mộ Tạ Ký [Gò Dưa]
ảnh: pbtd
|
Rồi những chuyện thần tiên bên xó bếp Chẳng làm mê lứa tuổi đã ba mươi Thầm ước ao thay đổi một chân trời, Không thắp nến để tưởng rằng ánh sáng. Quỳ mỏi gối nguyện cầu về Dĩ vãng, Thuở xa nào em gái nụ mười lăm, Giấc tiền thân sánh phượng một đêm rằm, Xếp tình sử, gấp tay ngà làm gối. Tuy thân thiết mà không hề tội lỗi, Yêu say mê chẳng tính chuyện vuông tròn, Bởi vì yêu là trốn bớt cô đơn, Mà trói buộc làm phiền nhau biết mấy! Chàng trai trẻ mơ phượng hoàng sẽ gáy, Thời hoàng kim cửa mở suốt năm canh, Có vị vua từ trong đám dân lành Trốn không được đành lên ngôi cửu ngũ, Luật pháp bỏ, dẹp luôn oai cuồng vũ, Giếng đào đi, ruộng cày lấy mà ăn. Nhưng buồn thay là những việc trên trần, Thế Chiến quốc sao bày ra lắm thế? Có kẻ yêu nhau vội vàng quá nhẽ, Trao tờ thư, để ngỏ cửa khuê phòng, Mà ái tình bốn vó ngựa truy phong! Lứa tuổi ba mươi đời chưa vui mấy, Buồn thương dạt dào cười mà lệ chảy: Chuyện tài hoa người lớn chẳng thèm nghe,
Chuyện thần tiên con trẻ chẳng say
mê,
Nên chuyện buồn nước mắt ngập tràn mi. |
Tuesday, May 28, 2013
TẠ KÝ * Chuyện buồn
VĂN QUANG – Không thể lạm dụng văn hóa
Vào những ngày cuối
tháng 5 này, dư luận VN đang nóng lên với kỳ họp Quốc
hội VN kéo dài 1 tháng từ 20-5 đến 21-6. Kỳ họp sẽ
bàn đến rất nhiều vấn đề quan trọng ảnh hưởng
lâu dài tới đời sống người dân. Trong hơn một tháng
diễn ra, Quốc hội (QH) VN sẽ xem xét, thông qua 10 dự án
luật, một Nghị Quyết, cho ý kiến về dự thảo sửa
đổi Hiến pháp năm 1992 và 7 dự án luật khác. Ngoài ra
QH cũng chú ý giải quyết các vấn đề về tham nhũng,
về điều hành thị trường vàng.
Ở đây, tôi tóm tắt những điểm chính để bạn đọc tiện theo dõi, nhất là trong khi những ngày họp còn chưa hoàn tất, chưa thể nói gì nhiều.
Gần cuối kỳ họp, các đại biểu sẽ bỏ phiếu tín nhiệm với các chức danh do Quốc Hội, Hội Đồng Nhân Dân bầu hoặc phê chuẩn. Sau hai ngày thảo luận, kết quả kiểm phiếu dự trù được công bố ngay chiều 11-6 sắp tới. Có 49 vị thuộc diện bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp này, nhưng do ông Vương Đình Huệ và Đinh Tiến Dũng đã xem xét miễn nhiệm và điều chuyển công tác từ 23/5 nên danh sách rút xuống còn 47 người.
Ở đây, tôi tóm tắt những điểm chính để bạn đọc tiện theo dõi, nhất là trong khi những ngày họp còn chưa hoàn tất, chưa thể nói gì nhiều.
Gần cuối kỳ họp, các đại biểu sẽ bỏ phiếu tín nhiệm với các chức danh do Quốc Hội, Hội Đồng Nhân Dân bầu hoặc phê chuẩn. Sau hai ngày thảo luận, kết quả kiểm phiếu dự trù được công bố ngay chiều 11-6 sắp tới. Có 49 vị thuộc diện bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp này, nhưng do ông Vương Đình Huệ và Đinh Tiến Dũng đã xem xét miễn nhiệm và điều chuyển công tác từ 23/5 nên danh sách rút xuống còn 47 người.
