văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Friday, December 31, 2021

TRANG LUÂN ** CUỐI TRỜI MÙ SƯƠNG



Ngày mai chừng mấy giờ thì anh đi!”

“Bảy giờ anh phải có mặt ở bến xe Văn Thánh rồi có người dẫn đi. Họ dặn đi, dặn lại, là

nhớ phải đến đúng giờ. Hình như họ chia ra làm nhiều đợt thì phải! Tuy họ không nói

ra, nhưng anh cũng có thể suy đoán được như thế. Mỗi đợt theo như anh nghĩ, độ chừng

mười người là cùng. Họ còn nhắc khéo, mình nên ăn mặc giản dị, giống như người đi

buôn bán, làm ăn thì tốt nhất.

Sở dĩ họ muốn mình làm như vậy, là để tránh sự chú ý của dân chúng địa phương.

Nói như thế, có nghĩa là họ không muốn mình tỏ ra quá ngang nhiên, quá lộ liễu. Họ

muốn mình là phải cải trang. Phải làm thế nào cho hợp với màu sắc lam lũ của người dân

ở dưới đấy. Phải dè dặt trong khi đi đứng. Phải đề cao cảnh giác. Phải nhìn trước, ngó

sau để phòng ngừa những rủi ro, bất trắc có thể xảy ra bất cứ lúc nào! Nói tóm lại, họ

bảo mình làm thế nào, thì mình cứ làm đúng y như lời người ta dặn là được rồi.”

“Thế họ có đề cập đến vấn đề ăn ở không anh! Dù muốn dù không, xuống dưới đấy, anh

cũng phải nằm chờ ít nhất là đôi ba ngày, chứ đâu có lý nào mà đánh liền ngay trong đêm

mai được!”

“Chuyện đó thì bà chủ tàu có nói với mẹ anh ngay từ buổi đầu tiên mới gặp mặt ở tại nhà.

Anh vẫn còn nhớ rất rõ, hôm ấy, hai người có vẻ tương đắc và nói chuyện với nhau đến

gần cả tiếng đồng hồ. Cách đây không lâu, nhân tiện có dịp xuống thăm người bạn thân

ở dưới khu ông Tạ, anh có nghe người ta xầm xì, bàn tán rất nhiều về cái tổ chức này.

Chẳng cứ gì ở khu ông Tạ, mà ngay đến cả bên Xóm Chiếu cũng thế. Đâu đâu người ta

cũng khen nức, khen nở, cho đấy là chỗ đàng hoàng, tử tế, chứ không giống như mấy tổ

chức lừa đảo, xa lạ khác!

Wednesday, December 29, 2021

CAO MỴ NHÂN ** MÂY NỞ HOA.

 

 

Em lại có tình yêu

Từ phương xa về tới

Anh xoá nỗi quạnh hiu

Cho em yêu đời mới 

 

Năm hết tháng, hết ngày

Em có anh tất cả

Tất cả từng phút giây

Tình yêu về hối hả

Đọc báo dùm các bạn ** Một cỗ máy tạo củi hoàn hảo!


Các vị lãnh đạo hô hào chiến dịch đốt lò nghe rất hoành tráng, rất quyết liệt nhưng thực chất sẽ không bao giờ đi đến đâu, sẽ mãi không hết củi bởi lẽ chính bộ máy này là một cỗ máy làm ra củi hoàn hảo.


Người dân, cán bộ trong hệ thống, tóm lại tất cả người Việt đều không ngạc nhiên khi việc đội giá test Covid-19 lên nhiều lần bởi trò ấy đã diễn ra quá lâu, quá tràn lan ở xã hội này. Anh biết, tôi biết, thằng kia biết nhưng tất cả đều giả vờ như không, đều chấp nhận coi như một phương thức kiếm sống, một cách vận hành của xã hội, một chuyện “thường ngày ở huyện”.


Việc khui ra chỉ là phần nổi của tảng băng chìm nhưng sở dĩ nó chấn động bởi đúng lúc đồng bào đói kém nhất, rách rưới nhất, khi tinh thần “lá lành đùm lá rách” cần tới nhất thì cũng là lúc họ bị những người trong hệ thống bóc lột tàn bạo nhất. Đấy là nỗi cay đắng, nỗi nhục, một sự bẩn thỉu đáng ghê tởm.

thơ TRẦN VĂN SƠN



NGỌN NẾN


Mù mịt trùng dương sóng bủa vây 

quê che bóng núi khuất bờ mây

khói hun mái rạ thời gian giục

ngọn nến nhân sinh thắp có ngày


ĐÔNG PHONG


Thoáng hồn qua cửa sổ

chợt thấy bóng xuân hồng

nâng ly trăng biến mất

còn lại mảnh tình không

Tuesday, December 28, 2021

Trần Vấn Lệ ** Quà Tết



Hôm nay ông Trời mệt sẽ không mưa trọn ngày.  Tin thời tiết nói mai mưa trở lại dai dẵng...

