Bỗng thơm như có hương ngàn
bay qua nội cỏ tới làng xóm khuya…
Có ai trong gió đi về
áo bay và tóc bay kìa, đêm trăng!
Chuyện này có tự muôn năm,
đêm nay lại hiện và thầm thì thơ…
Chuyện tình nào cũng rất xưa,
rất sau mà chẳng ai ngờ mới tinh…
Bỗng thơm như có hương ngàn
bay qua nội cỏ tới làng xóm khuya…
Có ai trong gió đi về
áo bay và tóc bay kìa, đêm trăng!
Chuyện này có tự muôn năm,
đêm nay lại hiện và thầm thì thơ…
Chuyện tình nào cũng rất xưa,
rất sau mà chẳng ai ngờ mới tinh…
Đất anh ở và rừng anh thở
sáng anh đi chiều lại trở về
rừng vi vút những đêm gió thổi
bóng anh chìm như bóng hư vô
Đôi khi đứng bên triền đá dựng
anh hoang mang sợ núi đè mình
có khi thấy con chồn con cáo
anh giật lùi lòng thoáng hoảng kinh
(Gửi Trần Trung Ginh, nhớ Trần Chung Dung)
Gọi đủ mặt cho những đêm kỳ ngộ
Ta thông đồng ăn ở với chiêm bao
Bè bạn cũ từ trăm miền quá cố
Góp vui buồn trong giấc mộng xôn xao!
Thằng khóc, thằng cười, thằng ngạo nghễ
Đứa hờn, đứa giận, đứa tào lao…
Ông thầy xưa vội về theo lớp
Ngồi điểm danh coi thiếu đứa nào!
Em mặc áo xanh huyền thoại. Em đội chiếc nón sử thi. Tình Yêu không có chia ly / bởi vì em là Tổ Quốc!
Tổ Quốc không thể chia cắt / vì nó một dải sơn hà! Tổ Quốc là một ngôi nhà / mà em là một pho tượng!
Em là niềm vui nỗi sướng / cho người thờ phụng Tình Yêu. Không có những cảnh chợ chiều / treo bảng Ngăn Sông Cấm Chợ!
Tôi là Sương, y khoa bác sĩ. Kể từ ngày trôi dạt đến đảo Bidong, Mã Lai, rồi sang Mỹ định cư ở San Diego vào năm 1980, đến nay đã bốn mươi năm. Năm ấy tôi chưa tới mười tuổi. Và như thế năm nay tôi đã xấp xỉ năm mươi. Tuổi một phụ nữ hay bị lũ con trai lối xóm gọi lén là “con mụ phù thủy” vì có ngứa nọc chúng chẳng với tới và bố chúng nó thì đã quá thì quá lứa với tôi.
Bạn sẽ thấy khó tin khi biết rằng bốn mươi năm qua tôi vẫn sống với dì Minh, năm nay đã ngoài tám mươi và chị Hạnh đã sáu mươi.
Chuyện gia đình tôi, nói ngay, trời ngó xuống cũng chẳng hiểu mà đất ngó lên cũng thắc mắc. Thực ra chúng tôi không phải dân Sài Gòn. Trừ dì Minh và có thể cả chị Hạnh, còn tôi thú thật chữ Sài Gòn nghe lạ hoắc y như với thằng Jack con Jane trên đất Mỹ, dù chữ ấy nó thân thương như da thịt với các đồng hương của tôi nơi đây.
Có nhiều nhà văn, nhà thơ, khi viết về mẹ, đã thảng thốt kêu lên rằng, mẹ ơi, con đã làm bao nhiêu bài thơ cho nhiều người con gái, con đã viết bao nhiêu truyện, bao nhiêu hồi ức cho nhiều người con gái, nhưng con viết về mẹ ít quá, chỉ một, hai bài, hay, chỉ một, hai trang.
Tôi cũng vậy, những bài tôi viết về mẹ có lẽ là lúc tôi đang thất tình hay cạn đề tài...Tình yêu của tôi cũng linh tinh, lang tang lắm, có thể có người phê phán tôi là đào hoa, đa tình...Nhưng chuyện này xin hãy nói sau...Bây giờ nhân Ngày của Mẹ, tôi viết về mẹ tôi, một truyện (như thật) cho Ngày Của Mẹ. Có một điều, tôi hiểu và nói ra trước, là Mẹ tôi, rất bình thường, tầm thường nữa là khác. Nhưng với tôi, Mẹ thật vĩ đại, ít ra trong những ngày cơ khổ nhất đời tôi.
Thầy Thanh Từ và Đỗ Hồng Ngọc ( tại Thiền viện Trúc Lâm, Đà Lạt, 2005 )
Kính tặng Thầy Thanh Từ, 98 tuổi
Tôi thỉnh thoảng có được những buổi trực tiếp gặp gỡ với riêng Thầy. Được gặp Thầy một mình như vậy, được trò chuyện trực tiếp với Thầy như vậy, tôi không chỉ học được những kiến giải sâu sắc của Thầy mà quan trọng hơn, còn học được cái “thân giáo”: ân cần, niềm nở, hết sức từ tốn, chân thành… của một bậc chân tu.
Buồn lòng biết nói với ai? Thả đôi câu với mưa mai nắng chiều? Nắng. mưa tháng Chạp buồn hiu, buồn lòng có thể đang nhiều thêm thôi...
May kìa, còn chiếc lá rơi, còn đôi chim đứng hót rồi bay xa...Còn gì đâu nữa với ta? Những tin báo nói quê nhà nước dâng...
Không biết từ lúc nào, mà ngôi tịnh thất vô danh thấp thoáng dưới tàn cây huỳnh đàn rậm lá trên đỉnh núi Ông cheo leo mây mù đong đưa bao phủ quanh năm, đã được dân quê dưới chân núi ưu ái gọi là am Mây Ngàn thay thế cho cái tên “chòi đạo Ân” mà họ hùa nhau ám chỉ túp lều lá của sư Từ Ân ngày trước. Thuở mới đăng sơn cắm dùi khẩn đất làm chốn ẩn tu, sư lủi thủi một mình chẳng có móng đệ tửlăng xăng đón đưa phục dịch, sư tự vác cuốc, quẩy gánh... lặng lẽ lên tận đỉnh, khai phá được một khoảnh đất nhỏ làm rẫy. Sư bắt đầu trồng các loại rau đậu, khoai, bắp, cà dưa... để sớm gặt hái hoa lợi, mang xuống núi nhờ người dân phân phối tiêu thụ để đổi gạo và vài vật dụng linh tinh cần thiết. Sau đó sư mới phát triển thêm vài loại cây ăn trái như mít, ổi và năm ba bụi chuối... những loại mà bạn hàng thường đến tận nơi mua mão, sư đỡ nhọc công liên tục gồng gánh xuống núi. Sư lao động cần mẫn, chơn chất giao tiếp, cung kính đối xử với mọi người, chẳng ra vẻ dạy đời dạy đạo ai, thành thử dân xóm dưới núi chẳng mấy ai tin tưởng sư là bậc tu hành chân chính, nên nếu họ gọi sư là “ông đạo” hay “đạo Ân” kể ra là quá trọng vọng rồi.