Trông ra từng ngõ Mùa-Xuân
Tầm thinh con én bâng khuâng bay về
Vòng quanh vườn bưởi vườn lê
Vườn tôi nắng lụa thơ đề viên hoa
Mười phương mây trắng như ngà
Hồ tâm soi lấy hằng sa đất trời.
Trông ra từng ngõ Mùa-Xuân
Tầm thinh con én bâng khuâng bay về
Vòng quanh vườn bưởi vườn lê
Vườn tôi nắng lụa thơ đề viên hoa
Mười phương mây trắng như ngà
Hồ tâm soi lấy hằng sa đất trời.
khề khà con đường trước mặt
ngày lễ hội tình yêu
tay run, chân vẹo vì gió lạnh
Valentine chưa đủ ấm lòng…
xin gửi nụ cười theo mây
đến những ai đắm mình trong biển yêu hạnh phúc
nhánh hoa hồng đỏ thắm, nhớ tặng cho nhau
sớm hay muộn, không quan trọng
người làm vườn hái đóa hồng sót lại
tặng anh em bên kia đại dương
ôm giấc mơ trùng phùng
cũng là thông điệp của tình yêu đằm thắm
không phải là tình yêu lãng mạn
mà của những người nhớ đến nhau
chiều xứ lạ mênh mang…
Nghĩa háo hức theo mẹ về Việt Nam thăm viếng quê hương. Sau mấy ngày vui nhộn làm sống lại những kỹ niệm ấu thơ tại Thủ Đức với bà con họ nội xa gần, chàng theo mẹ về quê ngoại, tạm trú tại nhà cậu Út ở thành phố Phan Rang, Ninh Thuận. Vì thuở nhỏ chàng không có cơ hội liên lạc với họ ngoại, nên dù được cậu tiếp đón rình rang, nhưng chàng muốn thân thiết với hai đứa em cô cậu thật khó. Sáng dậy, vừa chào hỏi đôi câu chúng đã biến mất, khiến chàng cụt hứng lâm cảnh ngồi bó gối một mình.
Ngồi mãi đâm ra cuồng chân, chàng định rủ mẹ đi biển, nhưng mẹ và cậu dường đang bàn bạc chuyện gì quan trọng gay go lắm, nên đành xin phép mẹ đi dạo phố một mình. Bà dặn: “Cẩn thận nghen con! đừng đi xa nguy hiểm nghen con!” Chàng lầm thầm cằn nhằn: “Bà già cứ tưởng mình là thằng bé con hoài hà!”. Tuy cười mẹ nhưng chàng vẫn vâng lời, ra quán nước đầu ngõ, gọi ly cà phê đá nhâm nhi, lơ đãng nhìn “ông đi qua bà đi lại” cho đỡ buồn.
Tặng Phẩm
Thức cho xong bài thơ.
Mai sớm ra đi,
Cài hờ lên cửa tặng.
Đi Xa
Đi như đi lạc trong trời đất,
Thủy tận sơn cùng, xí xóa ta.
Cỏi chiều, đứng lại, khóc như liễu :
Có thật là ta đi đã xa ?
1-
đưa tay níu sợi nắng tàn trên lá
sợ cánh hồng hoang lạnh giữa âm u
đời an tịnh với những ngày du lữ
bên đèn khuya nhìn biển tắm sương mù
đỉnh núi dựng mây ơ hờ quanh quẩn
đường chim bay như cách biệt ngàn trùng
lại một mùa Xuân -
lại thêm một mùa Xuân viễn xứ
lại thêm u hoài, lại thấy bâng khuâng
Thập niên 1950 thế kỷ trước, khi mùa xuân với trăm hoa bắt đầu chớm nở dưới bầu trời văn học nghệ thuật miền Nam – Việt-Nam thì ở Khúc Ruột Miền Trung xuất hiện hai vì sao giữa mùa sáng tạo ấy.
Đó là Quách-Thoại [1930 – 1957 ] sinh ở Huế. Thời niên thiếu“ anh hoa phát tiết ra ngoài . . .” và Quách-Thoại mệnh yểu, ra đi trong cô độc lạnh lẽo ở nhà thương thí Hồng-Bàng tại Sài-Sòn.
