văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Friday, January 7, 2022

PHẠM CHU SA ** ĐỖ HỒNG NGỌC: BÁC SĨ VIẾT TỪ TRÁI TIM



Mười năm qua, sách của Đỗ Hồng Ngọc luôn nằm trong danh mục bán chạy nhất, được tái bản nhiều lần, được trưng bày trên các kệ trang trọng nhất trong các nhà sách. Đúng là một hiện tượng. 


Sách của Đỗ Hồng Ngọc không phải là những tiểu thuyết diễm tình, éo le, gay cấn, cũng chẳng phải là sách nhất thời “ăn theo” một sự kiện nào đó, hay những sách dạy làm giàu thời thượng… Đó là những tập tản văn về một nếp sống an lạc, về thiền như Nghĩ từ trái tim, Như thị, Cõi Phật đâu xa, Cành mai sân trước… Các tập tùy bút về sức khỏe viết cho người cao tuổi như Gió heo may đã về, Già ơi chào bạn, Thiền và sức khỏe, Nếp sống an lạc… Và cả những ký sự nhân vật như Những người trẻ lạ lùng, Nhớ đến một người, Một hôm gặp lại... viết về những người quen thân với tác giả, trong đó có nhiều trí thức, văn nghệ sĩ nổi tiếng.

Huỳnh Trung Chánh ** MỘNG HAY THỰC




Đang chăm chú thêu, nghe tiếng cháu nội Ngọc Diệp reo vang trước cửa, thím Thanh ngưng lại, trễ mắt kiếng xuống, dang hai tay đón núm ruột thân yêu duy nhất của mình hun chùn chụt:

- Hôm nay con học có giỏi không?

Bé chu mỏ:

- Giỏi lắm chứ nội! Con trả bài thuộc lòng được 10 điểm nè, toán cũng 10 điểm nữa nè!

Nghe con bé trổi giọng đớt đát nhão nhoẹt, thím cưng quá mắng yêu: “Tổ cha mầy!”, đoạn thím mĩm cười cầm cái bánh cam trao cho cháu: 

- Vậy thì đáng thưởng quá rồi!

Thím Thanh lẵng lặng nhìn cháu háo hức ăn mà niềm vui dâng tràn. Rồi bỗng nhiên thím chợt nhớ đến ba nó, đang vui thím biến thành thương cảm, buông tiếng thở dài để che dấu nỗi nghẹn ngào chất chứa trong lòng.

Thursday, January 6, 2022

THY AN ** Đêm thâu thuộc về em




đêm thâu thuộc về em

khoảng không gian dị biệt nhất

gói trọn hình hài trong những khung đóng chặt

hình ảnh nhảy múa

bên này bên kia của biên cương không vết

em đưa ta về

bằng những lối quen trồi lên ký ức

nghe ái ngại hai bên đường xa lạ

Trần Vấn Lệ ** Đào Hoa Y Cựu

Hình ảnh hoa đào mang ý nghĩa đặc biệt



Mấy hôm nay trời đã hết mưa

là có nắng nên hoa đào sắp nở!

Hết mùa mưa tôi còn nguyên mùa nhớ,

Tết sắp về và Đà Lạt tôi ơi!


Đà Lat là nơi tôi không được sinh ra đời

nhưng nó là nơi tôi thành người không dễ ghét,

nó là nơi dạy tôi yêu Đất Nước

từ khóm hoa, bụi cỏ, cành thông...

Friday, December 31, 2021

Huỳnh trung Chánh ** ÂN OÁN CHẬP CHỜN



“Khác hơn thường lệ, đôi bạn thân Hiển và Phước, đối ẩm trong lặng lẽ, chẳng ai chịu mở lời. Hiển nâng chung trà hớp từng ngụm, rồi dường như đang bâng khuâng thả hồn theo những chiếc lá phong đỏ thẩm từng chiếc, từng chiếc rụt rè buông rời cành theo làn gió chiều mơn man. Còn Phước thì cầm chung trà, đi tới lui đăm chiêu suy nghĩ, mấy lần định lên tiếng mà cố đè nén chưa chịu hở môi. Mới chiều hôm qua, hai chàng đến ngôi chùa Hàn San(1) lễ Phật, đồng thời cũng dự định thỉnh giáo học Phật, hành thiền với sư cụ Hải Tịnh. Lần nầy, khi đôi bạn vừa xá thầy, chưa kịp vấn an trước khi nêu vấn nạn thỉnh giáo, thì bỗng nhiên sư cụ lên tiếng kể ngay giai thoại thiền về cá nhảy khỏi lưới, như sau:

Vào đời Tống, hai Thượng tọa Thâm và Minh nhân có duyên sự cùng qua đò sang sông Hoài, vô tình chứng kiến cảnh giăng lưới bắt cá, thình lình trong đám cá sa lưới, có con cá to nhảy khỏi lưới thoát ra ngoài. Thượng tọa Thâm vỗ tay khen: "Hay thật! Hay như Thiền sư!" Thượng tọa Minh không đồng ý bảo: "Phải ở ngoài lưới mới hay, đợi vào lưới rồi mới nhảy là muộn rồi!" Thượng tọa Thâm đáp: "Huynh Minh chưa hiểu đâu?" Đi hơn dặm đường, Thượng tọa Minh bỗng nhận ra chỗ sai, liền xin sám hối.” Dứt lời, sư cụ bỗng vặn hỏi: “Hai con nghĩ sao?”. Cả hai còn đang ngần ngừ chưa mở lời, thì thầy đã khoát tay xua đuổi: “Không đáp được ngay là hỏng to rồi! Còn muốn đắn đo suy xét cho vọng càng thêm vọng nữa sao?” Mẩu chuyện thiền nầy cứ ám ảnh Hiển mãi, chàng ngơ ngẩn như kẻ mất hồn. Có lẽ, Phước cũng đang khắc khoải một suy tư đặc biệt nào đó, nên tuy tỏ vẻ trầm lặng vô tư, mà lòng dạ bồn chồn lộ rõ ra ngoài.

