văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Tuesday, January 7, 2020

NGUYỄN AN BÌNH ** SẮC NHỚ MÙA XUÂN



Ngày xuân áo lụa bay thành bướm
Thuở ấy tình yêu rất trẻ thơ
Con gái tiếng cười sao trong quá
Nửa con mắt liếc cũng nằm mơ.


Ngày xuân mưa bụi vương đầy tóc
Mầm cỏ xanh non rộn đất trời
Mấy ai hiểu được từ lòng đất
Sợi chỉ vương mang thuở yêu người.

Monday, January 6, 2020

Đàm Ngọc Tuyên **.Tội ác của Tố Hữu đối với cái chết của nhà thơ Vũ Hoàng Chương


Vũ Hoàng Chương (5 tháng 5 năm 1916 – 6 tháng 9 năm 1976) là một nhà thơ người Việt Nam, với văn phong được cho là sang trọng, có dư vị hoài cổ, giàu chất nhạc, với nhiều sắc thái Đông Phương. Ông sinh tại Nam Định, nguyên quán tại làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, nay là huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên.

Sunday, January 5, 2020

CAO MỴ NHÂN ** XOÃ TÓC GỌI THƠ


Trong chăn ấm, thấy lạnh buồn
Hình như gió núi đang luồn qua thân
Bao giờ cho hết trăm năm
Để qua kiếp khác em gần gũi anh

Trên trời bát ngát mầu xanh
Có đôi chim trắng chưa đành xa nhau
Trưa pha bồ kết gội đầu
Cả kinh thành xoã tóc sầu gọi thơ

Thursday, January 2, 2020

HỒ TRƯỜNG AN ** những phiến mỏng của hạnh phúc

Quân có hai bà chị họ cùng chung một họ, cùng chung một ông sơ bên nội, nhưng khác bà sơ. Ông cố Hai của chàng là con bà vợ lớn. Còn ông cố ruột và ba cố Tư của chàng là con bà vợ nhỏ. Ông cố Hai tức là ông cố ruột của hai nguời chị họ đó. Tuy thế, gia tộc của Quân cùng quây quần trong cái Xóm Cầu Kè thuộc làng Long Đức Đông theo kiểu tứ đại đồng thôn  chứ không như các đại gia tộc quý phái bên Tàu sống theo kiểu tứ đại đồng đường.

TRẦN TUẤN KIỆT ** con chim, em và tôi


con chim trắng nọ bay tung gió
hót rụng trăng vàng giữa biển khơi
ôm mãnh trăng tàn em ngủ lạnh
đảo buồn xao xuyến giấc mơ rơi

em ngủ ngàn năm sóng gợn sầu
lấp lánh sao ngời biển hạt châu
con chim trắng nọ bay xa hút
mất ánh trăng vàng em xót đau

Wednesday, January 1, 2020

TẠ TỴ ** Đinh Hùng


Đinh Hùng: Làm thơ, viết văn. Sinh ngày: 3-7-1920 tại Hà Đông. Mất ngày: 24-8-1967 tại Sài Gòn. 
Tác phẩm: Mê hồn ca, thơ (Tiếng Phương Đông xuất bản, 1954, Hà Nội), Đường vào tình sử, thơ (Nam Chi, Sài Gòn, 1961), Ngày đó có em, thuật ký (Giao Điểm 1967) 
Đinh Hùng – Với cơn mê trường dạ

Tuesday, December 31, 2019

HOÀNG NGỌC LIÊN ** Tưởng Niệm Hoàng Trúc Ly (1933-1985)

Hoàng Trúc Ly


Hoàng Trúc Ly tên thật là Đinh Đắc Nghĩa, sinh năm 1933 tại Đà Nẵng, có bằng tú tài Pháp.
Tác phẩm tiêu biểu: tập thơ duy nhất Trong Cơn Yêu Dấu và một số các thi phẩm khác đăng rải rác trên các báo, tạp chí, tập san ở Nam Việt Nam. 
Thơ ông có nhiều sáng tạo xuất thần trong cách sử dụng ngôn ngữ, dùng phong cách và kỹ thuật Tây phương nói lên triết lý Đông phương.

Monday, December 30, 2019

ĐÀO VĂN BÌNH ** Songkhla Dậy Sóng


Tại Quán Biển Xanh của Thị Trấn Songkhla, Thi Thi một mình đứng dựa vào lan can, mắt dõi nhìn ra phía biển xa xa. Bán Ðảo Malay nhô dài ra phía biển, xanh rợp những hàng dừa trông tựa như mũi của một con cá sấu. Buổi chiều, từng đoàn ghe, tàu ra vô làm cho cửa biển thật chộn rộn nhưng Thi Thi thì cứ vẫn đứng yên như thể tâm hồn phiêu bạt nơi đâu. Với kiến thức và suy tính của nàng, nàng nghĩ rằng việc tìm kiếm tông tích mẹ dù khó khăn nhưng không phải không hy vọng. Nhưng đến nay thì nàng cảm thấy tình thế hầu như tuyệt vọng cho nên hai giọt lệ tự nhiên lăn dài trên khóe mắt. Xót xa nghĩ đến mẹ, nàng nhắm nghiền đôi mắt và… ký ức kinh hoàng của chín năm về trước một lần nữa lại hiện về.

Sunday, December 29, 2019

NGÔ NGUYÊN NGHIỄM ** CHẺ NÚI VÀNG BAY KHẮP ẢI QUAN



Bỗng nhiên núi nứt giữa biên cương
Mộ chí ngàn năm bốc cuối đường
Hài cốt người xưa sương khói quá
Mịt mờ sử ký lạnh kinh thiên
Từng giây tiếng khóc rơi trên đá
Đá chảy tan tành giữa núi sông...
Thế sự hỗn mang ngoài trí tưởng
Vàng bay khắp ngỏ ngách quê hương!

Saturday, December 28, 2019

NGUYỆT ĐÌNH ** Túy ca

   
                                    
Riêng tặng Bùi Ngọc Tuấn, Tác giả “Say Giữa Mùa Trăng” 
                                  Ô kìa! Thi sử là đây
                                  Một thiên sầu hận 
                                  vơi đầy giòng châu!
                                  Sa trường túy ngọa 
                                  xưa sau
                                  Bọc thây da ngựa đổi màu “pông sô”