Wednesday, November 6, 2013
HUỆ THU * Bài cổ phong
|
Gửi anh Tường Linh Nghe anh năm bệnh vừa ra viện Ta đến thăm nhau thật ngậm ngùi Tài tưởng đã thừa xây nghiệp lớn Chẳng ngờ vận mệnh chẳng cần xui Mình không hiểu nổi lòng thiên hạ Nhân nghĩa cầm bằng chuyện nói chơi Chỉ biết chia nhau quyền với lợi Ngoài ra ... có thế mới là đời ! Thơ mình sở dĩ không đem bán Là bởi xưa nay giá quá hời Gác bút đêm ngày vài cuốn sách Bạn bè man mác khắp muôn nơi Anh ơi ! Về với văn chương vậy Bảy chục mình hơn hẳn mọi người Bảy chục ngày xưa ông Đỗ Phủ Cho rằng đã hiếm ở trên đời! Tôi tuy ngày trước đôi khi đọc Vẫn nhớ người như nhớ chính tôi Từ đất Hoa Kỳ nhiều kẻ nói Tường Linh buồn lắm bạn mình ơi ! Tường Linh vẫn sống trong con cháu Trong mỗi bài thơ để lại đời Trong mỗi phút giây cùng bạn hữu Uống say vài chén vỗ tay cười Về đây hương vị còn đang Tết Cùng xẻ chia nhau chút ngọt bùi huethu |
Tuesday, November 5, 2013
T.VẤN : Giải Nobel về Văn Chương 2013
Monday, November 4, 2013
CUNG TÍCH BIỀN ♦ Nhạc điệu của bầy ong
Gởi Đ.Th.Th.
I-
Ngoài tên họ ghi trên giấy khai sinh, trẻ con thường có một tên gọi thân thương trong gia đình. Cháu bé gái bốn tháng tuổi, con một gia đình quyền thế, được gọi là Ong Con. Ong Con lúc chào đời hai bàn tay đầy đủ mười ngón xinh đẹp.
**
Tổ [quốc] ong, cũng như tổ [hợp] kiến, là những tập thể có tính tổ chức, tính kỷ luật bầy đàn rất cao. Muốn sống an toàn, cùng chia xẻ một cái lỗ nhỏ hình lục giác trong tổ [quốc], trước tiên mỗi “công dân ong” phải biết sống phải điều, phục vụ trong phân phận con ong thợ, vui vẻ khi được sai khiến, một chiều thuận trong hệ thống chỉ huy. Tính bảo trọng này, qua nhiều thế hệ, biến ra một căn bệnh mãn tính, là luôn phải thích ứng với hoàn cảnh bầy đàn.
CẨM AN SƠN * nàng thơ
Đỗ Duy Tuấn |
Có lẽ sau một thời gian khá lâu, Phùng mới tĩnh lại, anh mở mắt nhìn chiếc đồng hồ treo trên tường. Lúc ấy khoảng một giờ sáng. Anh thầm đoán như thế vì chung quanh anh im ắng, chừng mọi người đang mê ngủ. Căn phòng nhỏ, chỉ có ba chiếc giường. Một chiếc anh đang nằm còn hai chiếc kia bỏ trống, anh nghĩ có lẽ đây là phòng hồi sức.
Buổi tối, khi Thông ghé lại nhà thăm, thấy Phùng nằm thiêm thiếp như đuối sức, Thông hỏi và anh chẳng trả lời được câu nào, nên Thông vội vàng gọi cyclo, bồng anh lên xe đưa ngay vào bệnh viện cấp cứu. Bác sĩ trực cho thử máu và quyết định đưa lên bàn mổ. Lúc ấy Phùng tĩnh táo lại một chút, anh cho biết địa chỉ thân nhân ở xa và cầm lấy bút ký vào tờ giấy của bệnh viện. Cạnh anh chỉ có Thông, người bạn học cùng lớp ngày xưa ở Tam kỳ, và hiện nay đang dạy tại Trần quý Cáp, Hội an. Thông an ủi : “Mày yên tâm, tao sẽ báotin ngay cho gia đình”.
