Friday, July 23, 2021
TRẦN VẤN LỆ ** Mưa Sài Gòn Dễ Thương
Thursday, July 22, 2021
BÙI NGỌC TUẤN ** Rượu Trăng Một Bóng
Rượu đêm nay
chuyển vào trăng
Hay là những nỗi bâng khuâng hiện hình
Hỏi đêm, đêm cứ lặng thinh
Hỏi lòng, chỉ thấy tâm tình đớn đau
NGUYỄN BÍCH NGÂN ** XIN ĐỔI KIẾP NÀY [bản dịch: THANH THANH]
Nếu đổi được kiếp này, tôi xin hóa thành cây.
Thử những nhát rìu rạch sâu da thịt.
Trong biển lửa bập-bùng thử sức mình cháy khét,
Thử chịu thói độc-tàn, thử sống kiên trung.
DƯ THỊ DIỄM BUỒN ** PHƯỢNG TÍM NẮNG HÈ
Ca-Li phượng tím nắng hè
Hình như thiếu vắng tiếng ve bên nhà
Thanh xuân thuở ấy đã qua
Tiếng kêu réo rắt âm ba vọng về
Sunday, July 18, 2021
THY AN ** Thổn thức mùa xuân
hôm nay trăng tròn thật sáng
soi vào đêm hạnh ngộ
những tấm lòng quan tâm đến sự đổi dời
run tay chào nhau
đôi khi lời nói không cần thiết
TRẦN VẤN LỆ ** Nắng Và Nóng
NGUYỄN AN BÌNH ** DƯỚI HIÊN MƯA ĐÀ LẠT
Phải chăng suối tóc mềm hơn lụa
Nên giấu tình tôi tận cuối ngày
Đi suốt dốc tình chân đã mỏi
Hạnh phúc chia lìa em có hay.
Friday, July 16, 2021
THANH THANH ** Thơ tiếng Anh Dịch từ thơ tiếng Việt
Thơ tiếng Anh
Dịch từ thơ tiếng Việt
của gần 70 nam+nữ thi-sĩ sinh-sống tại 8 quốc-gia
(America, Australia, Belgium, Finland, France, Germany, Norway, and Vietnam):
Wednesday, June 23, 2021
NGUYỄN AN BÌNH ** VIẾT TRÊN ĐỒI PHƯỢNG TÍM
Khi ta về nằm trên đồi phượng tím
Nghe tiếng chim hoang khản giọng gọi tình
Nhìn mảnh vỡ từ vầng trăng cổ tích
Lạc xuống trần đâu kịp đón bình minh.
PHAN CHÍNH ** Nhà văn NGUIỄN NGU Í & giai thoại từ những cơn điên
Vậy là ông đã rời cõi trần và trang văn từ 42 năm ở tuổi vừa kịp đến 60… Nguyễn Hữu Ngư sinh năm 1921 tại làng Tam Tân, huyện Hàm Tân (Bình Thuận). Thân sinh ông là Nguyễn Hữu Hoàn (tên thật Nguyễn Hữu Sanh, còn gọi là Giáo Hoàn), một nhân vật lịch sử của địa phương, được nhắc đến là một nhà Nho uyên thâm và cũng là một nhà cách mạng từ quê Hà Tĩnh vào ẩn dật ở làng biển Tam Tân sống nghề dạy quốc ngữ và bốc thuốc bắc. Thân mẫu Nguyễn Hữu Ngư là bà Nghê Thị Mỹ quê làng Phong Điền (xã Tân Thuận, huyện Hàm Thuận Nam). Năm 1927, ông Giáo Hoàn bị Pháp kết án 3 năm tù và lưu đày tận Lao Bảo do đứng ra che chở vụ 6 người tù Côn Đảo vượt ngục sau một tuần lênh đênh trên biển, tắp vào ngảnh Tam Tân. Trong số này có nhà cách mạng Hy Cao Nguyễn Đình Kiên (Tú Kiên), hoạt động trong phong trào Đông Du, sau này là Bí thư Kỳ bộ Tân Việt Nam kỳ, có những hoạt động tích cực đến phong trào cách mạng Bình Thuận.