văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Monday, January 29, 2018

PHAN BÁ THỤY DƯƠNG ¤ Qua Ô CỬA của Trần Hoài Thư, Nghỉ Về Thơ Chiến Tranh Miền Nam.


IMG_0248


Ảnh THT

Herbert Hoover vị tổng thống thứ 31 của Hoa Kỳ đã nói: “Giới lãnh đạo già tuyên bố chiến tranh nhưng chính giới trẻ là người phải chiến đấu và chịu chết.” [1]

Chiến tranh đã tạo nên không biết bao nhiêu cảnh ly tán, hủy diệt không biết bao nhiêu sinh mạng một cách oan uổng và làm kiệt quệ trầm trọng tài nguyên quốc gia. Nhưng, nếu nhìn từ một góc độ khác, chiến tranh cũng đã sản xuất, tạo nên nhiều vĩ nhân lừng danh trong quân sử, những văn thi sĩ lỗi lạc trong nền văn học sử thế giới.

DUNG NGÃ ** Áo Dài



Áo dài là y phục truyền thống của dân tộc Việt Nam.  Từ xưa, cả đàn ông và đàn bà đều mặc áo dài trong các ngày lễ hội, nên được gọi là quốc phục.  Trong các thập niên 1960, 1970, tại miền Nam áo dài là y phục thường ngày cho phụ nử trong các dịp lễ hội, tiệc tùng, dạo phố mua sắm, hay tại các cơ quan phòng sở và chiếc áo dành cho nử sinh trung học là áo dài trắng. Trong những ngày lễ quan trọng, đàn ông vẫn mặc áo dài trong các nghi lễ cổ truyền.  Áo dài dành cho đàn ông thường thường là màu đen, rộng, dài đến giửa ống chân, thường đi đôi với khăn đóng.  Khăn đóng còn gọi là khăn xếp, là một vật để đội nhưng được gọi là khăn, có lẽ do được tạo thành bởi chiếc khăn xếp nhiều lượt.  Đàn bà vẫn dùng khăn xếp trong các ngày lễ cổ truyền tạo thêm phần trang trọng, hoặc như là vật điễm trang để tăng thêm duyên dáng.  Đàn bà thường dùng hàng vải lụa màu hoặc vải lụa in hoa để may áo dài.  Hàng lụa mỏng là chất liệu thích hợp nhất dùng cho áo dài.  Hàng lụa mỏng thích hợp với thời tiết, lại tuyệt vời cho việc thiết kế áo dài theo sát với thân người để phô diễn đường cong tự nhiên của thân thể.  

PHAN BÁ THUỴ DƯƠNG ** lời gọi cỏ may 2















viết cho người xóm vắng Sơn Qui.
         
         tạ từ em với sương mai
         anh lên tay súng cất lời hô quân
         tàu đi sông nước chập chùng 
         nẻo quan san đó gian truân đã chờ

CAO MỴ NHÂN ** Sóng Kobe



Từ đảo Kobe anh về miền nhiệt đới  
Nghe tiếng chim kêu , tưởng mùa xuân tới 
Rất xa hơn, giọng hát của một người  
Bay bổng lên không lời ca ngợi mặt trời ... 

VƯƠNG TRÙNG DƯƠNG * *Năm Mậu Tuất 2018 -Tản Mạn Về Chó Trong Thơ



Trong văn hóa Á Đông chó được xếp vào 12 con giáp ở vị trí thứ 11 với chi Tuất và một trong những con vật thuộc lục súc là sáu giống gia súc: trâu, chó, ngựa, dê, gà, lợn.
Tác giả vô danh đặt thành lối tuồng, biến thể của lối song thất, 570 câu, những lời tranh luận của lục súc, gọi là Lục Súc Tranh Công được giảng dạy trong chương trình Việt Văn lớp Đệ Lục trước năm 1975 ở miền Nam VN.
Sáu con tranh nhau kể công, cho nên gọi là tranh công. Đầu tiên, trâu tị với chó, chó cãi lại, đến lượt chó tị với ngựa, rồi ngựa với dê, dê với gà, gà với lợn; không con nào chịu con nào. Nhờ có lời giảng giải của chủ nhà, sáu con lại hiểu nhau và con nào cứ yên phận làm tròn công việc con ấy.

