Đó là một
ngày cuối năm, mùa mưa đã qua và mùa khô cũng đồng thời
bắt đầu cho hoạt động mua bán tấp nập, các hoạt động
văn nghệ chựng lại, dường như bị dẹp qua một bên nhường
chỗ cho việc sửa soạn lễ Tết. Thế nhưng trong cái hối
hả đó, một phòng tranh vẫn được long trọng khai mạc.
Tôi
đi cùng với bà quả phụ Trần Lê Nguyễn -vợ của cố nhà
thơ, kịch tác gia Trần Lê Nguyễn mà sau này là một người
rất nổi tiếng trong giới sưu tầm tranh- đến khách sạn
Festival ở số 31 Cao Thắng, quận Ba. Nơi đây hiện diện một
phòng triển lãm do đôi vợ chồng họa sĩ Lê Triều Điển
- nhà thơ Phan thị Quý chủ trì, nằm sâu sau khoảnh sân. Phòng
triển lãm trong khuôn viên khách sạn dường như càng lọt
thỏm giữa các tiệm bánh và shop quần áo chung quanh. Con đường
Cao Thắng vốn chật chội đông đúc, thế nhưng bước vào
phòng tranh khác hẳn, cánh cửa kính khép lại đã ngăn cách
khung cảnh xô bồ bên ngoài và mở ra một thế giới hội
họa, một không gian Thái Tuấn riêng biệt.
Wednesday, July 29, 2015
CUNG TÍCH BIỀN * Kẻ Ngoại Lai
“Để nhớ Iris, cơn bão Giáp Thìn”
I
Mãi đến buổi sáng hôm đó, nhiều tháng ngày sau Iris, trong đầu óc chú Tư khi đi ngang qua chợ Phú Nhuận, chợt thấy mụ hàng thịt ngồi với mấy cân thịt tim tím, bầy ruồi xanh bay vo ve, mùi súc vật chết dậy lên ngai ngái, mùi thích hợp nhất cho một cơn buồn nôn – một quá khứ kinh hoàng chợt thức giấc, thịt bò thức giấc. Quá khứ: người ta đã ăn toàn thịt súc vật chết từ miền núi nguồn trôi về, suốt những ngày Iris gieo thảm họa.
NGUYỄN ĐÌNH TOÀN * Đặng Thế Phong
Nhà văn Nguyễn Đình Toàn sinh năm 1936 tại Hà
Nội, tị nạn Cộng Sản lần thứ nhất năm 1954; trước 1975 làm việc tại Đài Phát
Thanh Sài Gòn, nổi tiếng với chương trình Nhạc Chủ Đề trên đài này, trong khi
cộng tác với các tạp chí văn học bằng các truyện ngắn, và thơ. Năm 1998 ông tị
nạn Cộng Sản lần thứ hai, qua Hoa Kỳ và trở lại hoạt động mạnh trong lãnh vực âm
nhạc, cho thực hiện hai cuốn CD ngay khi phát hành đã được đón nhận nồng nhiệt:
Hiên Cúc Vàng với chỉ một giọng ca Khánh Ly, và Tình Ca Việt Nam với Duy Trác,
Khánh Ly, Sĩ Phú, Thái Thanh, Võ Anh Tuấn, Lệ Thu. Tác phẩm văn chương của ông
có thể kể: Chị Em Hải, 1961, tác phẩm đầu tay, nhật báo Tự Do xuất bản, Những Kẻ
Đứng Bên Lề, 1964, Con Đường, 1967, Ngày Tháng, 1968, Đêm Hè, 1970, Giờ Ra Chơi,
1970. Không Một Ai, 1971, Thành Phố, 1971, Tro Than, 1972. Năm 1973 Nguyễn Đình
Toàn được trao giải Văn Học Nghệ Thuật Toàn Quốc (VNCH) bộ môn truyện, với tác
phẩm Áo Mơ Phai. Ông và gia đình hiện cư ngụ tại thành phố Westminster,
California.
Monday, July 27, 2015
HOÀNG ÂN PHẠM LƯU VONG * Bình Thuận, Hiền Hòa Như Tên Gọi
Gia đình chúng tôi, người thì mang những mo cơm
vắt sẵn, kẻ thì khiêng những khúc bương chứa đầy nước lạnh. Nhỏ bé như anh em
tôi thì ôm những cục đường tán hoặc mật ong, âm thầm lặn lội xuống thuyền. Bố
tôi cùng những người lớn kẻ chèo, người chống cho đến khi chiếc thuyền rời khỏi
cửa Vạn Phần và kéo buồm xuôi theo cơn gió. Gần hai tuần lễ lênh đênh trên biển
cả với sóng đập gió gào, chiếc thuyền buồm mỏng manh có lúc như gần bị nhận chìm
xuống lòng biển cả. Chung quanh toàn là biển cả mông mênh, không định hướng được
đâu là bờ bến. Tất cả mọi người chỉ còn biết phú thác định mệnh cho Trời. Cuối
cùng thì cho dù chiếc thuyền bị nhận chìm ở cửa Thuận An, nhưng chúng tôi được
người dân Huế hết lòng cứu vớt lên bờ được mọi sự bình an. Từ đó chúng tôi thoát
ra khỏi vùng đất cay nghiệt Bắc Việt, nơi mà các ông Vô Thần đang tiến chiếm.
DIÊN NGHỊ * BÙI GIÁNG, GÁNH THAN LÊN BÁN CHỢ TRỜI
Gánh
than lên bán chợ Trời
Thiên
thần xúm hỏi: Em người ở đâu
Thưa
rằng em ở rất lâu
Trần
gian dưới đó dãi dầu liên miên
Bảo
rằng: chưa rõ tuổi tên?
Thưa
rằng tên tuổi là em đây rồi
Nghĩa
là Sơn nữ đó thôi
Hỏi
rằng: sao chẳng thấy môi em cười?
Thưa
rằng: cười gượng không vui
Nên
đành mím miệng một đời cho qua
Sunday, July 26, 2015
PHAN BÁ THỤY DƯƠNG ** Giới thiệu Sách
Vườn
Tao Ngộ vừa nhận được:
Nơi
Ðâu Nghìn Trùng
Tuyển tập thi ca của nữ sĩ Tuyết Linh - hiện cư trú tại tiểu bang Pennsylvania, do Ðất Mới xuất bản năm 2015.
Sách dày 180 trang, bản đặc biệt dành tặng văn thi hữu,
nên
không ghi giá bán. Bìa và phụ bản màu của Đinh Cương,
Trịnh Cung. Trần Tuấn Kiệt đề tựa.
Subscribe to:
Posts (Atom)