văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Friday, August 26, 2011

NGUYỄN THANH HUY * THOÁNG CHÚT QUA ĐỜI




Thoáng chút tuổi thơ chìm sâu ký ức,
Kỷ niệm nhạt nhòa còn mãi trong ta,
Theo với thời gian chút còn chút mất,
Vẫn thấy ngậm ngùi trong nỗi xót xa.
Thoáng chút tuổi xuân rời xa phố thị,
Sống với bạn bè trong buổi binh đao.
Lửa đạn sa trường đứa còn đứa mất,
Thỉnh thoảng về thành lòng thấy nao nao!
Thoáng chút tình yêu theo đời lận đận,
Như nước xa nguồn chỉ một lần thôi.
Bao khốn khó trên vai người lính trận,
Vẫn cứ xuôi dòng theo kiếp nỗi trôi...
Thoáng chút tình quê đêm dừng chân nghĩ,
Đổi lại nhọc nhằn những sợi yêu thương.
Ta cảm ơn em chút tình tri kỷ,
Đã cho ta người lính trận qua đường.
Rồi một thoáng quê hương bừng lửa dậy,
Lớp vào tù lớp trôi nổi bi thương!
Bao tan tát cũng đến từ dạo ấy,
Một dải tang buồn phủ kín quê hương.
Dừng lại đó một đời trai lở bước,
Thương chút qua rồi còn lại gì đây.
Những mơ ước theo chân người thuở trước.
Vẫn xa vời từ cuối nẽo chân mây...
Còn lại để mang theo đời sầu hận,
Vẫn một lòng son sắt mãi trong ta.
Ta vẫn giữ chút tình đời lính rrận,
Hẹn ngày về xóa hết nổi phong ba...
Từ lê gót dấu chân đời hệ lụy,
Vẫn còn in trên thành cổ rêu phong!
Khi tan tác mới thấy người tri kỷ,
Để cùng chia bao nỗi bận bên lòng.
Nguyễn Thanh Huy

TIỂU THU * Đường Nào Em Đi

 
Ái Khanh hết hồn khi thấy con gái của mình vừa đi vô nhà vừa khóc sướt mướt, theo sau là thằng anh mặt mày lầm lỳ, một vết bầm trên gò má trái, quần áo xốc xếch lấm lem. Hai anh em nó từ trường về. Chưa kịp hỏi thì con Bảo Ngọc đã mếu máo:

       - Anh hai đánh lộn với tụi thằng Chánh đó mẹ...

Phỏng Vấn BS Phạm Gia Cổn về Chương Trình Khí Công Hoàng Hạc

Lời dẩn: Để bạn đọc và thân hữu có thể tìm hiểu rõ ràng hơn về môn Thể dục Khí công Hoàng Hạc, Vườn Tao Ngộ xin trân trọng giới thiệu bài phỏng vấn Bác sĩ Phạm Gia Cổn – vị sáng lập ra chương trình hữu ích, thực dụng này hầu giúp mọi người, mọi có thể dể dàng tập luyện để thể chất luôn lành mạnh dẻo dai, sống vui sống khỏe.
Được biết, BS Cổn đã dựa trên căn bản, tinh hoa của các phương pháp tập luyện khí công của nhiều môn phái võ học khác như Thiếu Lâm, Thái Cực Đạo [Takwon Do], Hiệp Khí Đạo [Hapkido] để phối hợp, cải biến theo tinh thần y học Đông Tây chẳng hạn như môn Vật lý Trị Liệu, Y khoa Phục Hồi [và sáng tạo nên môn thể dục KCHH này bằng những động tác nhẹ nhàng, đơn giản thích hợp với mọi lứa tuổi, đặc biệt là giới cao niên. Mục đích chính của chương trình KCHH là “nhằm bồi dưởng, tăng cường và duy trì sự hòa hợp, đồng điệu giữa thần lực, khí lực và thể lực...qua những động tác đơn giản, nhẹ nhàng, liên tục, dể nhớ và không đòi hỏi nhiều điều kiện về địa điểm, thời gian khi luyện tập.”

ĐẶNG TIẾN * Giới thiệu Họa sĩ Thanh Trí




Thanh Trí là bậc nữ sử tài hoa, phụng hiến cuộc đời cho hội họa.
Bà sinh 1939 tại Huế, hiện định cư tại Sacramento California, Hoa Kỳ ([1]), đang chuẩn bị một cuộc triển lãm tranh mới vào tháng 9-2009 sắp tới, tại Gallery Việt Báo, Quận Cam, Calỉfornia, Hoa Kỳ. 
 
image002

TÔ THÙY YÊN * Trường Sa Hành


    Trường Sa! Trường Sa! Đảo chếnh choáng!
    Thăm thẳm sầu vây trắng bốn bề.
    Lính thú mươi người lạ sóng nước,
    Đêm nằm còn tưởng đảo trôi đi.
    Mùa đông bắc, gió miên man thổi
    Khiến cả lòng ta cũng rách tưa
    Ta hỏi han, hề, Hiu Quạnh Lớn
    Mà Hiu Quạnh Lớn vẫn làm ngơ.

