Monday, January 29, 2018
CAO MỴ NHÂN ** Sóng Kobe
Từ đảo Kobe anh về miền nhiệt đới
Nghe tiếng chim kêu , tưởng mùa xuân tới
Rất xa hơn, giọng hát của một người
Bay bổng lên không lời ca ngợi mặt trời ...
VƯƠNG TRÙNG DƯƠNG * *Năm Mậu Tuất 2018 -Tản Mạn Về Chó Trong Thơ
Trong văn hóa Á Đông chó được xếp vào 12 con giáp ở vị trí thứ 11 với
chi Tuất và một trong những con vật thuộc lục súc là sáu giống gia súc: trâu,
chó, ngựa, dê, gà, lợn.
Tác giả vô danh đặt thành lối tuồng, biến thể của lối song thất, 570
câu, những lời tranh luận của lục súc, gọi là Lục Súc Tranh Công được giảng dạy
trong chương trình Việt Văn lớp Đệ Lục trước năm 1975 ở miền Nam VN.
Sáu con tranh nhau kể công, cho nên gọi là tranh công. Đầu tiên, trâu
tị với chó, chó cãi lại, đến lượt chó tị với ngựa, rồi ngựa với dê, dê với gà,
gà với lợn; không con nào chịu con nào. Nhờ có lời giảng giải của chủ nhà, sáu
con lại hiểu nhau và con nào cứ yên phận làm tròn công việc con ấy.
Sunday, January 28, 2018
CAO MỴ NHÂN ** Người Ở KOBE
Cách đây 3 năm, trên đường thiên lý, tôi gặp một nhà thơ, gọi là người Nhật, gốc VN, tên dài dòng văn tự tiếng Nhật, tôi chả nhớ, nhưng tạm gọi ông Chiêm, họ VN .
Ông Chiêm có họ ngoại ở đồng bằng sông Cửu Long, năm 7 tuổi, 1945, ông bị lạc ngoài phố, rồi được một viên sĩ quan Nhật đưa về tổ quốc họ, cho ăn học,nuôi lớn lên, cách nào mà ông ta không nói được một câu tiếng Việt.
Tất nhiên ông ta chỉ nói tiếng Nhật, và vài chục năm nay, có sự xuất hiện của người Việt tới Nhật sinh sống, ông Chiêm do phúc đức ông bà ngoại,có lẽ thế, đã tự tìm hiểu tông tích và
biết được phần nào sự liên hệ cá nhân mình, ông đã quyết chí học rồi đọc thật nhiều sách báo VN...
Nay ông nói chuyện đã rành rẽ ngôn ngữ Việt, theo dõi các sinh hoạt của người Việt đang sống rải rác nơi xứ Phù Tang .
Ông Chiêm cũng đã lập gia đình do bên nội xếp đặt là vợ Nhật, có con đang du học ở Mỹ này.
KHỔNG VĂN ĐƯƠNG ** Con Chó Trung Thành
Hồi tôi mới độ 15 tuổi, bố tôi mang về một con chó đực. Con chó
có bộ lông trắng, đôi mắt màu nâu đen rất đẹp. Năm đó mất mùa đói kém, gia đình
tôi phải thường xuyên ăn độn khoai sắn. Lạ lùng thay, con chó này cứ lớn phổng
phao, mượt mà. Nó phải nặng đến 15kg. Cũng như nhiều gia đình khác, những con
chó nuôi đều không được đặt tên. Nó là loài vật, nên vô danh ! Mỗi lần muốn
gọi, chỉ cần: "Êu, Êu" là nó xuất hiện, ve vẩy đuôi, miệng rít lên
những tiếng như tiếng rên, rất dễ thương ! Thường ngày, khi không có ai cần
đến, nó nằm khoanh tròn trong gậm giường, đầu hướng ra phía cửa. Có khách lạ,
nó sủa lên vài tiếng báo hiệu. Còn là người quen thân, nó vùng dậy, xông ra,
vẫy đuôi rối rít và kêu lên mừng rỡ.
Từ ngày mua được con chó này, nhà tôi như được bình an hơn. Cha
tôi quý con chó lắm. Mùa đông giá rét, ông lấy một chiếc bao tải quấn quanh
mình, giữ ấm cho nó.. Những ngày hè nóng nực, ông mang nó ra ao tắm cho sạch
lông. Nhà tôi nghèo như thế, vậy mà đôi khi ông vẫn đi đâu đó tìm được một khúc
xương mang về cho nó gặm. Con chó rất quyến luyến cha tôi, suốt ngày luẩn quẩn
bên ông.
Thursday, January 25, 2018
Sunday, August 23, 2015
Saturday, August 22, 2015
TIỂU TỬ * Tôi nằm gác tay lên trán
Hồi
nãy, nằm một mình trong phòng, tôi gác tay lên trán hồi nào tôi
không hay! Một cử chỉ rất tầm thường, ở quê tôi - Việt Nam – thiên
hạ hay làm như vậy khi suy nghĩ chuyện gì hay khi gặp khó khăn gì.
Và thường thì cử chỉ "gác tay lên trán" đó lâu lâu có kèm theo
tiếng thở dài … làm như để trút ra một cái gì đang đè trong lồng
ngực.
Nhớ hồi nhỏ, nằm gác tay lên trán là bị người lớn rầy : "Lất tay xuống! Làm vậy không nên!". Không ai giải thích tại sao không nên, nhưng rồi khi lớn lên, không ai dạy mà tự nhiên cũng biết nằm gác tay lên trán, và cũng không ai dạy mà tự nhiên cũng biết thở dài …
Nhớ hồi nhỏ, nằm gác tay lên trán là bị người lớn rầy : "Lất tay xuống! Làm vậy không nên!". Không ai giải thích tại sao không nên, nhưng rồi khi lớn lên, không ai dạy mà tự nhiên cũng biết nằm gác tay lên trán, và cũng không ai dạy mà tự nhiên cũng biết thở dài …
Subscribe to:
Posts (Atom)