văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Tuesday, September 21, 2021

NGUYỄN ĐỨC NHƠN * Bóng Thời Gian



Hưng phế ngàn năm giấu mặt

Cổ kim luận tội anh hùng

Trái đất ngàn năm què quặt

Sao khuya rớt giữa muôn trùng


Hình nộm mặc áo long bào

Xua tay đuổi bầy ngạ quỷ

Mặt nạ ngàn năm giấu kỹ

Bùa mê rải khắp tinh cầu

HÀ THÚC SINH ** Hồng đỏ, hồng vàng

image

Thời tiểu học thì không nói, vì ông bà Long thay nhau chở con đi học, còn suốt thời gian trung học, Cẩm và Hương nhớ rằng chẳng có bạn cùng trường nào có những lời lẽ hay hành động bắt nạt họ. Lúc đầu thì còn có những ánh mắt kín đáo nhìn ho cách tò mò hoặc ái ngại. Sau này quen dần, họ an vị trên dãy ghế dành cho người tàn tật.

Họ giống nhau đến dễ sợ. Hai khuôn mặt gần như là một. Mắt, mũi, miệng, tóc… như đúc một khuôn. Chỉ giọng nói hơi khác ở sự trầm bổng. Họ dính với nhau từ vai xuống, dọc theo một bên thân thể. Và họ đi với nhau, đồng bộ, suốt cuộc đời.

TRẦN VẤN LỆ ** Tin Thời Tiết Ngày Trung Thu


Mới có sáu giờ sáng, mặt trời đã chói lòa!
Ngày hôm qua đã qua.  Ngày hôm nay đang tới!
Biết rồi, không ai nói:  "Hôm nay nóng vô cùng!"
Nóng dám điên dám khùng, nếu mình chịu không nổi!

Tôi đứng nhìn con suối, lòng con suối khô ran!
Cây đào lá đã vàng, có gió chắc rụng hết?
Mùa Thu đang tới thiệt?  Từng bước từng bước thầm...(*)
Từng bước từng bước thầm, lặng căm mà nóng bức?

NGÔ NGUYÊN NGHIỄM ** Phan Bá Thụy Dương: Đại Thiên Sa Giới Ngoại/Hà Xứ Bất Vi Gia


PBTD

Hai câu kệ của tổ sư Thường Chiếu đời nhà Lý, được nhà thơ Phan Bá Thụy Dương chuyển ý “ngoài cõi trời bao la vô tận đó/ có nơi đâu chẳng thể gọi là nhà”. Cái khuynh khoái của người nghệ sĩ chất nhẹ trên đôi vai gánh tang bồng, thì thế sự chất chồng chung quanh nẻo sống chỉ là những cát bụi phù du. Bước đạt ngộ của kẻ làm văn nghệ hình như cũng tương đồng với thậm thâm vi diệu pháp của người tu chứng. Quẫy trên lưng cả một vũ trụ nghiệp chướng dầy đặt những hạnh phúc hay khổ đau, như quẫy nhẹ cả hư không trong lòng người đạt ngộ.

TRẦN THIỆN HIỆP ** TRẢ LẠI LẶNG IM



                                  tặng pbtd


            buổi sáng đi tìm quán cà phê

            ngang qua công viên phố Tàu

            nắng ươm vàng cành lá

            nắng đổ bóng nghiêng nghêng

            tôi nghe mùa thu thật hiền

            về trong hơi gió 

            chậm bước dạo quanh

            để hồn mình bỏ ngỏ

Đỗ Nghê Đỗ Hồng Ngọc ** TÔI CŨNG TIN VẬY…

DML_Cover_PreOrder.jpg

CHÀNG NHO SINH DƯỚI GỐC TÙNG
thử bút & xuôi dòng
Lữ Kiều
Tranh bìa: Lữ Kiều

Thiết kế bìa: Lê Giang Trần
Tựa: Đỗ Nghê Đỗ Hồng Ngọc
Bạt: Nguyên Minh – Cao Kim Quy – Trần Thị Nguyệt Mai
VĂN HỌC PRESS xuất bản, 2021

@@@

Tựa:

Monday, September 20, 2021

BÙI NGỌC TUẤN ** Tâm sự cùng trăng


           Thôi đi nhé vầng trăng kia

           Đừng xui ta nhớ miền quê xa vời

           Bao đêm chung chén đầy vơi

           Cùng trăng than thở, ngậm ngùi xót thương


           Trăng ơi bên kia đại dương

           Có còn không một con đường bóng tre

           đêm xưa trăng xuống đầu hè

           Mùi hương nguyết quế mang về giấc mơ

NGUYỄN VĂN LỤC ** GIAO CẢM GIỮA ĐẤT - TRỜI - NGƯỜI


Hoài niệm một thời

 Từ lúc nào đã dần hình thành một khái niệm trở thành khuôn mẫu, đặt để con người vào thế trung tâm vũ trụ gọi là tam tài (Thiên-địa-nhân[1]. Tiếng dân gian còn gọi một cách bình dân là Trời che đất chở hay cùng một bọc). Di sản để lại hiếm hoi là các kiến trúc như chùa chiền, miếu đền còn như đượm sắc thái tinh thần Á Đông cổ kính ấy. Mái chùa thường ẩn núp sau những cây đa, cây cổ thụ như một ấp ủ cận kề. Thật đáng quý làm sao, nhưng nay còn đâu?

H O À N G X U Â N S Ơ N ** Giấc mơ của đá


           huyễn thạch không có một thì

           trái đất từ lỡ san di mấy bờ

           chỉ còn sỏi cuội ngu ngơ

           bên giấc ngủ núi bâng quơ màu trời


           bay đi, bay đi rực ngời

           hoa còn ở với xanh tươi cỏ mềm

           muộn ngày.   lẫn búi hương đêm

           muộn đời hồ dễ nguôi quên đá buồn

CAO MỴ NHÂN ** Tự Đánh Rớt Mình

Có lẽ nào ở cuối cái Fwy 91 ấy, có một khu nhà vườn in hệt những ngôi nhà vườn ở Huế ngày xưa, và chủ ngôi nhà này, là một thanh niên lai Mỹ Việt đang bước vào tuổi trung niên, mẹ anh ta đặt tên cho anh ta là Sâm, từ những ngày còn ở VN. 

Bà mẹ Việt của anh vốn sinh trưởng ở quận Duy Xuyên, tên Hường, ngày tôi lập gia đình ở Đà Nẵng, bà đã có chồng trước tôi vài năm, nhưng không có nghĩa là bà lớn hơn tôi, may ra thì 2 đứa bằng tuổi nhau.

Chồng bà Hường là một người trong họ nhà ông xã tôi. Chưa hết tuổi đi lính, nên ông ta xin được vô ngành cảnh sát, để không phải đi tác chiến. 

Ngoài thì giờ làm việc ở Ty Cảnh Sát, ông ấy đi tới đi lui quanh đường Độc Lập, đại lộ chính của thành phố Đà Nẵng.