văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Sunday, September 5, 2021

PHAN BÁ THUỴ DƯƠNG ◙ ◙ Hội Thoại Vui Với Chưởng Môn Người Làng Hà Thượng [1919-2011]

   

 

Với những người hoạt động lâu năm trong giới truyền thông, báo chi...miền Nam thì hầu như ai cũng ít nhiều nghe danh, biết đến cụ Hà Thượng Nhân. Tiên sinh là người nổi tiếng về tài làm thi phú nhanh - có thể nói là xuất khẩu thành thơ - cũng như về đức độ, về tính tình ôn nhu, phóng khoáng c ủa ông khi hành xữ, đối xữ với mọi người. Ông còn là một vị giám khảo thường trực cho giải Văn chương Toàn quốc - do lời mời, yêu cầu của Phủ Quốc Vụ Khanh.

TRẦN TUẤN KIỆT ◙ ◙ Dáng Thơ

Trăng có đẹp như lòng anh thuở nọ

Trời có trong lộng lẫy vạn vì sao

Bước từng bước giữa phố phường rộn rã

Mộng bình yên tươi thắm đến phương nào


Lá đào rụng mùa xuân về mấy nỗi

Cơn buồn xưa thiên cổ thoảng men sầu

Xin góp lại trăm nguồn vui thiên hạ

Thắp lên đền kỉ niệm dưới trời sâu

HÀ THÚC SINH ◙.◙ Bóng Dưới Núi Pasadena


Trăng như da thịt một mỹ nhân

Mây che những phần ngại tỏ lộ

Giữa khi khối óc thôi lang thang

Dường như quanh chàng có nỗi nhớ


Sâu góc núi nổ tiếng ầm lớn

Lòng nghiêng nghiêng lòng như mưa rừng

Róc rách trong hang tựa dĩ vãng

Không thấy hoa mà cảm thấy hương

NGUYỄN HIỀN ĐỨC ** Đỗ Hồng Ngọc: tiếng gọi sâu thẳm của Y Vương


* Thay Quà Tặng mừng Sinh Nhật 81 của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Tặng Bác sĩ Văn Công Trâm (Đức quốc)

NHĐ 


    1- Vì sao Đỗ Hồng Ngọc chọn ngành Y?

Đậu tú tài II xong, Đỗ Hồng Ngọc băn khoăn trước ngã ba đường: Vừa muốn học y, lại muốn học sư phạm, học văn khoa. Cuối cùng thì Đỗ Hồng Ngọc quyết định thi vào trường y.

Đỗ Hồng Ngọc chỉ thi vào trường y, theo tôi từ những nguyên do sâu xa, những “ám ảnh không rời” ngay từ quãng đời tuổi thơ côi cút của anh ở quê nhà:

Friday, September 3, 2021

TRẦN VẤN LỆ ** Bão Ida Đã Tới Và Đã Qua




Ngày Chúa Nhật chờ đợi người khách không ai mời, cơn bão Ida thôi - một hung thần Thế Kỷ!

Ida đến có trễ nhưng mạnh mẽ có tăng...nhưng nó cũng biết rằng Louisiana đã chuẩn bị...

Nó đến như trái bí không tròn nên lăn nghiêng.  Sông Mississippi lên và chấp nhận chảy ngược...

Ida không làm chi được, chỉ tốc bay mái nhà...không thổi bay người ta.  Nó tiến lên...thất vọng.

Thursday, September 2, 2021

HOÀNG LONG HẢI ** Afghanistan, nhìn lại từ đầu

 

            Khoảng năm 100 trước Công Nguyên, khi vua Vũ Đế nhà Hán mở rộng thế lực về phía cực tây Trung Hoa thì “Con đường lụa” hay còn gọi là “Con đường hồ tiêu” (SilkRoute hay SpiceRoute) hình thành, bằng cách nối những con đường đã có sẵn, từ Bắc kinh (Trung Hoa) về phía tây nước nầy, xuyên qua vùng sa mạc ở Nội Mông và Ngoại Mông, vượt cao nguyên Karakoram và Taklamakan ở Tân Cương, qua phía bắc Ấn Độ, qua các nước Trung Á rồi tới Afghanistan để qua Trung Đông (Iran, Iraq), các hải cảng lớn trên bờ biển phía nam Địa Trung Hải như Syri và Alxandri của Ai Cập. Tại các hải cảng nầy, hàng hóa sẽ được chuyển qua Ý và châu Âu. Hoặc hàng từ châu Âu đi ngược lại con đường ấy.

Thursday, August 26, 2021

PHAN BÁ THỤY DƯƠNG ◙ bài tâm ca vô niệm


1-


kìa ai, bên suối ươm ảo tượng

mắt dã hoang vu bụi lốc huyễn mờ

vũ trụ chết

tầng âm thanh lắng đọng

tay ơ hờ vuốt gió hát bâng quơ


tâm niệm lặng, lững lờ sương ốc đảo

gánh càn khôn u uẩn tiếng mưa khơi

tóc khô kiệt kết tinh mùi thủy thảo

thoáng mờ xa từng lượn sóng rã rời 

Monday, August 23, 2021

Trần Vấn Lệ ** Không Có Gì Rung Động Buổi Hoàng Hôn

Không có chi vui cũng chẳng có chi buồn
dù thành phố này là Thành Phố Sương!
Nắng đã xóa hết mù sương trên núi
Gió đang bay lá hai bên đường...

Thành phố này bình thường đến nỗi
bụi không bay để bám hoa hồng
người gặp người chỉ chào không nói
cái cúi mình rất nhẹ lưng lưng...

NGUYỄN AN BÌNH ** CÒN THƯƠNG SỢI KHÓI ĐỐT ĐỒNG

 

Em giữ giùm tôi

       sợi khói đốt đồng

Lan man cháy

         trắng bờ lau thương nhớ

Chắt lọc phù sa

         nên suốt đời mắc nợ

Món nợ ân tình 

đâu còn ai tắm mát những mùa sau.

Lương Thư Trung ** VÀI NHẬN ĐỊNH TIÊU BIỂU VỀ CÁC TÁC PHẨM CỦA BÁC SĨ ĐỖ HỒNG NGỌC



Với tập thơ “Tình Người” xuất bản năm 1967, đến tuyển tập “Tôi Học Phật” (Phiên bản 2, 2021), như vậy trong vòng 54 năm, Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc có cả thảy 57 quyển sách đã xuất bản, đủ các thể loại, gồm: Thơ, Văn (Tùy bút), Y Học Thường Thức, và Phật học. Cùng với số lượng các tác phẩm nhiều như vậy, sau khi đọc sách của Đỗ Hồng Ngọc, có rất nhiều tác giả tên tuổi viết bài nhận định về các tác phẩm ấy của ông; tôi thiển nghĩ, không riêng gì tác giả của “Tình Người”, của “Thơ Đỗ Nghê”, của “Tôi Học Phật”, vân.vân…, mà bất cứ người làm sách nào có được nhiều người quan tâm như vậy chắc chắn không gì vui và hạnh phúc cho bằng!