NGÔ ĐÌNH CHƯƠNG ** Xuân Nay


Xuân đến,nào ca khúc đón Xuân
Xuân em vừa độ tỏa hương xuân
Xuân nay rõ khác xuân năm ngoái
Xuân ấy chưa tròn vóc dáng xuân
Xuân điểm rộn ràng hoa nhụy thắm

HỒ CÔNG TÂM & NGUYỄN PHÚ LONG ** Thơ Xướng Hoạ


CẢM ĐỀ MỘT MỐI TÌNH THƠ

Sự tình đã rõ mười mươi
Áng thơ “Tứ Tuyệt” trêu ngươi Cụ Bà!

Sunday, January 28, 2018

CAO MỴ NHÂN ** Người Ở KOBE



Cách đây 3 năm, trên đường thiên lý, tôi gặp một nhà thơ, gọi là người Nhật, gốc VN, tên dài dòng văn tự tiếng Nhật, tôi chả nhớ, nhưng tạm gọi ông Chiêm, họ VN . 
Ông Chiêm có họ ngoại ở đồng bằng sông Cửu Long, năm 7 tuổi, 1945, ông bị lạc ngoài phố, rồi được một viên sĩ quan Nhật đưa về tổ quốc họ, cho ăn học,nuôi lớn lên, cách nào mà ông ta không nói được một câu tiếng Việt. 
Tất nhiên ông ta chỉ nói tiếng Nhật, và vài chục năm nay, có sự xuất hiện của người Việt tới Nhật sinh sống, ông Chiêm do phúc đức ông bà ngoại,có lẽ thế, đã tự tìm hiểu tông tích và 
biết được phần nào sự liên hệ cá nhân mình, ông đã quyết  chí học rồi đọc thật nhiều sách báo VN...
Nay ông nói chuyện đã rành rẽ ngôn ngữ Việt, theo dõi các sinh hoạt của người Việt đang sống rải rác nơi xứ Phù Tang . 
Ông Chiêm cũng đã lập gia đình do bên nội xếp đặt là vợ Nhật, có con đang du học ở Mỹ này.

KHỔNG VĂN ĐƯƠNG ** Con Chó Trung Thành


Hồi tôi mới độ 15 tuổi, bố tôi mang về một con chó đực. Con chó có bộ lông trắng, đôi mắt màu nâu đen rất đẹp. Năm đó mất mùa đói kém, gia đình tôi phải thường xuyên ăn độn khoai sắn. Lạ lùng thay, con chó này cứ lớn phổng phao, mượt mà. Nó phải nặng đến 15kg. Cũng như nhiều gia đình khác, những con chó nuôi đều không được đặt tên. Nó là loài vật, nên vô danh ! Mỗi lần muốn gọi, chỉ cần: "Êu, Êu" là nó xuất hiện, ve vẩy đuôi, miệng rít lên những tiếng như tiếng rên, rất dễ thương ! Thường ngày, khi không có ai cần đến, nó nằm khoanh tròn trong gậm giường, đầu hướng ra phía cửa. Có khách lạ, nó sủa lên vài tiếng báo hiệu. Còn là người quen thân, nó vùng dậy, xông ra, vẫy đuôi rối rít và kêu lên mừng rỡ.
Từ ngày mua được con chó này, nhà tôi như được bình an hơn. Cha tôi quý con chó lắm. Mùa đông giá rét, ông lấy một chiếc bao tải quấn quanh mình, giữ ấm cho nó.. Những ngày hè nóng nực, ông mang nó ra ao tắm cho sạch lông. Nhà tôi nghèo như thế, vậy mà đôi khi ông vẫn đi đâu đó tìm được một khúc xương mang về cho nó gặm. Con chó rất quyến luyến cha tôi, suốt ngày luẩn quẩn bên ông.

Thursday, January 25, 2018

* NGÔ ĐÌNH CHƯƠNG ** Xuân Mười Tám





Mùa xuân mây tím hay mù sương
Mỗi bước chân em vui lẫn buồn
Có cây xanh lá, đào chưa nở
Mười tám em chào phố dễ thương