Đêm qua bắc Vàm Cống,
Mối sầu như nước sông,
Chảy hoài mà chẳng cạn,
Cuốn phăng kiếp bềnh bồng.
Tôi đi xuống Lục Tỉnh
Để rắc bỏ ven đường
Tài, tâm hồn, kỷ niệm…
Giữ làm gì đau thương.
Đêm qua bắc Vàm Cống,
Mối sầu như nước sông,
Chảy hoài mà chẳng cạn,
Cuốn phăng kiếp bềnh bồng.
Tôi đi xuống Lục Tỉnh
Để rắc bỏ ven đường
Tài, tâm hồn, kỷ niệm…
Giữ làm gì đau thương.
Cánh cổng sắt mở: Tôi bước vào khu nhà, đi trên con đường đất hẹp rợp bóng mát của vườn cây tuy không rậm rạp nhưng cũng che khuất được ánh nắng gay gắt của những ngày hạ đang trùm chụp lên cảnh vật một sức nóng ngột ngạt và những cơn gió cát nồng héo, khô nám da thịt. Vào trong lối đi có bóng mát, lối đi xưa cũ tình nghĩa, khu vườn mấy năm gần gũi như một cõi thiên đường riêng biệt; tôi cảm thấy nhẹ hẫng người, khoan khoái tưởng đã tới rồi một bến nghỉ êm ấm, thấy rồi một giấc mơ đã ám ảnh bao năm.
Vỗ mạn thuyền hát khúc khổ ca
Năm năm câu mực mũi Kê Gà
Mái chèo tay lái thành ngư phủ
Chiến trận nghinh thù lũ cá ma
Biển gầm sóng dữ vùi thân phận
Neo gốc chà nhớ lúc dừng quân
Lưới cước chì phao thay súng đạn
Tối chong đèn chờ con nước lên
Anh Hà thúc Sinh là một người đa tài : viết văn, làm thơ, làm nhạc, viết kịch. Là tác giả cuốn Đại Học Máu, lừng lẫy một thời, được đón nhận nồng nhiệt cả trong thị trường chữ nghĩa cũng như trong văn đàn. Trong mỗi trang sách đều tiết ra vẻ cao ngạo, diễu cợt, buồn cười, khiến ngườì đọc đều thấy cái nghịch lý rằng sự thất trận thật là kỳ cục, và kẻ thắng thật không có gì đáng thắng. Ngày ra mắt cuốn sách này, nhìn cuốn sách đồ sộ gần một ngàn trang, so với tấm thân mỏng manh dựa trên đôi nạng gỗ, nhạc sỹ Pham Duy đã cười đùa : “ Sinh à, em có thể chết được rồi.” Nhưng không, trong những ngày khởi đầu cuộc sống nơi hải ngoại, anh đã toát mồ hôi kiếm sống, nuôi một đàn con nhỏ. Anh chẳng quản ngại việc gì. Có thời mấy cha con làm nghề bỏ báo. Trong nỗi nhọc nhằn ấy, anh đã đùa vui, ghi lại trong mấy câu Ném Báo :
Thế sự vo tròn ném cái vù
Từng chiều báo bỏ sáu mươi nhà
Người xưa quẳng gánh rồi vui sống
Mình mấy năm liền quẳng vẫn lo.
Bởi vì màu trăng đã lỗi thời
ta thường ngụy trang kẻ lưu linh
bởi vì màu trăng không còn xanh
chén rượu thánh không thơm mùi phú lục
người phong nhã uống chén rượu chia tay không còn sóng sánh môi
mặc dù ta đã uống cạn cả một bầu trời xưa cũ (trong em) nhưng chưa bao giờ uống cạn nỗi cô đơn (trong ta) thường có.
Nói cho đúng, chính cô nàng gặp lại tôi, vì trong đám đông nhiều ngàn người lúc rời hội trường, Mai đã gọi tên tôi và đưa tay lên thật cao để vẫy, ra dấu. Cũng lạ, làm thế nào sau nhiều thập niên xa nhau, tưởng như biệt tăm và cách mấy bờ đại dương, người ta lại có thể nhận ra nhau trong một đám đông nhiều ngàn người.
Tiếng mưa rả rích trên miệng hầm. Nước mưa men theo khe vách nhỏ xuống chỗ Phú nằm. Anh nằm nghiêng, co hai chân vào bụng để tránh cái thứ chất lỏng làm anh khó chịu. Thỉnh thoảng bụng anh lại sôi lên sùng sục. Những cơn co thắc trong bụng làm Phú đau đớn. Có lẽ anh mắc phải chứng loét bao tử do ăn uống thất thường, có gì ăn đó, từ thú rừng đến các thứ rau, củ rừng.
Đang vào tháng bảy, cao điểm mùa mưa. Mưa dầm dề suốt ngày. Những con đường giao liên trong rừng trở nên trơn trợt, khó đi. Thừa lúc này địch tăng cường đi càn, bố ráp, cắt đứt các con đường tiếp tế lương thực. Nếu có việc phải đi ra ngoài cần hết sức thận trọng, vì chỉ một chút sơ sẩy lũ chó săn đánh hơi được là coi như… giã từ vũ khí.