văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Tuesday, August 4, 2020

Uyên Sơn ** Ý NIỆM “CƯ AN TƯ NGUY” ĐỐI VỚI HIỆN TÌNH NƯỚC MỸ


Cư an tư nguy.svg Tiểu luận ca Uyên Sơn
C
u SVSQ/K17 SQTBTĐ
Là mt Sĩ Quan Trừ Bị ca Quân Lc Vit Nam Cng Hòa, có lẽ không ai trong chúng
ta không nhớ đến mt “ý nim” được in trên phù hiu ca Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức: “CƯ AN TƯ NGUY”. Theo tài liu ca Wikipedia, khi Đại tá Lam Sơn Phan Đình Thứ được cử về làm Chỉ Huy Trưởng Trường SQTBTĐ vào năm 1962 để bđầu chương trình hun luyn cho các thanh niên có bng Tú Tài trở lên được gđộng viên để trở thành nhng Sĩ quan Trừ Bị ca QLVNCH, mà khóa mở đầu là Khóa 12 SQTB, ông đã thêm vào bn chữ “Cư An Tư Nguy” vào phù hiu ca quân trường Thủ Đức.

Monday, August 3, 2020

Trần Thiện Hiệp ** em về mùa quì nở


Dòng sông nào em đến
Bến đò nào em qua
Gió còn vương tóc rối
Mắt còn bóng mây xa (?)

Đợi em từ trăng khuyết
Nghe từng hạt mưa sa
Ngày vàng khung cỏ úa
Giọt buồn rơi trong ta

Sunday, August 2, 2020

Trần Vấn Lệ ** Vắng Hoe Hai Bờ Quốc Lộ


Hoa quỳ - hoa dại - hoa hoang
năm năm rồi nhớ màu vàng đường xưa,
đó là ngày tháng sau mưa
năm năm nay chẳng bao giờ mưa thêm!

Thì buồn lắm chớ, thưa em
dọc theo quốc lộ rực lên nỗi buồn!
Ở đây suối có, không nguồn
những con nai chẳng thấy còn lãng du...

Thursday, July 30, 2020

Tiểu Thu **.Dẫu Lìa Ngó Ý…


 


Huệ Khanh làm xong món cánh gà chiên bơ, nhìn đồng hồ thấy đã ba giờ. Vội vàng tắm rửa, thay quần áo, trang điểm là đúng bốn giờ. Nàng cẩn thận để thau cánh gà vào cốp xe rồi cho xe ra khỏi garage. Định đến nhà Kim mới bày ra đĩa. Tuy hai nhà cách nhau chỉ hăm lăm phút lái xe, nhưng phải quẹo tới hai ba cái xa lộ. Có lần nàng đi loanh quanh, phone tới phone lui …mất cả tiếng đồng hồ mới tới được nhà Kim. May mà thiên hạ vừa nhập tiệc, nên món ăn của nàng mang tới không bị ế! Vì thế Huệ Khanh luôn luôn đi sớm và nhìn đường thật kỹ. 

Tuesday, July 28, 2020

THY AN ** Ngày mùa hạ 2020…


soi thủng tấm màn che đôi mắt
thấy chút lửa bập bùng thật xa
lửa mặt trời hay lửa mặt trăng
thúc giục ta trải rộng niềm vui 
ngày hay đêm
không quan trọng
hoa dại nở trên những cánh đồng
và dòng sông vẫn chảy qua rừng núi
người sống và người chết 
nằm yên cạnh đá
chưa nói hết lời
ngày mùa hạ yêu thương trổ bông…

MAI THẢO ** Đất Tạm Dung


Nghỉ hè nghỉ phép, ta thường đi chơi xa, trú ngụ tạm tại khách sạn. Dăm ba bữa nửa tháng, lại trở về nhà.
Thường khi về nhà, lọt vào khung cảnh cũ, ngả mình trên chiếc giường quen thuộc, ta luôn luôn cảm thấy thoải mái, thú vị.

Khách sạn là cõi tạm, nhà là cõi thực. Cuộc đời này là một cõi tạm. Hầu như mọi người đều nghĩ như vậy. Nhưng cái cõi tạm này, chúng ta tạm trú hơi lâu, quen hơi quen tiếng, nên khó rời.