LÊ XUYÊN * Chú Tư Cầu [tiếp theo]
Sáng
hôm sau, sau khi lùa vịt cho ăn xong xả, Phấn lấy xuồng
đi về trong nhà.
Phấn về tới nơi thì thấy bác Bảy má của cô ta nằm trên bộ ván trong, đắp mền trùm kín mít.
Cô đến gần khẽ giở một bên mép mền lên và hỏi:
- Bữa nay má có thấy trong mình có bớt chút nào hông má !
Bác Bảy cựa mình mở mắt ra hỏi:
- Mầy về đó hả Phấn?
- Dạ... Má có uống thêm thuốc của ông thầy Năm hông má ?
Phấn về tới nơi thì thấy bác Bảy má của cô ta nằm trên bộ ván trong, đắp mền trùm kín mít.
Cô đến gần khẽ giở một bên mép mền lên và hỏi:
- Bữa nay má có thấy trong mình có bớt chút nào hông má !
Bác Bảy cựa mình mở mắt ra hỏi:
- Mầy về đó hả Phấn?
- Dạ... Má có uống thêm thuốc của ông thầy Năm hông má ?
Monday, May 27, 2013
NGÔ NGUYÊN NGHIỄM * Ngy Do Thái, hạt bụi trăm năm ôm đất quạnh
Ngy Do Thái NHT |
Tiểu
sử văn học: NGY DO THÁI
Tên
thật: NGUYỄN HẢI THỆ
Sanh
ngày 18.4.1940 ( Canh Thìn ), giờ Ngọ 12 giờ trưa
Quê
quán Long Sơn, Tân Châu – Châu Đốc
Năm
1954-1961: học sinh trường Thủ Khoa Nghia-Châu Đốc
Năm
1961-1962: trường Sư Phạm Sài Gòn
Ngy
Do Thái còn ký nhiều bút hiệu khác : Huyền Dân, Dân,
Phương Mai, Nguyễn Thiếu Khanh, Nguyễn, Nguyễn Viên
Phương…
Tác
phẩm thơ, văn, kịch, kịch thơ… đăng trên nhiều báo
chí Sài Gòn từ năm 1958-1975: Văn, Văn Nghệ Học Sinh,
Bông Lúa, Thời Nay, Gió Mới, Văn Học, Đối Thoại, Khởi
Hành… Các tỉnh như: Đất Mới, Tham Dự…
LÊ-PHI-Ô * Rượu đắng
|
Tặng:
Trạch-Gầm, Thiết-Trượng, Phan-Bá Thụy-Dương,
Vương-Trùng-Dương, Lê-Hùng, Trần-văn-Sơn.
Người
lính năm xưa đầu đã bạc
Xa
lìa cố xứ sống nổi trôi
Lâu
lâu xuống phố tìm bạn cũ
Rủ
ghé Lê-Hùng uống rượu chơi
Nhớ
chiến trường xưa tràn lửa đạn
Tụi
mình sống được cũng là may
Ngờ
đâu gặp lại phương trời lạ
Vui
ngày hội ngộ choáng men cay
Rót
nữa đi Sơn ly rượu cạn
Uống
men say sao thấy đắng cay
Đáy
cốc thoáng về gương mặt bạn
Những
thằng gục chết giữa trùng vây
Những
thằng banh xác không kịp trối
Để
tao được sống đến hôm nay !
Năm
ngón tay run...nâng ly uống cạn
Gục
xuống bàn, tao khóc...nhớ tụi bây !
