chết. Hơn nữa, đem về đây mình biết xài nó
theo cách nào ? Ai biết số, biết chữ ? Tôi tưởng mình
nên ăn cắp một chút nước tro, thứ nước tro mà ổng
đã thí nghiệm, được coi là đúng chữ. Ðem chén nước
đó về đây, mình cứ chế tạo một cái ống thủy khác,
không cần mua ở bên Tây như ổng.
-
Làm cách nào ?
-
Mình kiếm cái chai dầu gió cũ, bỏ dằn vào đó một hột
chì rồi đậy nút lại, để chai nọ không nằm ngang khi
nổi trên mặt nước. Ðó là ống thủy của mình tạm
chế tạo. Bấy giờ mình thả chai dầu gió nọ vô nước
tro, thứ nước tro mà dượng Hai đã cân rồi, đúng chữ.
Hễ chai dầu gió chìm xuống đến mức nào, mình ghi lằn
mặt nước ấy vào hông chai.
Ý
kiến đó được hoan nghinh và thi hành.
Thế
là vài ngày sau mỗi người đều có một ống thủy riêng
biệt. Dượng Hai nào hay biết chuyện gì, ngày hai buổi,
dượng đinh ninh rằng với một kế hoạch châu đáo, theo
qui mô to lớn, xóm ngọn Xẽo Bần sẽ trở thành một
trung tâm quan trọng.
Nhưng có điều khiến dượng khó hiểu : Từ nửa tháng qua, bà con lối xóm ít lại đây để nói chuyện như mọi lần.
Nhưng có điều khiến dượng khó hiểu : Từ nửa tháng qua, bà con lối xóm ít lại đây để nói chuyện như mọi lần.
***
Một
buổi sáng, chú Xồi bơi chiếc xuồng "tạp hóa"
đến bến, mời dượng :
-
Dượng Hai mua xà bông không ? Xóm mình chế tạo thứ này
nhiều quá rồi. Ðem giặt quần áo bọt cũng nhiều như
xà bông bên Tây.
Dượng
Hai thất sắc :
-
Ai chế tạo vậy ?
Chú
Xồi đáp :
-
Nhà nào cũng có nấu. Không tin dượng đi dạo coi thử.
Ðến
bây giờ, dượng Hai mới hiểu tại sao hổm rày mấy
người trong xóm khi gặp dượng là họ chào hỏi sơ qua
rồi kiếu từ lập tức, sắc mặt không được tự
nhiên.
Dượng
thở dài :
-
Trách ai bây giờ ! Tại mình "sanh bất phùng thời"
Bao
nhiêu xà bông sản xuất ở ngọn Xẽo Bần được tung ra
khắp thị trường miền Hậu Giang. Cạnh tranh có hiệu
quả với loại xà bông chế tạo bằng tro dừa ở Bến
Tre vì tro cây mắm ở đây mặn hơn. Mỗi khi đi bán từ
xa trở về, họ không quên mua tặng cho dượng vài gói
trà Kỳ Chưởng.
-
Trăm sự cũng nhờ khoa học của dượng đó, dượng ạ !
Dượng
Hai đáp :
-
Tôi mừng giùm bà con. Bà con đi dọc đường có gặp ai
nấu xà bông như xóm mình đây không ? Phải thận trọng,
giấu nghề...
-
Có. Nhưng xấu hơn xà bông mình nhiều. Họ bán chạy nhờ
có hiệu. Kỳ này tôi tính khắc con dấu Việt Tân, Việt
Hưng gì đó để đóng vô, kèm theo hình mặt trời cho cục
xà bông nó "mạnh" một chút.
...Năm
1945, cả xóm ngọn Xẽo Bần không nấu xà bông nữa. Họ
phải lo những chuyện khác cao cả hơn. Nhưng ý nghĩa của
cuộc chiến đấu mới nào có gì lạ hơn là làm cho dân
giàu nước mạnh, phát triển nội hóa. Có lẽ vì lý do
đó mà họ hăng hái hơn ai hết. Vì họ đã thấy rõ một
lần rồi.
