văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Friday, August 26, 2011

Phỏng Vấn BS Phạm Gia Cổn về Chương Trình Khí Công Hoàng Hạc

Lời dẩn: Để bạn đọc và thân hữu có thể tìm hiểu rõ ràng hơn về môn Thể dục Khí công Hoàng Hạc, Vườn Tao Ngộ xin trân trọng giới thiệu bài phỏng vấn Bác sĩ Phạm Gia Cổn – vị sáng lập ra chương trình hữu ích, thực dụng này hầu giúp mọi người, mọi có thể dể dàng tập luyện để thể chất luôn lành mạnh dẻo dai, sống vui sống khỏe.
Được biết, BS Cổn đã dựa trên căn bản, tinh hoa của các phương pháp tập luyện khí công của nhiều môn phái võ học khác như Thiếu Lâm, Thái Cực Đạo [Takwon Do], Hiệp Khí Đạo [Hapkido] để phối hợp, cải biến theo tinh thần y học Đông Tây chẳng hạn như môn Vật lý Trị Liệu, Y khoa Phục Hồi [và sáng tạo nên môn thể dục KCHH này bằng những động tác nhẹ nhàng, đơn giản thích hợp với mọi lứa tuổi, đặc biệt là giới cao niên. Mục đích chính của chương trình KCHH là “nhằm bồi dưởng, tăng cường và duy trì sự hòa hợp, đồng điệu giữa thần lực, khí lực và thể lực...qua những động tác đơn giản, nhẹ nhàng, liên tục, dể nhớ và không đòi hỏi nhiều điều kiện về địa điểm, thời gian khi luyện tập.”
Những thành viên trong gia đình KCHH cho biết, sau khi tập luyện môn thể dục này một thời gian ngắn độ vài tuần, họ cảm thấy tâm thân sảng khoái, nhẹ nhàng hơn, các hiện tượng đau nhức, mõi mệt cũng dần dần được tiêu trừ. Với họ, đó là môn võ “phe phẩy” để khỏe mạnh, sống lâu.
VTN sẽ lần lượt giới thiệu một số bài giới thiệu, nhận định của các nhân sĩ, thân hữu hay thành viên gia đình Hoàng Hạc về môn thể dục hữu ích mà bác sĩ Cổn đã dày công nghiên cứu và sáng lập. 
 
Muốn biết thêm chi tiết xin liên lạc với:
hay vào tang điện tử của gia đình Hoàng Hạc:
Những người ở NamCali có thể đến học miễn phí tại trụ sở chính:
9032 Hazard Ave., Westminster – CA 92683
1.  Hỏi: Những thế múa Hoàng Hạc phát xuất từ đâu? Và có bao nhiêu thế tất cả?
Đáp:
  1. Từ những thế căn bản của các môn phái võ học nổi tiếng xưa nay được chế biến thêm bớt, theo tinh thần khoa học và căn bàn y hoc về cấu tạo cơ thể, chức năng của mọi cơ quan cũng như “bệnh lý” của con người, để giản dị dễ tập mà rất thực dụng, thích hợp với mọi thể trạng của mỗi người. Đúng theo quy luật“cần và đủ”.
b- Gồm 2 thế chính , từ đó biến thành 18 thế được ghép thành 1 bài tập liên tục, mục đích đỡ nhàm chán trong khi tập và có thể tập với âm nhạc. Quan trọng là nắm vững nguyên tắc. Mỗi người khi tập sẽ tự điều chỉnh để thích hợp với chính mình và khi thực hành đã nhuần nhuyễn, cơ thể sẽ tự phát triển và chế biến thêm nhiều thế, không giới hạn.