Lê-phi-Ô
|
MINH NGUYỄN * thảo nguyên
Buổi sáng. Trên con đường dẫn tới bìa rừng, bọn trẻ mục đồng thức sớm, lùa đàn gia súc đi chăn thả trên cánh đồng cỏ. Đêm qua sau cơn mưa giông tầm tã .Sáng ra, bầu trời hé lộ đôi chút ánh sáng, báo hiệu một ngày nắng ấm. Vào những ngày như thế, thảo nguyên nổi lên như một quần thể xanh biết, giữa sắc màu lộng lẫy với vô vàn sim mua, cỏ ống, cỏ đuôi chồn cùng với đám quì dại lui dần về phía cuối thung lũng.
Đang khi còn ngầy ngật bởi cơn ngái ngủ, bọn trẻ chợt sững sờ nhìn lên con đường dốc cao trước mặt. Nơi đang hiện ra một hình thù kỳ quái nửa hư nửa thực, chưa thể định hình. Không một đứa trẻ nào dám lên tiếng, hé môi hỏi han nhau lấy một lời. Chúng cảm thấy đang có sự sợ hãi đè nặng lên lồng ngực;khiến chúng đùn đẩy nhau,cố chọn cho mình chỗ nấp an toàn. Cuối cùng,cái đám lộn xộn tưởng chừng gan dạ kia đã lẩn trốn sau bụi cây dại, len lén vạch kẻ lá ra để được nhìn tận mắt, cảnh tượng mà chúng cho rằng khá lạ lùng.
NGUYỄN ĐỨC NHƠN * dòng đời mong manh
|
Chiều
buồn ra hiên ngồi khọn (1)
Mắt
mờ chẳng thấy được xa
Chỉ
thấy con ruồi con muỗi
Đánh
mùi bu lại quanh ta !
Ngày
vui từ lâu đã mất
Tang
thương nhuộm trắng mái đầu
Giọt
buồn trên môi và mắt
Đọng
nhiều thì rớt vậy thôi !
Hắt
hiu hai mùa nóng lạnh
Nghe
buồn khô héo thịt da
Mặc
tình cho mưa và nắng
Cuộc
đời cứ thản nhiên qua !
Gió
sương lạnh hồn phiêu lãng
Mưa
buồn giăng kín tâm tư
Một
đời trầm luân bể khổ
Mộng
còn chưa biết thực hư ?!
Biển
nổi phong ba, biển động
Đất
trời dường cũng ngửa nghiêng
Lạ
gì trăng tròn trăng khuyết
Thương
hải biến vi tang điền
Một
ngày trôi qua lặng lẽ
Bóng
chiều thở khói mong manh
Tóc
xanh thương màu tóc trắng
Mộng
đời một thoáng qua nhanh…
------------------------
(1)
Quê tôi thường gọi con khỉ là con khọn.
|
CAO MỴ NHÂN * trăng tan trên sông núi
Hình ảnh trăng treo đầu súng quả là đẹp đến không thể tả được, nếu quý vị không là lính biên phòng. Phải có thời gian đi hành quân ở núi rừng, đóng chốt tại những tiền đồn biên giới, mà thuở xa xưa, thời vua chúa phong kiến, những người lính được cử, hay bị đày đi “trấn thủ lưu đồn” mới cảm khái nỗi lòng chan chứa: vừa nhớ thương gia đình ở hậu phuơng, vừa lo chuẩn bị chiến đấu, kích giặc bất ngờ, và vừa rung động trước thiên nhiên cẩm tú bao la khi bình minh ló rạng, lúc hoàng hôn tắt nắng, và nhất là ánh trăng đang tan trên sông núi, tưởng như vầng trăng “ai” treo trên đầu súng, ỡm ờ, lãng mạn đến tuyệt vời.
“Trăng Treo Đầu Súng”, vâng chính là tên một tập thơ đã đi sâu, đi sát vào tâm hồn chiến binh Việt Nam Cộng Hòa từ đầu thập niên 60 thế kỷ trước, tác giả là nhà thơ Tường Linh, phục vụ tại Cục Tâm Lý Chiến Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, chẳng cần nhờ ai đánh bóng, đã tự xếp chỗ ngồi cho mình nơi một chiếu thơ rực rỡ, chan hòa chất lính.
Subscribe to:
Posts (Atom)