Tuesday, February 5, 2013
Trần Vấn Lệ * Bây Giờ Mà Em Nhỉ
|
Bây
giờ mà em nhỉ minh về Đà Lạt xưa. Tháng Giếng chắc
trời mưa, cơn mưa phùn như bụi, mình nhìn nhau không
nói, “Ai Hôn Giùm Cho Mình!”
Tháng
Giêng cỏ rất xanh, hoa đào thì vẫn đỏ. Em là đóa
hoa nở trong lòng anh, biết không? Em hãy đứng quay
lưng, anh so từng sợi tóc, có sợi choàng qua ngực, anh
hôn em, ăn gian…
Em!
Em cứ mơ màng. Mình đang về Đà Lạt. Mình đi xuống
Trại Mát, mình vòng qua Dốc Đu. Những ngon đồi mưa
mưa, mưa là thơ anh rải cho một người con gái anh gọi
là Giai Nhân!
Em!
Em là mùa Xuân…Quê người anh đang nói về Quê Hương
vời vợi, về một Đà Lạt xưa…Nếu em đừng qua đò,
nếu anh đừng tuổi lính, bao nhiêu điều dự tính, Đà
Lạt là…hôm nay!
Trời
đang mưa. Mưa bay. Em ơi em, Đà Lạt. Anh nhớ lại bài
hát “Ai Lên Xứ Hoa Đào…”. Nhớ lúc em nghẹn ngào
mà muốn trào nước mắt. Xưa anh không tin Phật, anh
mất em, buồn ơi!
Em
đi vào cuộc đời, anh đi vào cuộc chiến, bao nhiêu
năm khấn nguyện, bây giờ…anh hôn em!
Trần
Vấn Lệ
|
Sunday, February 3, 2013
Phương Triều * Giọt sữa đất
Thương
giọt phù sa như là sữa đất
Đêm quê nghèo mưa trắng lạnh Tiền giang...
Em thả tóc hương lài thơm gối mộng
Búp tay mềm với gọi giấc mơ tan
Mùa ốc gạo anh còn đi xúc tép
Chiều Tân Hưng ngõ bướm rợp hoa vàng
Mai họp chợ Nha Mân xuồng ghé sớm
Em buổi chiều Rạch Rắn đợi anh sang!
Mấy nhỏ bạn miệt Nàng Hai, Xóm Cửi
Dặn mua dùm xoài tượng với dưa gang
Anh hái mận ra Cái Tàu đổi rẻ
Thêm chục xoài cát ngọt cúng trên trang!
Van vái được cưới em ngày mới lớn
Hạnh phúc đơm đầy hoa lá bình an
Đâu biết được mộng đau vùi giấc bướm
Nha Mân buồn Rạch Rắn đã sang ngang!
Đêm trở lại ngậm ngùi trăng cố thổ
Bóng hình xưa bèo bọt giấc mơ tàn
Phương Triều
Đêm quê nghèo mưa trắng lạnh Tiền giang...
Em thả tóc hương lài thơm gối mộng
Búp tay mềm với gọi giấc mơ tan
Mùa ốc gạo anh còn đi xúc tép
Chiều Tân Hưng ngõ bướm rợp hoa vàng
Mai họp chợ Nha Mân xuồng ghé sớm
Em buổi chiều Rạch Rắn đợi anh sang!
Mấy nhỏ bạn miệt Nàng Hai, Xóm Cửi
Dặn mua dùm xoài tượng với dưa gang
Anh hái mận ra Cái Tàu đổi rẻ
Thêm chục xoài cát ngọt cúng trên trang!
Van vái được cưới em ngày mới lớn
Hạnh phúc đơm đầy hoa lá bình an
Đâu biết được mộng đau vùi giấc bướm
Nha Mân buồn Rạch Rắn đã sang ngang!
Đêm trở lại ngậm ngùi trăng cố thổ
Bóng hình xưa bèo bọt giấc mơ tàn
Phương Triều
Subscribe to:
Posts (Atom)