Thursday, July 11, 2013
VIÊN LINH * Bến Hải, Thủy Mộ của Vũ Anh Khanh
Wednesday, July 10, 2013
PHAN TẤN HẢI * bàn tay trên cao
|
Năm tôi lên Đại Học,
chiến tranh đã lan rộng khắp nơi. Lúc đó là hai năm
sau Mậu Thân, người ta nói về những cuộc động viên
và tin tức chiến sự mỗi ngày. Nhà tôi ở cư xá Hỏa
Xa, đối diện với Quân Vụ Thị Trấn. Mỗi chiều đều
có hàng đoàn xe GMC đưa thanh niên từ đó rời thành
phố. Bạn tôi, nhiều người lên đường và khi về phép thăm nhà đã mang thêm một số ngôn ngữ lạ. Họ nói về những cánh rừng biên giới, về đồn bót, về sình lầy miền Tây, về những cuộc xung phong giữa mưa đạn, về người chết, và đàn bà. Tôi nghe ngạc nhiên và thấy mình không hiểu bao nhiêu về cuộc đời. Bấy giờ tôi vừa mới quen Mai. |
LÊ XUYÊN * Chú Tư Cầu [tiếp theo]
Như đã sắp đặt sẵn đâu ở trên xe, liền khi bước xuống đất là Phấn dẫn Tư Cầu đến thẳng tiệm hót tóc.
Đời nào tới giờ Tư Cầu quen hớt lóc theo lối vườn : ở trần trời ngồi trên ghế đầu để hớt với cái tong-đơ lục nhách, với con dao cạo cùn mằn, và ít lắm là ba tháng mới hớt một lần nên lúc thường phủ ót dày bịt.
Tuesday, July 9, 2013
thơ TRẦN VẤN LỆ
◘ ĐI ĐÂU CŨNG ĐÓ HOA VÀNG CỎ XANH
Hình như hoa dại thường có màu vàng. Hình như con gái, cô nào cũng ngoan.
Tôi ngó dòng sông, dòng sông xanh biếc, lục bình trổ bông, bông bèo thì tím…
Rất nhiều kỷ niệm hình như sống hoài…Trước ngõ không ai chỉ bông giấy rụng…
Tôi nhớ cây súng một thời ấp ôm. Tôi nhớ ai luôn, muôn thời tôi nhớ…
Vườn cau Nam Phổ, đêm tiếng hò khoan. Tôi nhớ Hương Giang thơm lừng núi Ngự…
Vua như còn đó, cái bóng trăng khuya Huế dấu yêu về trong từng giấc mộng…
TIỂU TỬ * Người viết mướn
Ở
chợ Plateau thành phố Abidjan (thủ đô cũ của xứ Côte
d'Ivoire, Phi Châu) ai cũng biết ông già viết mướn đó.
Người ta gọi ông là " l'écrivain chinois" (ông Tàu
viết mướn).
Xứ
Côte d'Ivoire - thuộc vùng Phi Châu Da Đen - ngày xưa là
thuộc địa của Pháp. Dân bản xứ đi học bằng tiếng
Pháp. Và vì họ gồm nhiều bộ tộc, mỗi bộ tộc nói
một thổ ngữ, nên họ phải dùng tiếng Pháp để hiểu
nhaụ Về sau, khi đã độc lập rồi, trường vẫn dạy
bằng tiếng Pháp và ngôn ngữ chánh trong dân gian vẫn là
tiếng Pháp. Những người ít học hay thất học thì nói
"tiếng bồi", nghĩa là tiếng Pháp không đúng văn
phạm. Mấy bà buôn bán ở chợ Plateau nói trên thuộc vào
thành phần nàỵ Nhiều bà có con cái "đi làm ăn"
ở Pháp hay ở Bỉ, lâu lâu cần xin gì hay cần nhắn gì,
họ phải nhờ người khác viết cho cái thơ.
Sunday, July 7, 2013
SƠN NAM * sông Gành Hào
Hồi đó ông kiểm lâm "Rốp" được dân chúng thương mến lắm.
Ông Rốp có vài đức tánh mà các tay thực dân khác không có. Từ hồi đáo nhậm tại vùng rừng sông Gành Hào đến giờ, chung qui là hai năm nhưng ông Rốp chỉ đi "rỏn" có bốn lần. Mổi chuyến đi, mục đích của ông không phải là rình bắt các ghe xuồng chở củi lậu thuế. Vào rừng ông ngắm nghía từng lá cây, lắng nghe từng tiếng chim kêu, đập muỗi rồi xem giò, xem cánh từng con. Ông lại còn hái các loại ráng, dây bòng bong, dây choại, tầm gởi... đem về đồn phơi khô để nghiên cứu. Cây súng đem theo xuồng cũng chỉ để bắn khỉ, bắn lọ nồi ; bắn mà chơi chớ không cần trúng đích.
Saturday, July 6, 2013
Friday, July 5, 2013
NGUYỄN AN BÌNH * hương tình xưa
Về
đi em người tình ơi bé nhỏ
Có
nghe chăng nắng đã chuyển sang mùa
Chim
trốn tuyết quay đầu về phương bắc
Dù
ngàn trùng tìm lại mái ấm xưa.
*
Về
đi thôi tình tôi thời áo trắng
Nụ
cười xinh rạng rỡ một trời mơ
Có
thu vàng lung linh chùm hoa nắng
Nhảy
trên cành con chim sáo ngẩn ngơ.
*
Về
đi thôi tóc thề chiều gió lộng
Mưa
chợt về lất phất áo mơ phai
Ôi
ánh mắt như hồ thu gợn sóng
Tôi
mệt nhoài thương mãi một bờ vai.
