văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Friday, February 7, 2020

PHAN BÁ THUỴ DƯƠNG ** Tình Khúc Nếu Mai Em Về

gởi VTBN

nếu mai em có về xóm biển
thả gió về trời cho mây bay
bên con suối ngọc mơ màng ngủ
cho tóc em nồng hương cỏ may
nước mắt mẹ -
có rơi dài đêm tối ?
nỗi niềm cha –
còn u ẩn tháng năm ?
em - em đó sầu dâng mấy độ
ngóng trăng suông và lạnh chỗ nằm

Tuesday, February 4, 2020

HỒ TRƯỜNG AN ** Bèo Bọt



Năm nay ông Nhưn Giáp cảm thấy mình mỏi mệt và yếu sức lắm rồi, nên bàn với vợ:
– Chắc là tôi khó thể theo nghề thương hồ nữa. Vợ chồng mình hãy còn một ít vốn liếng, nên thu xếp về Đạo Thạnh. Bà nên mua một con heo nọc đi bỏ giống kiếm ăn qua ngày. Còn tui trở lại nghề thiến heo, chắc cũng không đến nỗi chết đói đâu.
Bà Nhưn Giáp nghiến răng:
– Tui đã thề với má tui là không bao giờ tui trở về Đạo Thạnh. Nay ông ứng bà hành gì mà ông lại có ý nghĩ kỳ cục đó? Thà tụi mình tấp vào xứ khỉ ho cò gáy nào đó để “trụ” còn hơn là quay về cái xứ Đạo Thạnh bạc bẽo đó?

Sunday, February 2, 2020

PHAN BÁ THUỴ DƯƠNG ** Nói Với Thiền Khách

ĐHN, Huỳnh Tấn Thời, TTH, PBTD

Gởi ĐỗHồngNgọc, TrầnThiệnHiệp

Cánh vạc nào bay trong triền nắng sớm
Tiếng hót xa xăm như tận cõi trời  
Sao u trầm chất ngất khách thiền ơi 
Xin nhẹ bước trên lối mòn tỉnh lặng

Saturday, February 1, 2020

THY AN ** Lục Bát Tha Hương


mai này huyễn ảo mùa trăng
nhớ chi cổ độ còn chăng bến mờ
ngắn câu, nỗi nhớ thành thơ
dài lời, trăn trở hững hờ tiếng ca

về đâu tâm thức ta bà
cuốn trong ngũ uẩn mặn mà trần ai
ngày trông thế sự bi hài
đêm mang thiên cổ giải bày chuyện xưa

NGUYỄN AN BÌNH ** KHI MÙA XUÂN BỎ LẠI



Đàn chim bỏ thành phố bay đi
Hàng cây kèn hồng lặng im cùng ngọn gió
Ngỏ nhỏ có gì vui để ồn ào như thế
Mây xám dừng lại trên đầu
Bầu trời chợt vần vũ cơn giông
Giọt nắng chẻ hai theo người một nửa

Friday, January 31, 2020

NGÔ NGUYÊN NGHIỄM ** Phan Bá Thụy Dương: Đại Thiên Sa Giới Ngoại/Hà Xứ Bất Vi Gia


PBTD


Hai câu kệ của tổ sư Thường Chiếu đời nhà Lý, được nhà thơ Phan Bá Thụy Dương chuyển ý “ngoài cõi trời bao la vô tận đó/ có nơi đâu chẳng thể gọi là nhà”. Cái khuynh khoái của người nghệ sĩ chất nhẹ trên đôi vai gánh tang bồng, thì thế sự chất chồng chung quanh nẻo sống chỉ là những cát bụi phù du. Bước đạt ngộ của kẻ làm văn nghệ hình như cũng tương đồng với thậm thâm vi diệu pháp của người tu chứng. Quẫy trên lưng cả một vũ trụ nghiệp chướng dầy đặt những hạnh phúc hay khổ đau, như quẫy nhẹ cả hư không trong lòng người đạt ngộ.

Thursday, January 30, 2020

HỒ TRƯỜNG AN ** Ba nàng dâu trẻ


Thím Ba, chu choa ơi, không dè vào tuổi năm mươi tui còn được trời thương Phật đoái nên ông nhà tui trở về với tui sau bảy tám năm ròng ổng mê say con vợ nhỏ Bắc kỳ mà bỏ bê tui. 
Bảy tám năm trước, con Hưng Lộc Ninh cướp sống ổng, bỏ tui ở chốn quê nhà xả thân mẹo dậu nuôi con một mình. Chắc thím có nghe nói về con vợ bé đó? Nó là em gái ông cặp-rằng Nguyễn văn Lai, làm việc cho đồn cao su Lộc Ninh.

Tuesday, January 28, 2020

NGUYỄN AN BÌNH ** PHỐ NÚI HOA ĐÀO



*Tặng Thiên Nguyễn, những ngày ở trại sáng tác Đà Lạt

Hoa đào trên phố núi
Chợt bừng nở cuối đông
Có hẹn người năm cũ
Về trong nỗi chờ mong?

Tin buồn: Nhà văn HỒ TRƯỜNG AN đã từ trần [1938-2020]




Được tin bạn Hồ Trường An, tên thật Nguyễn Viết Quang, sinh quán Long Hồ - Vỉnh Long. HTA nguyên là cựu Sỉ quan Báo Chí/CTCT tại Quân Đoàn/Quân Khu 3,.vừa từ giả biệt cõi đời ngày 27/01/2020 - tức mùng 3 Tết, tại Troyes, nước Pháp.

TRẦN TUẤN KIỆT ** Tính chất nhân bản và trữ tình trong thơ Phan Bá Thuỵ Dương

Sa Giang TRẦN TUẤN KIỆT

Tuy nói là hành nghề tay trái, nhưng chỉ kể từ 1968-72, PBTD đã từng đảm nhận nhiều trọng trách chuyên môn trong ngành báo chí truyền thông, như phụ trách Trang VHNT, Trang Thơ, Trang Văn Nghệ Quân Đội, Trang Của Lính, viết truyện dài Gió Đi Trên Tóc cho báo Ánh Sáng, truyện dài Những Sợi Nắng Hồng cho báo Tự Cường và sau cùng làm Tổng Thư Ký tòa soạn cho tuần san Định Mệnh, đồng thời viết truyện dài Vùng Lá Thắm Sương Mù đăng cùng với truyện Thần Thánh Lưu Vong của Nguyễn Đình Thiều và một truyện của anh Mai Thảo. Ngoài ra, khi trông coi tờ báo anh đã qui tụ về những học giã đáng kính như các giáo sư ĐH: Nguyễn Hữu Lương, Nguyễn Đăng Thục, Đào Nguyên Nguyễn Văn Nguyện, Trác Lâm Nguyễn Nho Lâm và nhà văn Nguyễn Mạnh Côn, Mai Thảo...