văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Thursday, October 15, 2020

PHAN ĐỔNG LÝ ** Viết cho một người



Ngoảnh mặt lại mình ta                                                                   

Mênh mang bao nỗi nhớ                                                                 

Bên trời mưa đổ lệ                                                                         

Tao ngộ để mà chi 

Wednesday, October 14, 2020

TRẦN VẤN LỆ ** Một Bài Thơ Trong Mùa Thu



Sáng dậy mở cửa sổ, thấy cái sân thật vàng, lá, không phải ánh trăng.  Mùa Thu đã về thật?

Đưa tay lau nhẹ mắt / rồi ôm ngực mà run.  Lạnh...khiến lòng bâng khuâng / nghĩ về vùng lụt lội...

Nghĩ đồng bào thật tội, đêm qua ngủ thế nào / khi nước dâng lên cao, mái nhà nằm trong nước?

"Ăn cỗ thì đi trước, lội nước thì đi sau", câu nói thành ca dao / mà sao không thanh thoát?

Nghĩ mà thương Đất Nước, những cánh rừng tả tơi, những bè cá chết trôi, những xác người đây, đó...

Nghĩ về cái cổ độ / con đò đứt dây neo...

Tuesday, October 13, 2020

TRANG LUÂN ** VÌ SAO CHỢT TẮT

                                

                                                                                                                           Viết cho một người nằm xuống:

                                                                                                                 Nhạc sĩ: NGUYỄN VĂNĐÔNG

     Gần đây anh có nghe tin gì ở Việt Nam không!”

“Cả tuần lễ nay tôi bận quá nên chẳng có thì giờ để theo dõi tin tức!  Còn anh!  Chắc anh có nhiều tin mới lạ lắm thì phải!”

“Có chứ!  Nhiều lắm.  Nhưng!  Sốt dẻo nhất vẫn là tin nhạc sĩ Nguyễn văn Đông mới vừa qua đời ở Sài Gòn.”

“Anh nghe tin này ở đâu vậy!”

“Cần gì phải nghe ở đâu anh!  Tôi cứ vào youtube thì chuyện gì mà chẳng có ở trong đấy.”

Monday, October 12, 2020

THIẾU KHANH ** CHỮ QUỐC NGỮ DƯỚI MẮT MỘT NHÀ CAI TRỊ PHÁP CUỐI THẾ KỶ XIX



Gần một tuần nay không khoẻ, không ngồi làm việc được, bèn nhân đó nghỉ ngơi và đọc hết cuốn sách CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC TẠI NAM KỲ CUỐI THẾ KỶ 19 do anh Lại Như Bằng vừa gởi tặng.


Cuốn sách là bản dịch các tập tài liệu: “Tiếng Pháp và Nền Học Chính taị Đông Dương (La langue française et l’enseignement en Indo-chine), gồm những “thông tri” của Etienne Francois Aymonier, Giám đốc Trường Thuộc địa tại Paris được đọc trong hai Hội nghị Thuộc địa tổ chức tại Paris vào hai năm 1889  và 1890, và bài phản biện của Emile Roucoules, hiệu trưởng Trừờng Trung học Chasseloup-Laubat ở Sài Gỏn: “Tiếng Pháp, chữ quốc ngữ và nền học chính tại Đông Dương – trả lời ông Aymonier” (La langue française, le quốc ngữ  et l’enseignement en Indo-chine  - Réponse à M. Aymonie,r”  và một bài viết khác cũng của Emile Roucoules, “Nghiên cứu về giáo dục công ở Nam Kỳ (Etude sur l’instruction publique en Cochinchine.” 

Thursday, October 8, 2020

NGUYỄN AN BÌNH ** KHI TA VỀ



Khi về trú dưới hiên mưa

Soi đèn bạch lạp đêm vừa sang canh

Dưới trăng nghe trống trường thành

Dặm xa ngựa mỏi cũng đành buông cương.

Tuesday, October 6, 2020

THY AN ** Độc thoại tháng 8



đùa với mặt trời như một trò chơi 

nhắc nhở thuở xưa giỡn nắng

niềm vui hiện ra trong phút giây

gió mát tấm lưng gầy 

giật mình bàn tay chạm

ừ nhỉ còn bên nhau

lời ca của chim rưng rưng

buổi sớm mai thật ngọt

CMoney : Không để ý, không tranh cãi, không tức giận



Trong thời đại hiểm ác này, cuộc sống lúc nào cũng đầy rẫy những con người xấu xa và những chuyện tồi tệ. Bạn không làm hại người khác cũng tự nhiên có người chủ động đến làm hại bạn. Gặp phải những người ngang tàng không nói lý lẽ như vậy, cách đối phó tốt nhất chính là học hỏi triết lý nhân sinh từ con rùa.

Monday, October 5, 2020

Trần Vấn Lệ ** Thưa Dần Tiếng Chim Hót Ở Sài Gòn*


Vườn Tao Đàn hẹp dần. Thảo Cầm Viên cũng vậy. 

Màu xanh còn chút ấy, ngày từng ngày thớt thưa...

Những đàn chim báo mùa/ lâu rồi đi đâu hết?

Nhiều loài chim bị giết...nên dĩ nhiên hết kêu!

Tuesday, September 15, 2020

TRANG LUÂN ** LÁ THƯ MÙA ĐẠI DỊCH


         Anh Th. thân mến,                
    Tôi viết lá thư này cho anh, vào buổi tối thật ảm đạm tại thành phố Anaheim thuộc miền Nam Cali.  Từ chỗ tôi đang ở, muốn chạy xuống khu Little SàiGòn, tôi phải tốn mất vào khoảng gần 30 phút lái xe.  Nói tới Cali, chắc anh sẽ hình dung ra, đấy là một vùng đất hiền hòa, ấm áp.  Vùng đất mà hầu hết người Việt mình đều qui tụ về đây để lập nghiệp, sinh sống.   Vúng đất còn được mệnh danh là thủ đô của người Việt tỵ nạn trên đất nước hiệp chủng đầy màu sắc phong phú này.  Ở đây, đi đâu anh cũng thấy người Việt!  Chợ Việt.  Hàng quán cùng các bảng hiệu đều bằng chữ Việt.  Đặc biệt nhất, là mọi sinh hoạt ở nơi đây, đều giao dịch với nhau bằng ngôn ngữ mẹ đẻ anh ạ.  Về đây, anh sẽ có cảm tưởng, giống như anh đang đứng ở giữa lòng của thành phố Sài Gòn năm nào.

Trần Mạnh Hảo ** PHÙNG QUÁN: THÈM ĐƯỢC LÀM NGƯỜI



Sau vụ “Nhân Văn giai phẩm” ( 1955-1957), Phùng Quán ( 1932-1995) bị đuổi khỏi quân đội, đuổi khỏi Hội Nhà Văn, bị kiểm điểm quy tội đại phản động vì dám viết bài thơ “Lời mẹ dặn” in trên báo “Nhân Văn” năm 1956 và bài thơ “Chống tham ô lãng phí” viết năm 1957 cũng in trên báo “Nhân Văn”; cả gan dám quần tam tụ ngũ với bọn “đại phản động, đám chống đảng dòi bọ xấu xa, dám hút xách, đĩ điếm gián điệp cho Mỹ Diệm” ( lời thóa mạ của báo “Nhân Dân”) gồm : Phan Khôi, Văn Cao, Nguyễn Hữu Đang, Thụy An, Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Phùng Quán, Trần Đức Thảo