văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Monday, July 26, 2021

M.H.HOÀI-LINH-PHƯƠNG ** Ý Nghĩ Rời Trong Một Ngày Mưa Tháng Hạ.


Hình như thành phố tôi đang ở trời buồn nhiều hơn vui. Mùa đông dài chín tháng, rét căm căm, cắn răng mà khóc. Mùa xuân lẫn trong mùa đông co ro, ẩm ướt, hai tháng mùa hạ oi nồng, một tháng mùa thu tình thơ vội vàng chợt đi, chợt đến, cho đủ một năm mịt mùng, thinh lặng đi qua.. 


Ngày mùa đông, những ngón tay lồng vào nhau vẫn không đủ ấm. Tóc xỏa dài vẫn nghe buốt giá trong từng hơi thở, dù ký ức có quyện tròn môi mắt của người tình xưa. Tôi không thể kêu trời, vì trời quay mặt. Tôi không thể kêu đất, vì đất không nghe, chưa đến lúc gọi tên tôi về.

Sunday, July 25, 2021

PHAN BÁ THUỴ DƯƠNG ** Ngày Về An Hữu



Từng cơn mê đắm run theo gió

Đậu gót chân sen em mỹ miều

Mương lạch nào say quên tình tự

Nên hồn rêu đá cũng đìu hiu


Có phải sáng nay em chải tóc

Cho chim đắm đuối rủ nhau về

Cũng bởi chiều nay hoa kết mật

Làm bướm chập chờn lạc hướng quê

HẠC THÀNH HOA ** Người tình thành phố


Tám năm rồi đó người tình thành phố. Càng gần em càng thấy cô đơn. Ta yếu đuối như loài hoa mắc cỡ. Nếu đau thương chỉ xếp lá lặng buồn. Ngày gió tím đưa ta về xứ lạ. Đã hụt hơi từ những bước đầu. Bởi định mệnh ném vào đời sớm quá 


Lúc lên đường còn ngỡ chiêm bao. Buổi gặp em lòng chợt buồn vô hạn. Mơ hồ như trời đất bốc thành hơi… Đành trở về đây tìm nơi nương náu. Sau lần chết hụt bến trăng sao. Chưa tỉnh hồn nên vẫn còn run sợ. Ngơ ngác tìm hoài một chỗ đất cao

ĐÀM TRUNG PHÁP ** Gìn vàng giữ ngọc cho tiếng Việt truyền thống tại hải ngoại


Phải khốn khổ giã biệt miền Nam khi bị cộng quân miền Bắc xâm chiếm cuối tháng 4 năm 1975, chúng ta mang theo được gì? Của cải, danh vọng, bà con thân thuộc, bạn bè thì không, nhưng chúng ta mang theo được văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam truyền thống ra hải ngoại với chúng ta. Sau hơn 40 năm tỵ nạn tại hải ngoại, chúng ta vẫn duy trì được văn hóa và ngôn ngữ đáng trân quý ấy.

VĨNH HẢO ** Bí Ẩn


Đã có mấy chục người chết khi lái xe qua ngọn đồi ấy. Cùng một cái chết giống nhau. Xe lao xuống vực thẳm khi vừa vượt lên khoảng đường cong, chỗ cao nhất.


Người ta không tin là nơi đó có oan hồn của người chết lôi kéo những người khác vào tai nạn. Nhưng dù thế nào thì do thân nhân của nhiều người đến thăm viếng, đốt nhang hay nến tưởng niệm, nơi đó được dựng lên một cái bia, cạnh một tảng đá bàng lớn. Xe qua lại, nhìn tấm bia ấy, không khỏi rùng mình.

Saturday, July 24, 2021

TRẦN VẤN LỆ ** Kính Thưa Ông Nguyễn Du

t.  

Hai Thế Kỷ rồi, ông mất...mà sao thơ Ông vẫn còn?  "Hoa trôi nước lặng đã yên / hay đâu địa ngục giữa miền trần gian!".


Thưa Ông cái nước Việt Nam / của mình đang như vậy đó!  Tang-thương-đến-hoa-đến-cỏ...cũng là lời thơ của Ông!

Lương Thư Trung ** Nhớ Sài Gòn, Qua Bài Thơ “Mai sau dù có bao giờ” của Đỗ Hồng Ngọc (1)



Giới thiệu chương trình nhạc chủ đề“Tình Ca Việt Nam” trên đài phát thanh Sài Gòn, vào đầu thập niên 1970, nhà văn Nguyễn Đình Toàn viết:

“Tình ca, những tiếng nói thiết tha và tuyệt vời của một đời người, bao giờ cũng bắt đầu từ một nơi chốn nào đó, một quê hương, một thành phố, nơi người ta đã yêu nhau.

Tất cả mùa màng, thời tiết, hoa lá, cỏ cây của cái vùng đất thần tiên đó, kết hợp lại, làm nên hạnh phúc, làm nên nỗi tiếc thương của chúng ta…”(2)

Sa Giang TRẦN TUẤN KIỆT ** Phạm Thái (Chiêu Lỳ)


Nói chuyện trên trời, dưới đất nghe

(thơ Chiêu Lỳ)


Người ta thường nói những kẻ ăn không ngồi rồi suốt ngày cứ ngắm trời, nghía đất, ăn nói vu vơ toàn những chuyện trên trời dưới đất, tất nhiên là khó có ai tin, hoặc cho là tiếu lâm bịa đặt mhảm nhí. Chuyện trên trời dưới đất của kẻ giang hồ đãng tử và chuyện trên trời dưới đất của kẻ có tầm vóc lịch sử khác nhau xa, và các khác hơn nữa là chuyện trên trời dưới đất của một thi nhân khác thường. 


Người ăn nói lừng lẫy nhất của văn học đời Lê –Tây Sơn là đại gia thi sĩ Phạm Thái – Chiêu Lỳ. Ông có tên là Phạm Đan Phượng (1757-1793). Triều Lê suy tàn, ông quảy trường kiếm chống nhau với Tây Sơn, sau thất bại, ông quy ẩn đi tu, hiệu là Phổ Chiêu thiền sư, thọ được 35 tuổi. Ông mất để lại tập Phổ Chiêu thiền sư thi văn tập. Tôi còn nhớ tác phẩm Sơ Kính Tân Trang. Điều mà tôi thích nhất về Phạm Thái là truyện Phạm Thái Trương Quỳnh Như – Vịnh Tây Hồ Phú và những vần thơ trên trời dưới đất của ông, trong lịch sử văn học cổ, chưa có người thứ hai.

Lê Ký Thương ** Bánh Căn đường phố Sài-gòn


Chén nước chấm cá kho đặc biệt chỉ có ở bánh căn Phan Thiết


Một chiều Sài Gòn lất phất mưa, chạy xe trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, tình cờ bắt gặp tấm biển nhỏ vỏn vẹn dòng chữ :”Bánh căn Phan Rang” treo trước căn nhà mặt tiền, lòng bỗng dưng nhớ đến hình ảnh bà Tự mỗi sáng ngồi đổ bánh căn ở cái thị xã nhỏ nhất miền Trung và cũng hiền hoà, bình yên nhất miền Trung trước năm 1975. Bánh căn vốn là món ăn dân dã, chỉ có ở miền Trung, người miền Bắc và miền Nam khi nghe nói đến, họ không thể hình dung ra là món gì.

VÕ THẠNH VĂN ** Hằng


* Tình yêu nầy thần thoại  Từ vương quốc liêu trai

Em 16 mất mẹ  Ta lên 2 mồ côi  Trời mưa râm ướt hẹ (*)  Ðời mặn nồng thắm môi