văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Monday, July 1, 2019

HOÀNG TRÚC LY ** Gọi Một Mình



Bếp lửa nhà ai lên khói sương
Người yêu mường tượng mắt u buồn
Buổi chiều rét mướt vào chăn gối
Sao em không về tôi mến thương?

Thơ mà huyền hoặc núi non ơi!
Lửa thép cuồng lên giữa mộng đời
Qua thoáng qua rồi mơ ước cũ
Máu nghẹn đôi đường vơi lệ vơi...

Sunday, June 30, 2019

NGUYỄN AN BÌNH ** HƯ ẢO NGƯỜI

Hư ảo người hay hư ảo tôi
Nạ đeo sao kín được mặt người
Dòng trôi mất dấu sông không đáy
Mộ địa đầy những bóng ma trơi.

Hư ảo người hay hư ảo mưa
Li ti hạt nhớ gọi âm thừa
Cây cao ngút gió đành phơi mỏng
Rêu ngói đình chùa phủ phố xưa.

Friday, June 28, 2019

NGUYỄN MẠNH TRINH ** Đọc Ngàn Lời Thơ (toàn tập) của Hà Thúc Sinh



Không hiểu sao, thơ Hà Thúc Sinh đối với riêng tôi có sự cộng hưởng kỳ lạ. Khi đọc những bài thơ của ông, tôi thấy hình như có điều gì giông giống với suy tư của mình và gợi cho tôi những cảm giác của giây phút sống thực song song với những thi ảnh và thi tứ của một người coi thi ca như một lẽ sống trên đời. Ðọc Ngàn Lời Thơ, tôi thấy được những dặm trường hành của thơ ông, từ những tập thơ viết thời gian gần đây đến những bài thơ viết thuở xa xưa, là phản ảnh lại một cuộc sống mà những thăng trầm đã còn hằn dấu vết. Thơ hào sảng khi tuổi trẻ chiến tranh, bây giờ ở xứ người “cay chua” với thời thế và “mặn ngọt” với kỷ niệm.

Thursday, June 27, 2019

TRẦN VẤN LỆ ** Bóng Mưa Bay


Người đi rồi! Đã đi rồi!
Làn sương, cọng khói, tiễn người chân mây!
Mười năm… người trở về đây
Hay trong chớp mắt là ngày-hôm-sau?
Nghĩ mai… nước mắt, đã trào
Nghĩ lâu hơn nữa, chừng nào Thiên Thu?

Sunday, June 23, 2019

Thảo Dân ** Ta Về Một Bóng Trên Đường Lớn (Thơ Tô Thùy Yên).

                                                                                                                                                                                                                                                     
Xưa giờ, tôi vẫn tự nhận mình mê thơ Nam hơn thơ Bắc. Bởi lẽ, với riêng tôi, thơ là tiếng nói thốt lên tự đáy lòng, không cần phiên dịch, không cần triết lý, không cần gò bó trong những trúc trắc diễm lệ câu từ. Thơ càng chau chuốt, bóng bẩy thì, hình như, cái tình càng ơ hờ, nhạt nhẽo. Thơ cũng không phải nơi để gửi gắm triết lý. Làm việc đó, văn xuôi và triết học tốt hơn nhiều. Thơ để cảm, để yêu, để nơi trái tim gặp gỡ trái tim. Vậy mà có một ngoại lệ, nhà thơ tôi yêu thích trong âm thầm, khá lâu bền, lại là người được giới phê bình nhận xét “Người Nam nhưng mang hồn thơ Bắc”: Nhà thơ Tô Thùy Yên.

PHẠM TÍN AN NINH ** Đằng Sau Cuộc Chiến


Cuộc chiến ba mươi năm kết thúc, nhưng chỉ làm cho đất nước điêu linh, dân tộc khốn cùng, kéo theo bao chia ly tan tác. Trước tháng 4/1975 hầu hết những người trai trẻ miền Nam là lính chiến. Nếu may mắn sống còn qua thời lửa đạn, cũng từng phải khốn cùng trong ngục tù cộng sản sau ngày bại trận oan khiên. Ra tù, tứ tán trôi dạt muôn phương, ngỡ không bao giờ còn gặp lại bạn bè đồng đội cũ. Vậy mà dường như đất trời thương xót, hồn thiêng sông núi chở che, run rủi bao cuộc trùng phùng bất ngờ, cảm động, như họ vừa cùng tái sinh ở một thế giới nào khác. 

Saturday, June 22, 2019

Thiếu Khanh * *NGƯỜI XƯA KHÔNG CHO NHƯ THẾ LÀ “ĐẠO VĂN”


Mới đây có người đưa lên Facebook bài thơ Xuân Nhật Yết Chiêu Lăng(1) của Vua Trần Nhân Tông và cho rằng nhà vua đạo văn, vì trong bài thơ bốn câu của nhà vua có hai câu cuối giống hai câu thơ trong bài Hành Cungcủa Nguyên Chẩn, một nhà thơ thời vãn Đường của Trung quốc.

Sunday, June 16, 2019

HOÀNG LONG HẢI ** Chuyện “Năm Tu-Hú”



Xin nói vài lời:
    Tôi chưa có ý định đăng bài nầy lên, nhưng hôm nay, ngày Chủ Nhật Father’s Day, thấy “thiên hạ” viết nhiều bài về “tình cha”, “công cha” thật hay nên tôi làm ngược lại.
    Đời đâu có phải lúc nào cũng đẹp như người ta tưởng, mơ ước hay vẽ vời…
    Loài vật cũng thế.
    Ở nhà quê, chim tu hú là loài có cái mả bề ngoài khá đẹp, hót cũng hay, nhưng đó là loài chim mỏ quắp, ăn thịt, đôc ác có hạng. Người dân quê không ưa. Kỵ nhất đó là loài chim đẻ con không thương, loài chim đẻ nhờ. Tu hú không bao giờ làm tổ. Nó đẻ nhờ vào tổ chim cu. Chim cu lo ấp, nở, kiếm mồi nuôi chim tu hú, như “Mẹ gà con vịt...”  Đến khi chim tu hú đủ lông cánh thì nó… bay mất, giống như lũ “vịt giời” trong cuốn phim “Thương nhớ ở ai” vậy:

        Chúng con là lũ vịt giời
        Nhỏ thời ăn hại, lớn thời bay đi…

phan bá thụy dương ** nói với thiền khách

PBTD

tặng trần thiện hiệp

cánh hạc nào bay trong triền nắng sớm
tiếng hót xa xăm
như tận cõi trời
sao u trầm chất ngất khách thiền ơi
xin nhẹ bước trên lối mòn tỉnh lặng

Thursday, June 13, 2019

CUNG TÍCH BIỀN ** mối tình thời gió chướng


Một thời gian ngắn trước khi hiệp định Geneve 20-7-1954 được ký kết để chia cắt lãnh thổ Việt Nam ra làm hai, trong những vùng Kháng chiến do Việt Minh kiểm soát, chính quyền Đỏ đã có một chủ trương, “Cắm gốc rễ lại miền Nam, nhân rộng lực lượng, để tái hoạt động sau này”.