Hà Thúc Sinh ** Phía có nắng



Đại dịch bùng nổ thì như mọi nơi trên thế giới, thành phố nơi quận hạt nhỏ này cũng sập cửa lại. Mọi hàng quán, cửa tiệm, chợ búa và các nơi sinh hoạt, ngay ngôi thánh đường cũng đều khóa trái và nhạt dần hơi người. Tất cả như bị một tấm màn bao la vô hình trùm kín, không một sinh vật nào dù nhỏ nhất thoát được ra ngoài.


Nhà tôi nằm trong giáo phận Chúa Thánh Linh, nơi có ngôi thánh đường  hơn hai trăm tuổi lọt giữa những con đường trồng toàn thông kim và sồi.

Và từ khi như mọi người thất nghiệp nằm nhà, tôi quen mặt ông cụ. Ngày nào cũng thế, khi nắng mười giờ leo lên hai phần ba tháp chuông thì, với tờ báo cũ bọc cái gì đó kẹp nơi nách, cụ đi qua nhà tôi và tiến về phía ngôi thánh đường. Nhìn bề ngoài cụ gầy nhưng có nét đạo mạo của một cụ già người Á đông với bộ râu bạc ba chòm. Nhưng tôi không đoán được quốc tịch của cụ.

Mạc Phương Đình ** Mộng Ảo




Chùm hoa nắng nở vàng trên cửa sổ

em đi qua, bỏ lại một mùi hương

tà áo lụa như tấm lòng trinh bạch

gọi mời ta theo dấu mở con đường

hoa nắng nhỏ long lanh theo vị ngọt

nở trong lòng lặng lẽ mối tơ vương

TRẦN THIỆN HIỆP ** Tóc che nửa mắt ngập ngừng



Có người ngậm ngải tìm trầm

Riêng ta tìm nhịp thanh âm ru nàng

Nhị, hồ, tiêu, phách tình tang

Nửa khuya lệ nến rơi hàng rưng rưng


Tóc che nửa mắt ngập ngừng

Nét môi ta kẻ xin đừng nhạt phai

Hạ tàn thu sớm mốt mai

Tinh sương quét lá em hài nhớ mang

TRANG LUÂN ** CUỐI TRỜI MÙ SƯƠNG



Ngày mai chừng mấy giờ thì anh đi!”

“Bảy giờ anh phải có mặt ở bến xe Văn Thánh rồi có người dẫn đi. Họ dặn đi, dặn lại, là

nhớ phải đến đúng giờ. Hình như họ chia ra làm nhiều đợt thì phải! Tuy họ không nói

ra, nhưng anh cũng có thể suy đoán được như thế. Mỗi đợt theo như anh nghĩ, độ chừng

mười người là cùng. Họ còn nhắc khéo, mình nên ăn mặc giản dị, giống như người đi

buôn bán, làm ăn thì tốt nhất.

Sở dĩ họ muốn mình làm như vậy, là để tránh sự chú ý của dân chúng địa phương.

Nói như thế, có nghĩa là họ không muốn mình tỏ ra quá ngang nhiên, quá lộ liễu. Họ

muốn mình là phải cải trang. Phải làm thế nào cho hợp với màu sắc lam lũ của người dân

ở dưới đấy. Phải dè dặt trong khi đi đứng. Phải đề cao cảnh giác. Phải nhìn trước, ngó

sau để phòng ngừa những rủi ro, bất trắc có thể xảy ra bất cứ lúc nào! Nói tóm lại, họ

bảo mình làm thế nào, thì mình cứ làm đúng y như lời người ta dặn là được rồi.”

“Thế họ có đề cập đến vấn đề ăn ở không anh! Dù muốn dù không, xuống dưới đấy, anh

cũng phải nằm chờ ít nhất là đôi ba ngày, chứ đâu có lý nào mà đánh liền ngay trong đêm

mai được!”

“Chuyện đó thì bà chủ tàu có nói với mẹ anh ngay từ buổi đầu tiên mới gặp mặt ở tại nhà.

Anh vẫn còn nhớ rất rõ, hôm ấy, hai người có vẻ tương đắc và nói chuyện với nhau đến

gần cả tiếng đồng hồ. Cách đây không lâu, nhân tiện có dịp xuống thăm người bạn thân

ở dưới khu ông Tạ, anh có nghe người ta xầm xì, bàn tán rất nhiều về cái tổ chức này.

Chẳng cứ gì ở khu ông Tạ, mà ngay đến cả bên Xóm Chiếu cũng thế. Đâu đâu người ta

cũng khen nức, khen nở, cho đấy là chỗ đàng hoàng, tử tế, chứ không giống như mấy tổ

chức lừa đảo, xa lạ khác!

Wednesday, December 29, 2021

CAO MỴ NHÂN ** MÂY NỞ HOA.

 

 

Em lại có tình yêu

Từ phương xa về tới

Anh xoá nỗi quạnh hiu

Cho em yêu đời mới 

 

Năm hết tháng, hết ngày

Em có anh tất cả

Tất cả từng phút giây

Tình yêu về hối hả