HẢI PHƯƠNG ◙ Châu thổ em ngân nga trời phú lục
Tặng
Trương Vũ
1.
Bữa
sinh nhật lá Trên
rừng
Mình
ta uống cạn Ly
mừng biển ca.
Nhìn
em dòng suối Ngân
nga
Em
không áo mặc Nõn
tà lụa bay.
Thiên
nhiên Đậu
trên cành cây
Nắng
hong mùi tóc Mềm
mây vai trần.
2.
Ngấn
trăng Treo
lửng lưng thềm
Em
ngồi xe mộng Rớt
mềm vai đêm.
Vòng
quay Tròn
nhánh sông êm
Ta
khuya lơ gọi biển em Dậy
thì.
Này
em Rừng
nõn tơ khi
Lá
say ngát khúc trầm thi Ngân
dài.
3.
Em
từ châu thổ bán khai
Bước ra lúa trỗ Đồng Nai sông Hồng.
Bước ra lúa trỗ Đồng Nai sông Hồng.
Em
từ chín cửa Cửu Long
Bước
ra phú lục Phiêu
bồng thơ ta.
Mùa
xuân Em
bước chân ra
Một
thiên thu với rộng tà áo bay. [*]
hải phương
[*] Tên tập thơ Queen xuất bản ở Hoa Kỳ, 2007
[*] Tên tập thơ Queen xuất bản ở Hoa Kỳ, 2007
Sunday, November 3, 2013
LAN ĐÀM * Thu sầu, Em
PHẠM TÍN AN NINH * Đôi điều về một vị thầy khả kính
GS Lưu Trung Khảo |
Thời
còn đi học, tôi không được may mắn học với giáo sư
Lưu Trung Khảo. Thầy dạy ở Sài gòn và một vài trường
ở các tỉnh miền Nam, tôi chỉ học ở Nha trang. Lúc vào
lính tôi cũng chưa hề được gặp thầy, khi thầy có một
thời gian trong quân ngũ. Thầy phục vụ ở Tổng Cục
CTCT và Tòa Đô Chánh, còn tôi thì ở một đơn vị chiến
đấu tại Vùng 2.
Sau
1975, Thầy định cư ở Mỹ, còn tôi ở mãi tận Bắc Âu,
nên không biết những hoạt động của thầy. Sau này
thỉnh thoảng đọc được một số bài viết của thầy,
về chính trị, văn hóa và một số lãnh vực khác, tôi
ngưỡng mộ một người hiểu biết rộng, rất nặng tấm
lòng với quê hương dân tộc, và đặc biệt với các thế
hệ hậu sinh. Thấy trước cái tên thật đẹp của thầy
thường có kèm theo hai chữ giáo sư, tôi đi hỏi mấy anh
bạn tốt nghiệp sư phạm, hy vọng đã từng là đồng
nghiệp của thầy, cũng chỉ được biết có thời thầy
dạy ở Nguyễn Trãi sau này là Chu Văn An, và cuối cùng
về Bộ Quốc Gia Giáo Dục. Ngoài ra tôi cũng được biết
thêm về các hoạt động rất đa diện và tích cực của
thầy từ khi thầy đến định cư ở Hoa Kỳ.
NGUYỄN AN BÌNH * ngọn nến hồng cho tình nhân
(Bài
thơ tặng vợ)
Ngày
con đi học xa
Nhà
trở nên trống trải
Còn
lại vợ chồng già
Tóc
pha sương ái ngại.
Anh
thấy mình có lỗi
Sao
lại giấu trong lòng
Mừng
em ngày sinh nhật
Thắp
lên ngọn nến hồng.
Lung
linh trong ánh mắt
Ấm
áp nổi mong chờ
Anh
thấy mình hạnh phúc
Được
làm em bất ngờ.
Chùm
ti-gôn trước ngỏ
Vẫn
nở hoa bốn mùa
Nhiều
năm rồi không nhớ
Vẫn
thơm nồng hương xưa.
Thôi
thì mình ước hẹn
Đến
ngày valentine
Ta
gọi nhau âu yếm
Bằng
tình nhân nghe em.
Cuối
thu 2013
Subscribe to:
Posts (Atom)