2.  Hỏi: Thể dục khí công (TDKC)/HH có thể thay thế những môn thể dục khác trong việc bảo trì và tăng tiến sức khỏe không? (có nghĩa tập phe phẩy là đủ rồi?)
Đáp: Tùy theo sở thích, niềm tin và thể chất, mỗi người sẽ tự tìm thấy một môn thể dục nào đó thích hợp với mình. Tuy nhiên, tôi tin rằng môn Thể Dục Khí Công (TDKC) Hoàng Hạc này rất tốt. Người trẻ tập quyền cước (thể lực). Người lớn tuổi tập khí công (khí lực). Môn TDKC/Hoàng Hạc phối hợp cả hai bổ túc cho nhau một cách nhịp nhàng. Đây là một môn tập nhẹ nhàng, phối hợp đồng điệu cả ba phần chính của cơ thể con người. Đó là “Tâm Ý, Thân và Lực”. Lối tập này tốt cho người có tuổi và giúp ích cho người trẻ tập võ sớm thành đạt.

3.  Hỏi: Ảnh hưởng của TDKC/HH đến những bộ phận trong cơ thể ra sao?
Đáp: TDKC/HH giúp tăng năng lượng nuôi dưỡng cơ thể từ các cơ quan nội tạng: tim , óc, gan, thận… đến tận ngón tay, ngón chân.
Cơ phận trong người được nuôi dưỡng tốt sẽ được khoẻ mạnh, các chức năng (functions)được duy trì. Bắp thịt tay chân được tập luyện đúng cách sẽ giữ được sự dẻo dai và không đau nhức. Đồng thời, với lối tập luyện nhẹ nhàng, không gò bó, không cố “gồng mình” mà “buông”nên đầu óc được thoải mái “thơ thới hân hoan”; “Thân Tâm buông lỏng”

4. Hỏi: Có những bằng chứng hay nghiên cứu nào cho thấy việc tập khí công làm giảm áp huyết, giảm cholesterol xấu (LDL) hay tăng cholesterol tốt(HDL), và sụt cân? Còn tiểu đường thì sao?
Đáp: Y học ngày nay khuyến cáo: song song với sự ăn uống theo diet, tập luyện (excercise)vứa sức mỗi ngày ½ giờ,5 ngày 1 tuần thì lượng cholesterol xấu trong máu (LDL) sẽ giảm xuống và lượng tốt (HDL) sẽ tăng lên, đồng thời lượng đường trong máu cũng giảm.
Tập luyện sẽ tiêu bớt lượng mỡ thừa trên cơ thể đương nhiên sẽ sụt cân.
Hiện nay chưa có đầy đủ nghiên cứu khoa học về việc tập khí công. Mới đây có một cuộc nghiên cứu ở UCLA cho thấy tập Taichi có thể nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa bệnh herpes zoster (bệnh giời ăn).Tuy nhiên cần thêm nhiều khảo cứu để đưa đến kết luận.
Về môn “Thể Dục Khí Công Hoàng Hạc”, chúng tôi chưa có đầy đủ dữ kiện (data) để kết luận. Chúng tôi cố gắng khuyến cáo các thành viên đo lượng cholesterol và đường trong máu trước và sau 3-6-9-12 tháng tập luyện để theo dõi.
Về việc giảm cân thì rõ ràng là sau khoảng 8 tuần tập thì vòng bụng đã giảm 1-2 inches. Ngoài ra những ngườI bị áp huyết cao (hypertention) thấy có kết quả là áp huyết đã giảm, dễ được kiểm soát hơn (controlled) không lên xuống bất thường (stable) và đã giảm lượng thuốc (dose) uống hàng ngày.

5. Hỏi: TDKC/HH chú trọng nhiều đến những động tác di chuyển của phần trên cơ thể (bàn tay, cánh tay, vai..). Phần dưới của cơ thể (lưng, hông, chân..) không chuyển động mà chỉ dùng đầu ngón chân bám chặt vào đất để vận dụng bắp thịt vùng đó. So với các lối tập khác (như Tai Chi) thì giữ phần dưới bất động trong lúc tập có lợi điểm gì?
Đáp: Ngón chân “bấm / bấu” xuống đất cộng với động tác “vươn” tạo “sức căng chuyển động” từ ngón chân tới ngón tay.
Nếu hiểu “chuyển động” theo nghĩa “bước tới lui, trước sau, phải trái” thì chuyển động không hoàn toàn cần thiết cho việc tu luyện tinh thần và sức khỏe. Điều đó quan trọng với ngườI tập võ. Hơn nữa, đối với người có tuổi, “chuyển động” như vậy có thể làm mất thăng bằng, nguy hiểm, nên tránh. Tuy nhiên, ở trình độ trung cấp, TDKC/HH cũng có 1 bài tập gồm 64 thế di chuyển theo 4 phương, 8 hướng.