    Thursday, August 25, 2011

    VÕ THỊ ĐIỀM ĐẠM * DẤN THÂN VÀO MIỀN TUYẾT LẠNH

    Cõi trần thế lỡ đam mê sa đọa
    Mãi rong chơi ta lạc lối quay về.

    Phan Bá Thụy Dương 

    Cái mốt từ hàng trăm năm của người Na Uy vào dịp lễ Phục Sinh là lên nghỉ mát ở miền núi, ở khách sạn, thuê nhà nghỉ mát hay gia đình có nhà nghỉ mát riêng. Nghĩ tới chuyện có nhà nghỉ mát riêng, Thanh cứ cười hoài về cái tội "dại khờ" của ngưới Na Uy, trong đó có chồng mình. Ông bà nội, Thanh quen gọi ba mẹ chồng là ông bà nội, vì ngược ý nhau về chuyện tậu nhà nghỉ mát nên không tát được biển Đông. Cậu con trai duy nhất của ông bà lãnh trách nhiệm làm tròn ước mơ lớn nhất đời người của ba mẹ cũng như đa số người Na Uy. May mắn cho cậu quí tử này là cô vợ chẳng quan tâm gì đến cái chuyện sẽ tậu nhà nghỉ mát ở miền biển, miền suối, cạnh sông hồ hay miền núi cao. Cô nàng càng không có cơ hội dành tới dành lui với chồng để cất nhà nghỉ mát gần quê quán mình như ông nội bà nội của lủ con. Bởi một lẽ đương nhiên là quê cô nàng ở tận Việt Nam, chứ không phải cô nàng hiền lành lắm đâu mà khen là: Đi đâu cho thiếp theo cùng, đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp theo.

    PHAN BÁ THỤY DƯƠNG * Hịch Cứu Nước



    1.

    Đốt lửa lên anh - Nổi lửa đi em !
    Rải khí thiêng trên quê hương tổ quốc
    Hãy bức phá xích xiềng -
    đập tan lũ gian tà bạo ngược
    Trả lại cha ông nhịp sống thanh bình
    Để dân Việt mình không còn bị đày đọa điêu linh

    MANG VIÊN LONG * MỘT THỜI ĐẺ NHỚ...


    Thương nhớ tặng những học sinh cũ ở Tuy Hòa- Phú Yên một thời…

    Tôi đến thị xã Tuy Hòa lần đầu tiên vào một buổi chiều tháng 6 năm 1966 theo giấy bổ nhiệm của Bộ GD sau khi ra trường SP. Trước ngày chọn nhiệm sở theo thứ tự ưu tiên điểm số tốt nghiêp-Phú Yên được xem là một nhiệm sở tốt-rất nhiều sinh viên muốn đến; tôi đã nghe nói về thị xã Tuy Hòa như một miền đất yên lành, phong phú! ( đã “ phú” rồi mà còn “ yên” nữa ).Tỉnh Phú Yên chỉ được phân bổ 8 người-tôi là người thứ 2 được ký tên vào giấy nhận nhiệm sở đã được in sẵn. Cuộc đời tôi đã bắt đầu thay đổi-bắt đầu gắn liền với Tuy Hòa từ đây…

    NGUYỄN MẠNH TRINH * Đọc Thơ Trần Văn Sơn: Thấp Thoáng Vài Nụ Hoa.



    Đọc những trang thơ Thấp Thoáng Vài Nụ Hoa, do nxb Little Saigon của Phan Bá Thụy Dương ấn hành, tôi thấy bàng bạc trong từng cảm nghĩ. Thấp thoáng ở đâu đó , những sợi mưa quê nhà, mưa Sài Gòn , mưa cao nguyên thủ thỉ. Thấp thoáng ở đâu đó , những khuôn mặt bằng hữu thân quen , nhắc lại một thời đã viết và đã sống. Và , thấp thoáng ở đâu đó , những tình cảm của người lính năm xưa, người tù thuở nào và người lưu lạc bây giờ. Thấp thoáng ở đâu đó , những mơ ước ngày xưa và những chán chường nhọc nhằn trước mặt. Thấp thoáng và thấp thoáng , những cảm giác chia sẻ với thơ, tận tuyệt với thơ.. Ở những trang thơ, tôi bỗng thành người trân trọng quá khứ . Và ở Trần Văn Sơn , một thi sĩ mà tôi chưa từng gặp, tôi như đã hàn huyên với từ thuở nào , qua những vần lục bát , những câu bảy chữ , tám chữ …

    NGUYỄN LỆ UYÊN * LÊN NON HÁI TRÁI


    Nước trên cao chảy xuống ì ầm
    Vượn bồng con lên non hái trái
    (ca dao)
    ...ngày... tháng... năm...
    Gửi anh,
    Tính từ ngày xách va li lên tàu, đến nay đúng hai tháng. Khoảng thời gian không dài không ngắn, giữa núi rừng trùng điệp này, đủ để tôi mang trái tim ra nghĩ về cách hành xử của mình và không thể không giải bày với anh bằng những suy nghĩ dài lê thê, với lòng mong mỏi anh và những người thân yêu sẽ dần hiểu tôi.