văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Friday, October 16, 2020

NGUYỄN AN BÌNH ** MÙA ĐIÊN ĐIỂN TRÊN SÔNG



Khi về mới biết

Nước đã tràn đồng

Trên từng nhánh biếc

Hoa vàng trổ bông.

BÙI MINH QUỐC ** Mấy kỷ niệm làng văn bị trói


1

 

Vào thượng tuần tháng 11 năm 1978, mấy anh em nhà văn chúng tôi (Thu Bồn, Nguyễn Chí Trung và tôi) đang theo một đơn vị thuộc Quân đoàn 4 tham gia chiến dịch bảo vệ biên giới Tây Nam, tình cờ được đọc trên báo Nhân Dân một tin ngắn đăng trang trọng ở góc đầu trang nhất: Ban Bí thư trung ương Đảng ra quyết định thành lập Đảng đoàn Hội Nhà văn Việt Nam. Trong Đảng đoàn, ngoài các nhà văn nhà thơ vốn là cán bộ lãnh đạo chủ chốt quen thuộc của Hội bấy lâu, còn có thêm các gương mặt mới: Nguyên Ngọc, Giang Nam, Nguyễn Khải. Bí thư Đảng đoàn là nhà văn Nguyên Ngọc. Chúng tôi vui mừng bảo nhau: Quyết định của Ban Bí thư đã đáp ứng một yêu cầu khách quan của việc xây dựng Hội sau khi nước nhà thống nhất, tuy có hơi chậm.

Từ những năm còn chiến tranh, nhiều anh chị em hoạt động văn nghệ ở Hà Nội lần lượt vào chiến trường Khu 5, mỗi khi ngồi với nhau, nói đến Hội Nhà văn thường cứ gọi mỉa mai là Hội của mấy nhà văn, và lại đọc cho nhau nghe một đoạn ca dao rất phổ biến cả trong và ngoài giới cầm bút:

Thursday, October 15, 2020

TRẦN THIỆN HIỆP ** HƯ ẢO


 

      tặng Phan Đổng Lý


mấy ngả đường xưa

đưa tôi về gặp lại

dòng sông hiền cồn cát đồi dương

trên thành phố hải âu thơ mộng

thành phố có em

ngày xưa phương nào về trọ học

áo trắng thiên thần

trời xanh biển sóng

đêm đêm tôi nằm mộng

theo bước chân chim

PHAN ĐỔNG LÝ ** Viết cho một người



Ngoảnh mặt lại mình ta                                                                   

Mênh mang bao nỗi nhớ                                                                 

Bên trời mưa đổ lệ                                                                         

Tao ngộ để mà chi 

Wednesday, October 14, 2020

TRẦN VẤN LỆ ** Một Bài Thơ Trong Mùa Thu



Sáng dậy mở cửa sổ, thấy cái sân thật vàng, lá, không phải ánh trăng.  Mùa Thu đã về thật?

Đưa tay lau nhẹ mắt / rồi ôm ngực mà run.  Lạnh...khiến lòng bâng khuâng / nghĩ về vùng lụt lội...

Nghĩ đồng bào thật tội, đêm qua ngủ thế nào / khi nước dâng lên cao, mái nhà nằm trong nước?

"Ăn cỗ thì đi trước, lội nước thì đi sau", câu nói thành ca dao / mà sao không thanh thoát?

Nghĩ mà thương Đất Nước, những cánh rừng tả tơi, những bè cá chết trôi, những xác người đây, đó...

Nghĩ về cái cổ độ / con đò đứt dây neo...

Tuesday, October 13, 2020

TRANG LUÂN ** VÌ SAO CHỢT TẮT

                                

                                                                                                                           Viết cho một người nằm xuống:

                                                                                                                 Nhạc sĩ: NGUYỄN VĂNĐÔNG

     Gần đây anh có nghe tin gì ở Việt Nam không!”

“Cả tuần lễ nay tôi bận quá nên chẳng có thì giờ để theo dõi tin tức!  Còn anh!  Chắc anh có nhiều tin mới lạ lắm thì phải!”

“Có chứ!  Nhiều lắm.  Nhưng!  Sốt dẻo nhất vẫn là tin nhạc sĩ Nguyễn văn Đông mới vừa qua đời ở Sài Gòn.”

“Anh nghe tin này ở đâu vậy!”

“Cần gì phải nghe ở đâu anh!  Tôi cứ vào youtube thì chuyện gì mà chẳng có ở trong đấy.”

Monday, October 12, 2020

THIẾU KHANH ** CHỮ QUỐC NGỮ DƯỚI MẮT MỘT NHÀ CAI TRỊ PHÁP CUỐI THẾ KỶ XIX



Gần một tuần nay không khoẻ, không ngồi làm việc được, bèn nhân đó nghỉ ngơi và đọc hết cuốn sách CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC TẠI NAM KỲ CUỐI THẾ KỶ 19 do anh Lại Như Bằng vừa gởi tặng.


Cuốn sách là bản dịch các tập tài liệu: “Tiếng Pháp và Nền Học Chính taị Đông Dương (La langue française et l’enseignement en Indo-chine), gồm những “thông tri” của Etienne Francois Aymonier, Giám đốc Trường Thuộc địa tại Paris được đọc trong hai Hội nghị Thuộc địa tổ chức tại Paris vào hai năm 1889  và 1890, và bài phản biện của Emile Roucoules, hiệu trưởng Trừờng Trung học Chasseloup-Laubat ở Sài Gỏn: “Tiếng Pháp, chữ quốc ngữ và nền học chính tại Đông Dương – trả lời ông Aymonier” (La langue française, le quốc ngữ  et l’enseignement en Indo-chine  - Réponse à M. Aymonie,r”  và một bài viết khác cũng của Emile Roucoules, “Nghiên cứu về giáo dục công ở Nam Kỳ (Etude sur l’instruction publique en Cochinchine.” 

Thursday, October 8, 2020

NGUYỄN AN BÌNH ** KHI TA VỀ



Khi về trú dưới hiên mưa

Soi đèn bạch lạp đêm vừa sang canh

Dưới trăng nghe trống trường thành

Dặm xa ngựa mỏi cũng đành buông cương.

Tuesday, October 6, 2020

THY AN ** Độc thoại tháng 8



đùa với mặt trời như một trò chơi 

nhắc nhở thuở xưa giỡn nắng

niềm vui hiện ra trong phút giây

gió mát tấm lưng gầy 

giật mình bàn tay chạm

ừ nhỉ còn bên nhau

lời ca của chim rưng rưng

buổi sớm mai thật ngọt

CMoney : Không để ý, không tranh cãi, không tức giận



Trong thời đại hiểm ác này, cuộc sống lúc nào cũng đầy rẫy những con người xấu xa và những chuyện tồi tệ. Bạn không làm hại người khác cũng tự nhiên có người chủ động đến làm hại bạn. Gặp phải những người ngang tàng không nói lý lẽ như vậy, cách đối phó tốt nhất chính là học hỏi triết lý nhân sinh từ con rùa.