Nắng!  Ít nhiều cũng nắng.  Vui.  Một chút cũng vui.  Xe hút rác qua thôi.  Những lòng đường lại sạch...

Nắng đỏ ngời viên gạch, khói bốc hơi lên xanh.  bầy chim chuyền trên cành hót những lời nhí nhảnh...

Nhưng mà trời vẫn lạnh, người đi đường còn run... Mẹ nâng tay con hôn.  Mẹ con cười thật đẹp...

HÀ THÚC SINH ** Chiều Qua Thanh Hoá



Những nhịp cầu như những lưng còng

Gánh sức nặng suốt buổi chiều ảm đạm

Ngó sang sông mờ nét tiêu hao

Tây thành cũ hay là thôn bản?


Tự hỏi mãi. Đến chưa? Chưa đến?

Hay chỗ này Thanh Hóa ngày xưa

Ngó lên mây bạch y thương cẩu

Nhìn xuống dòng bóng cũ mù mưa

Monday, December 27, 2021

Hải Phương ** Dạ tiệc tháng chạp ở san francisco gió



Dạ tiệc tháng chạp

ở san francisco gió

cây cầu treo giấu trăm ngàn nút rối

gởi lại thông điệp của thế kỷ hai mươi lãng mạn sắc mầu

và giọt lệ trắng trong veo hồ mắt em

râm ran ngân lên

âm thanh vỡ vụn cảm xúc trừu tượng

mặt trời chín ngọt

ngôn ngữ đỏ lửng mê muội.

Phan Lạc Phúc ** NGÀY GIỖ

 
Sydney ngày...tháng…năm…

 

Vũ Đức Vinh thân,
Hôm nay viết thư cho bạn cũng là một ngày rất đáng nhớ của tôi. Ngày 20 tháng 10 âm lịch. Bà nó nhà tôi (bây giờ lên chức bà rồi không còn là mẹ cháu như trước nữa) đang thổi xôi, nấu chè. Chiều hôm nay bà ấy cũng làm thêm mấy món chay nữa…Hôm nay là ngày giỗ hết một ông bạn tù già của tôi.. Ông Thượng tọa nguyên Giám đốc Nha Tuyên Úy Phật Giáo Thích Thanh Long. Có thể nói trong những năm đi tù, người tôi kính trọng nhất là ông Thượng tọa này. Ông như một ông già nhà quê, không bao giờ nói một lời ”đạo đức”, cứ từ từ, cười cười “đừng có lo”, “rồi đâu có đó” mà ở gần ông mình thấy “vững“ ra nhiều. Có lẽ ông đạt đến mức “vô úy” nên không thấy ông lo lắng, sợ sệt cái gì bao giờ. Tôi ở chung với nhiều vị tu hành nhưng theo con mắt tôi và cũng theo số đông những người tù khác nữa thì không ai được trọng bằng ông Thượng tọa “nhà quê”này. Mấy vị linh mục Công giáo sồn sồn chừng trên 40 tuổi, mỗi khi gặp Thượng tọa “nhà quê” này đều cúc cung “Lạy bố, hôm nay bố có cần gì con lấy”( đại loại như bó rau, bó củi…).

TRẦN TUẤN KIỆT ** HẠC THIÊNG



Tặng Phan Bá Thuỵ Dương


Thơ bay vàng cánh hạc chiều

Núi sông trăng mới bên triều biển xanh


Mươi năm lỡ bước thị thành

Mộng đời ủ lại mái tranh sau vườn

PHAN BÁ THUỴ DƯƠNG ** Qua “Ô CỬA” của Trần Hoài Thư, Nghĩ Về Thơ Chiến Tranh Miền Nam Trước 4/1975





Herbert Hoover vị tổng thống thứ 31 của Hoa Kỳ đã nói: “Giới lãnh đạo già tuyên bố chiến tranh nhưng chính giới trẻ là người phải chiến đấu và chịu chết.” [1]


Chiến tranh đã tạo nên không biết bao nhiêu cảnh ly tán, hủy diệt không biết bao nhiêu sinh mạng một cách oan uổng và làm kiệt quệ trầm trọng tài nguyên quốc gia. Nhưng, nếu nhìn từ một góc độ khác, chiến tranh cũng đã sản xuất, tạo nên nhiều vĩ nhân lừng danh trong quân sử, những văn thi sĩ lỗi lạc trong nền văn học sử thế giới.


Tuy nhiên, để có thêm hương vị, khai triển chủ đề rộng hơn đôi chút, người viết sẽ đề cập, dẫn trích thêm một số ít thơ về chiến tranh của các văn thi sĩ Việt, Mỹ khác – những người đã trực tiếp cùng THT tham dự cuộc chiến “ý thức hệ” trong giai đoạn đầy nhiễu nhương đó. Nếu thấy cần thiết, sau này người viết sẽ trở lại, bàn về đề tài sâu rộng hơn, với nhiều thi sĩ tiêu biểu cho cả 2 miền Nam Bắc, cùng những cảm nhận, khuynh hướng đối kháng… hay quan điểm tương đồng.