Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc |
Đỗ Hồng Ngọc là một người như thế.
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc |
Đỗ Hồng Ngọc là một người như thế.
Những ngày nghỉ lễ Độc lập của Hoa Kỳ ở hãng tôi làm đã bắt đầu từ cuối tuần trước. Tôi định làm một số việc nhà đã tính trước khi được nghỉ cả tuần, tính kỹ ra cả chục ngày vì thêm hai cái cuối tuần nữa. Nhưng đã mấy ngày nghỉ trọn mà vẫn chưa làm được gì với trái banh world cup còn lăn trên tivi; với vạt rừng còn sót lại sau nhà, vạt rừng mong manh như dải lụa mỏng khi nhìn từ trên cao. Nhưng với tôi đó là khu rừng tuổi nhỏ từ mùa hè đầu tiên tôi về đây; từ bất chợt một sáng cuối tuần, bưng ly cà phê thơ thẩn ra (vô) rừng – vẫn cảm nhận được mùi hương toát ra từ những thân, lá cây khác nhau; và hương cây hoang dại khác với cây trồng. Đặc biệt mùi lá mục dưới chân không thể nói là thơm tho, nhưng tôi vẫn thích ngửi cái mùi hăng hăng, mùi ẩm mốc, xen lẫn mùi hoa dại… mùi rừng.
Sáng dậy ta lên rừng đốn củi
Tình cờ gặp lại sáng hôm qua
Núi xanh cười ngất trên đầu núi
Nụ cười kiêu bạt tìm đâu xa
Búa sắt nhẹ khua thềm đá trắng
Bạc đầu, hỏi núi đã già chưa
Biết đâu ẩn khuất nơi hang động
Còn vài tiều lão ngàn năm xưa
Nắng rãi lửa ruộng khô cằn nứt nẻ
Gõ sừng trâu mục tử hát ngêu ngao
Lều xiêu vẹo rạ rơm rơi tơi tả
Bếp lửa tình quê sưởi ấm niềm đau
Cây trút lá chờ mưa về nẩy lộc
Cụm hoa xuân bật gốc gió giao mùa
Người ly tán nên thánh đường cô độc
Đất hoang vu còn vọng tiếng chuông chùa
Mai kia bỏ núi lên ngàn
nằm đâu chắc cũng lá vàng lót lưng?
Nhớ ai nhớ một tấm lòng
nghiêng qua, trở lại một vầng trăng treo!
Nhớ em cũng nhớ buổi chiều
phố đông em một diễm kiều là sao?
*
Một mai. Mai mốt. Chừng nào
rừng hiu quạnh bỗng hoa đào giáng Xuân?
Nhớ ai xanh biếc tấm lòng
vọc tay nước suối một dòng trong thơ?
Nhớ em, thế đó, bây giờ
chiều nơi phố thị không ngờ hoàng hôn!
Cơn sốt hành hạ Trần Vũ đã một tháng liền. Những liều thuốc xuyên tâm liên, ký ninh nội địa không đủ độ triệt hạ họ hàng lũ vi trùng sốt rét độc địa đã bám trụ cả ngàn năm tại khu rừng già nầy. Nhìn khuôn mặt tóp rọp vì thiếu ăn thêm màu da vàng tái vì mất máu, không ai nhận ra chàng phi công hai mươi tám tuổi lái chiến đấu cơ thuở nào..
Mây ngàn hỡi trôi về đâu
Có nghe lời núi bạc đầu thở than
Gió ru hồn tháp mơ màng
Lá khô xào xạc oanh vàng nhẹ bay
Ta sẽ về đâu chiều nay
Rừng già hiu quạnh tháng ngày tiêu dao
Thôi thì giã biệt miền cao
Biển mê cuồng lũ bến nào đục trong
Ngòai bảy mươi tuổi, hãy còn khỏe mạnh, minh mẫn; từ bao năm, Cụ Gàn tiêu biểu cho niềm vui, lòng tận tụy với xã hội. Ngồi gần cụ, bên cốc cà phê, năm ba bè bạn, thì thật thú vị, vì sự dẫn dắt câu chuyện, lý giải các sự kiện lịch sử, văn chương, triết học.
Kiến thức sâu rộng, biết nhiều ngoại ngữ nên nguồn đọc của cụ Gàn không lệ thuộc vào sách nhập nội thông qua dịch thuật. Cách nói ngắn gọn, hàm súc, nhiều ẩn dụ, đậm chất hài hước. Giọng cụ hiền hòa, hấp dẫn; không dạy đời, không cường điệu; rất chân tình, nhưng thẳng thắn, vì tôn trọng sự thật.
Có thấy gì đâu ngoài cuộc đời
Qua song đêm giấu kín mọi nơi
Mọi người mọi vật và tôi chợt
Nhớ quá đi thôi những tiếng người
Trên đó trăng treo một nỗi niềm
Nghe như nó nhớ gió rừng bên
Bay xa và lạc đường quay lại
Nào biết lạnh vì gió chẳng quên