Biết là tạm mà vẫn cứ thích ở… khách sạn!

Thursday, July 23, 2020

Trần Vấn Lệ ** Vĩnh Biệt Mang Viên Long

Từ trái: Sâm Thương (thấy lưng) Chu Trầm Nguyên Minh, Rừng, Nguyên Minh, Lữ Kiều, Đỗ Nghê, Mang Viên Long) Ngày 10.10.13
Từ trái: Sâm Thương (thấy lưng) Chu Trầm Nguyên Minh, Rừng, Nguyên Minh, Lữ Kiều, Đỗ Nghê, Mang Viên Long (Saigon,10.10.2013)

Sáng nay ngồi cắn bút…chưa bắt được ý gì.  Một ngày đang trôi đi / không khéo mình vô dụng?

Saturday, July 18, 2020

trần thiện hiệp ** đêm bát nhã

                

tặng ĐỖ Hồng NGỌC

trong trí nhớ
tiếng thở dài
giữa tàn phai
cơn sóng biển

Wednesday, July 15, 2020

BS Đỗ Hồng Ngọc ** Thư gởi bạn (14.7.2020)




Chuyện của Nghĩ Từ Trái Tim


Cảm ơn bạn đã muốn biết thêm chi tiết về cuốn Nghĩ Từ Trái Tim viết về Tâm Kinh Bát Nhã của mình, do Nhà xuất bản Tổng hợp TP in lần đầu 2003, sau khi đọc bài Huỳnh Ngọc Chiến trên Giác Ngộ Online 2009 đã gởi mình để post lại. Như mình đã có lần nói, mình chỉ học Phật lõm bõm, thấp thoáng thôi như đã “giải trình” trong TÔI HỌC PHẬT (Tệp tuyển do Nguyễn Hiền Đức thực hiện, thuvienhoasen 2019). Lúc trẻ thì mình cũng đọc Krishnamurti, Suzuki… đọc cả Lão Trang, Khổng Mạnh như bao bạn bè cùng lứa. Đọc cho biết. Nhưng có lẽ mình có chút duyên với Phật nên hồi 4,5 tuổi đã được Cha mẹ, cậu dì cõng đi Chùa Cú ở Phan Thiết, nơi có “Linh Sơn Trường Thọ tự”, vì nhà bà Ngoại mình ở gần ngay dưới chân núi.  Nhỏ xíu, chỉ còn nhớ khi tới Đá Bàn, thì nghỉ chân, giở mo cơm ra ăn và nhìn cá bơi lội, lên chùa thì nước lạnh ngắt…

THIẾU KHANH ** ƯU THẾ CỦA CHỮ QUỐC NGỮ ĐỐI VỚI CHỮ VUÔNG BIỂU Ý



Phần 1
Dưới bài viết “Tại sao Việt Nam cải cách thành công chữ viết, Trung Quốc thì không?” của Tác giả: Nguyễn Hải Hoành đăng trên Facebook của Hùng nguyen Dang (https://www.facebook.com/hung.nguyendang.1048/posts/1462006070667326) comment của fbk Quyen Vinh đặt câu hỏi:                                                                                                                                                                                                                                                         
Quyen Vinh Việt Nam có "đũa thần" chữ viết biểu âm, OK. Tàu "cải cách không thành công", ở lại với chữ viết biểu ý, OK. Xin các giáo sư hãy dành thời gian nghiên cứu thêm: Vì sao với chữ viết biểu ý mà Tàu trở thành "nền kinh tế thứ hai thế giới", tệ hại hơn là trở thành "mối de dọa bành trướng toàn cầu". Còn với "ưu thế tuyệt vời" của quốc ngữ-la tinh, khoa học kỹ thuật nước ta giờ đang ở đâu trên bảng xếp hạng. Và quan trọng hơn nữa , quý vị cần nghiên cứu thêm một vấn đề nhạy cảm mà không mấy ai để ý: Đứt gãy truyền thông văn tự dân tộc (con cháu không đọc được trực tiếp di sản viết của tổ tiên mấy nghìn năm) đã gây tổn thương như thế nào cho đời sống tinh thần/văn hóa người Việt?