Thursday, February 20, 2020
QUYÊN DI ¤¤ Thi Ca Cung Trầm Tưởng Càng Mang Sắc Thái Triết Học Và Tôn Giáo
Cung Trầm Tưởng |
Bài thơ “Một Người Bầu Trời Chiếc Lá và Dòng Sông” nằm trong thi tập Bốn là một thí dụ điển hình.
Trước hết là một cái nhìn về vũ trụ quan.
Bầu Trời là Thiên mà Dòng Sông là Địa. Chiếc Lá là tượng trưng của vạn vật. Còn Người là “nhân linh ư vạn vật.” Một tựa đề thôi cũng đủ vẽ ra bối cảnh của đại vũ trụ mà trong đó Người là tiểu vũ trụ.
THẾ UYÊN ¤¤ Người Đứng Lại
Trong những nhà văn Việt Nam, có lẽ tôi và nhà văn nữ Nhã Ca thì phải, là những người đầu tiên dùng máy chữ để viết văn. Ở Tây phương, việc sử dụng máy chữ để viết, là việc quá thường. Ở nơi tôi, việc sử dụng máy chữ phát xuất từ luật lệ Sở kiểm duyệt (mang nhiều tên khác nhau, tên chót rất hoa mỹ: Sở Phối hợp Nghệ thuật) thường đòi hỏi nhà xuất bản nhà văn phải đánh máy bản thảo làm ba bản, một bản sẽ được trả lại để in. Lợi tức như tôi hồi trẻ, máy chữ kể như ngoài tầm tay, do đó máy chữ đầu tiên sỡ hữu do một kỹ sư Pháp về, tin chắc tôi sẽ trở thành một nhà văn khá, mua tặng để khuyến khích. Máy này không trụ lâu: mẹ tôi đem bán lấy tiền đi chợ cho các em, trong một thời gian tôi vắng nhà khá lâu. Máy chữ thứ hai do một dược sĩ thích tiểu luận “Nghĩ trong một xã hội tan rã” của tôi, mua tặng. Kể từ máy chữ thứ ba trở đi, lợi tức tôi đã cao đủ để mua lấy máy chữ mỗi khi cần, và lúc đó tuổi đã lớn, không ai thấy cần phải giúp đỡ như hồi trẻ nữa.
Wednesday, February 19, 2020
TRẦN DZẠ LỮ ** Hương Cau Quê Nhà
1. Cứ yên chí là ăn tết SàiGòn năm thứ 32.Không dự định.Không náo nức vì năm nào cũng vậy:Tết SàiGòn không giống Tết Huế hay Hà Nội.Nóng nực.Cộ xe và người với người…Bất ngờ một cú điện thoại bên kia đại dương gọi về: Anh L hả ?Năm ni anh về Huế ăn Tết nghe! Tôi như người từ trên trời rơi xuống: Có tiền mô mà đi! –Anh yên chí. Em đài thọ cho anh về Huế.-vậy thì anh cảm ơn em. Cũng ngót nghét 32 năm không gặp, không liên hệ vì mỗi người một phương.Đâu ngờ Loan có số điện thọai của tôi để gọi về và nhịp cầu tri kỷ được nối kết.
NGUYỄN HIỀN ĐỨC ¤¤ Thử Sơ Phác Chân Dung ĐỖ HỒNG NGỌC
¤ Lời giới thiệu: Nguyễn Hiền Đức, tên thật là Nguyễn Hiền (thường gọi 5 Hiền), còn Đức là tên vợ, chị Phùng Ngọc Đức, nên lấy bút danh Nguyễn Hiền-Đức, quê gốc Hội An, trước 1975 từng có thời là Thư ký Tòa soạn của tạp chí Tư Tưởng, Đại học Vạn Hạnh, thư ký riêng của HT Thích Minh Châu… Anh tốt nghiệp Báo chí và Xã hội học, rồi cao học Sử ở Đại học Vạn Hạnh. Đó là một người gầy gò, trông khắc khổ, nghiêm túc, nhưng rất nhiệt tâm và nói chung… dễ thương…”
TRẦN YÊN HÒA ¤¤ Người Trở Về
tranh Tạ Tỵ |
Ngày trở về, anh bước lê, trên quãng đường đê đến bên lũy tre (Phạm Duy)
Buổi sáng thứ hai của tuần thứ ba, Hiên đang ngồi trong lớp, thì chị thư ký từ văn phòng trường đem lên đưa cho người giảng viên một mảnh
giấy. Người giảng viên đọc qua, rồi nói lớn:
- Cô Hiên có khách, cô lên văn phòng để gặp.
TRẦN KIÊM ĐOÀN ¤¤ Lối Về Của Hạnh Phúc
Xưa có một nàng công chúa tuyệt trần,
Đẹp thanh thoát mong manh như ảo ảnh
Giọt sương đêm long lanh khiến nàng mê mẩn
Soi bóng mình đọng bóng hư không
Đẹp thanh thoát mong manh như ảo ảnh
Giọt sương đêm long lanh khiến nàng mê mẩn
Soi bóng mình đọng bóng hư không
Công chúa tương tư xin vua cha ban xâu chuỗi
Làm bằng những giọt sương đọng trên lá sen xanh
Cả kho báu hoàng cung và cả nước thợ kim hoàn
Tất cả bó tay không ai làm nổi
Subscribe to:
Posts (Atom)