Vì sao thứ hai có ánh sáng lạ kỳ là Hoàng-Trúc-Ly [1933 –1983 ]. Hồn thơ mà hiện tượng Phạm-Công-Thiện thời ấy đã phải thốt lên : “ thơ Hoàng-Trúc-Ly có ma lực kỳ quái của những câu phù chú. Đối với Hoàng-Trúc-Ly ngôn ngữ vẫn còn mới tinh, mỗi chữ đều mang một linh hồn, mỗi chữ là một sinh mệnh. Tôi gọi Hoàng-Trúc-Ly là thi sĩ lớn, là nhà thơ bậc thầy của thi ca hiện đại. “
Năm nay cụ Tam bảy lăm tuổi, cái tuổi “ruồi bâu không thèm đuổi” đối với rất nhiều người. Nhưng giống một võ sĩ nhà nghề, ngã xuống đứng lên đấm tiếp, về một phương diện nào đó, cụ tự thấy mình cũng còn phong độ.
Tháng trước, thực mà nói, cụ khá nản lòng khi nhận tấm ảnh một cụ bạn văn bên quê nhà gửi qua. Trong tấm ảnh ấy có cả chục người, và nếu không có phần ghi chú phía sau, cụ không cách nào biết được đó là những người bạn vô cùng thân mến của cụ, trong có vài người bạn Hướng Đạo, người nào người nấy tóc vài sợi, răng vài cái, sườn sáu khúc, chân hai que… đại khái thế. Nhưng nhìn kỹ, cả đám giống nhau ở một điểm: trên những khuôn mặt héo hắt, ít râu hay rậm râu, họ đều hờm những đôi mắt lăm lăm ngó về phía trước. Chính những đôi mắt này báo cho cụ biết họ còn sống và còn chờ, dù cụ không biết họ sống cách nào và chờ cái gì.
Nhưng, cũng chính những đôi mắt đó làm cụ mất ngủ.
Mai em thức dậy, thấy gì trên tay?
Thưa em, hoa mai, em vàng một nụ!
Mùa Xuân là đó, em cầm hôn đi!
Muôn thuở một thì, tình Xuân bát ngát...
Anh nghe em hát một câu tình cờ:
"Không có bao giờ tình không thơ mộng!"
Người trẻ tuổi kéo trịt về bên trái chiếc nón lưỡi trai bạc mốc. Ngước mắt nhìn cao lên ngọn núi nằm lơ đãng trong những cụm mây thấp bay ngang. Chàng cuối xuống nhẫm tính, có lẽ những bài toán còn đong đưa vài con số ẩn, đôi mày khe khẽ chao nhẹ như chiếc lá cười với cơn gío heo may. Ðiếu thuốc cập chặc trong vòng môi đen sậm, ngọn lửa loé chạy lan lên đầu thuốc. Chàng ngồi sà trên tảng đá bên lề, lim dim rít từng hơi khói dài, nhã vài vòng tròn quay nhẹ nhàng trong không. Gió vẫn thổi ngay ngọn, ngọn gío miền núi miền rừng bao giờ cũng mạnh, mang theo nhiều mùi hương dại và đặc biệt lạ lùng. Gió đưa từng vòng khói thuốc lên cao, chạy xô bồ rồi càng lúc méo mó tan loảng hình dạng như mây. Vài chiếc lá lao xao bay luồn trong gió lùa tít mù theo con đường chạy dài thâm thẩn trước mặt, chàng đưa mắt nhìn lơ đãng, rít ngụm thuốc cuối cùng, tàn búng xổ vào lùm cây bên cạnh. Với nhặt cành khô, vừa lầm bầm chàng vẽ ngoằn ngoèo lên bãi cát những con số to nhỏ, cộng trừ nhân chia, chia nhân trừ cộng.. Chàng vẫn lắc đầu, xoa mạnh lên những kết quả bằng thân giầy tua gót, hình như chàng đang hằn học đó.
Lúc kéo chiếc va li xuống xe, đứng bấm chuông, thay vì chị Trâm ra mở cổng, lại là ông già đập vào mắt tôi với đầu tóc trắng, bồng bềnh, dài tận ót trông rất nghệ sĩ. Cú va đập tiếp theo là kính trắng đu trên sống mũi cao, vẻ trí thức. Nhưng đến chiếc áo may-ô ba lỗ, quần sóc màu cà phê sữa phủ gối trông như Việt kiều ở xứ quanh năm đóng băng về nước. Vỏ bọc ngoại hình ấy không che đậy nổi phần da thịt rơi rớt dần mòn theo năm tháng.
Một người khác giới đang đứng bên kia cổng sắt, trong căn nhà của ba mẹ tôi lúc này có vẻ gì đó hơi khác thường, tôi thoáng nhíu mày và nghĩ vậy.