*
Về
đi thôi đã bao mùa nắng lạ
Con
chim gầy về đậu trước vòm hiên
Hót
lãnh lót bài tình ca thuở ấy
Để
hồn tôi như chiếc lá bay nghiêng.
*
Về
đi thôi hương tình xưa say đắm
Có
một thời cuống quít mảnh tình tôi
Bao
dâu bể trái tim còn nồng ấm
Vẫn
yêu người dù qua tuổi đôi mươi.
2/7/2013
LÊ QUANG ĐÔNG * đại nguyện của đá, thi phẩm thứ 10 của nhà thơ Đoàn Minh Hải
Tác
phẩm Thơ Tân Hình Thức của Đoàn Minh Hải vừa được
Nhà Xuất Bản Thanh Niên giới thiệu đầu tháng 7. 2013,
dầy 176 trang khổ 14,5x20,5 cm, tổng cộng 73 bài thơ. Thi
phẩm được tuyển chọn tinh tế, tạo dựng trong một
phong cách đặc biệt về thể thơ tân hình thức rất
Việt Nam và rất Đoàn Minh Hải. Tâm thức của người
làm thơ gần nửa thế kỷ nay, thể hiện tài hoa bằng
cách trang trải tấm lòng trước thế sự, tình người và
đạo lý. Thơ tân hình thức qua những bài thơ của Đoàn
Minh Hải khiến người đọc cảm nhận và xao xuyến, bởi
sự sáng tạo chân thành, phả hồn qua loại thi ca mới
bằng phong cách đặc thù riêng biệt, đạo hạnh. Đoàn
Minh Hải thành công tuyệt diệu khi đưa thể loại thơ
tân hình thức, trong tư hướng riêng anh, không lẫn lộn
với những cách sáng tác thể loại nầy của các tác giả
chung quanh.
Nhà thơ Trần Yên Thảo phát biểu: “Nói với Đá hoặc nghe Đá nói, đều là thái độ rất khiêm cung và chân thành của Đoàn Minh Hải. Đọc những trang bản thảo Đại Nguyện Của Đá, tôi chợt ngộ ra, Đoàn Minh Hải không hề nhân cách hóa cho Đá. Anh chỉ phát hiện nhân cách vốn có của Đá. Một nhân cách tự nhiên tự tại, một nhân cách bất dịch bất biến, một nhân cách tồn tại vĩnh hằng. Dù sinh vật có hóa thạch hay không!”
Nhà thơ Ngô Nguyên Nghiễm nhận định: “Đoàn Minh Hải như một con chim nhạn hót lẻ loi trong một hốc vách đá trùng dương nào xa. Tiếng vọng chỉ vừa đủ cho anh, cho bằng hữu loáng thoáng đón nhận.Giật mình biết bao trong cơn mê mờ tỏ, đường khe núi thẳm, nhà thơ đập vỡ chính bản thân mình. Không hiểu tinh hoa kết tụ ngàn năm có chiêu đải nhà thơ, nhưng đây cũng là một dũng khí của người làm văn nghệ, biết đạp đất vá trời, để tạo thành một vũ trụ hỗn mang: Đại Nguyện Của Đá.”
Thi phẩm lồng lộng tình người, được nhà thơ dâng trọn vẹn hướng về đại nguyện cho Mẹ già đại lão thượng thọ 94 tuổi đang nằm nghiêng mình lơ lững giữa cõi tử sinh…
Bằng hữu cầu chúc nhà thơ Đoàn Minh Hải nhận được cát tường với ước nguyện chân thành như vậy….
Người viết: Nhà thơ LÊ QUANG ĐÔNG và bằng hữu.
( Huỳnh Trọng Ân lược ghi )
Nhà thơ Trần Yên Thảo phát biểu: “Nói với Đá hoặc nghe Đá nói, đều là thái độ rất khiêm cung và chân thành của Đoàn Minh Hải. Đọc những trang bản thảo Đại Nguyện Của Đá, tôi chợt ngộ ra, Đoàn Minh Hải không hề nhân cách hóa cho Đá. Anh chỉ phát hiện nhân cách vốn có của Đá. Một nhân cách tự nhiên tự tại, một nhân cách bất dịch bất biến, một nhân cách tồn tại vĩnh hằng. Dù sinh vật có hóa thạch hay không!”
Nhà thơ Ngô Nguyên Nghiễm nhận định: “Đoàn Minh Hải như một con chim nhạn hót lẻ loi trong một hốc vách đá trùng dương nào xa. Tiếng vọng chỉ vừa đủ cho anh, cho bằng hữu loáng thoáng đón nhận.Giật mình biết bao trong cơn mê mờ tỏ, đường khe núi thẳm, nhà thơ đập vỡ chính bản thân mình. Không hiểu tinh hoa kết tụ ngàn năm có chiêu đải nhà thơ, nhưng đây cũng là một dũng khí của người làm văn nghệ, biết đạp đất vá trời, để tạo thành một vũ trụ hỗn mang: Đại Nguyện Của Đá.”
Thi phẩm lồng lộng tình người, được nhà thơ dâng trọn vẹn hướng về đại nguyện cho Mẹ già đại lão thượng thọ 94 tuổi đang nằm nghiêng mình lơ lững giữa cõi tử sinh…
Bằng hữu cầu chúc nhà thơ Đoàn Minh Hải nhận được cát tường với ước nguyện chân thành như vậy….
Người viết: Nhà thơ LÊ QUANG ĐÔNG và bằng hữu.
( Huỳnh Trọng Ân lược ghi )
Subscribe to:
Posts (Atom)