6. Hỏi: Tập Thể Dục Khí Công Hoàng Hạc bao lâu thì đạt được kết quả mong muốn?
Đáp: Nguyên tắc chính của môn TDKC/HH là khoan thai “phe phẩy” các thế “Bấm/Vòng/Vươn/Buông” một cách mềm mại, liên tục và tự nhiên phối hợp đồng điệu giữa “tâm ý/ hô hấp/ cử động” mục đích là:
1/ Để “khí huyết” được vận hành điều hòa trong cơ thể, làm tăng cường sức khoẻ và sự bền bỉ dẻo dai của cơ bắp và gân cốt.
2/ Đồng thời, cùng với việc luyện tập TDKC/HH, chúng ta còn để “lòng mình được rỗng lặng, êm ả”.  Ngay trong khi tập chúng ta đã “Buông” bỏ tất cả những “Vui, Buồn, Giận, Ghét, Thương, Hận…” đang gậm nhấm “Tâm Thân” ta. 
Tâm Ý rỗng lặng”, phối hợp được “Tinh-Thần Trong-Sáng Thênh- Thang” với “Thể Xác Khoẻ Mạnh” thì ngay bấy giờ, ta đã có thể gọi là “ĐẠT”.
Một Hô, một Hấp cùng Trời Đất tương thông, Một Động, một Tĩnh cùng Trời Đất tương hợp” (ý Dưỡng Chân Tập)
Những người “nôn nóng” đi tìm kết quả “mong muốn” mà “mong muốn” thường quá “xa vời” thực tế, e rằng khó có thể “ĐẠT”. Còn nếu như, cứ mãi vướng mắc với những Tham-Muốn-Vọng-Cầu-Ước-Mong e lại rơi vào “ Tâm Viên Ý Mã” thì biết đến bao giờ mới có được một đời sống An Bình Vui Mạnh!

7. Hỏi: Môn TDKC/HH có khác các môn tập Khí Công khác không? Khác như thế nào?
Đáp: Với mục đích tập để khoẻ người thì TDKC/HH không khác bất kỳ 1 môn nào từ thể dục, bơi lội, đi bộ, chạy, treadmill…. cho tới các môn tập Dưỡng Sinh Khí Công, ngay cả Yoga, Thiền, Tĩnh Tâm…
Nhưng lý thuyết, nguyên tắc thực hành và phương pháp huấn luyện thì có điểm khác:
- TDKC/HH chú trọng tới toàn bộ sức khoẻ con người gồm “ Thể chất,Tinh thần và Xã hôi”.
- Các thế, động tác của TDKC/HH đều giản dị ạ́p dụng đúng theo tinh thần, căn bản Y học về cấu tạo cơ thể, chức năng của mọi cơ quan cũng như “bệnh lý” của con người.
Do đó, TDKC/HH thích hợp với mọi thể trạng (tuổi tác, giới tính và tình trạng sức khoẻ) của mỗi người.
Đồng thời, vận dụng được đúng chức năng của mọi cơ phận trong người để đạt được kết quả tối đa của mỗi động tác.
- Và, tập một cách mềm mại, liên tục tự nhiên phối hợp đồng điệu đựợc 3 yếu tố “Tâm Ý, Hô Hấp và Cử động” khiến đầu óc thoải mái không phải chú tâm sụy nghĩ. Nói cách khác là tập “Buông xả”. “Thân Tâm Buông Xả”.

8. Hỏi: Người lớn tuổi trí nhớ kém, hay quên và không nhớ thứ tự của bài tập 18 thế thì sao? Tập có được không?
Đáp:
- Thường xuyên tập luyện cho nhuần nhuyễn mấy thế căn bản cũng đủ tốt. Thế căn bản giản di gồm: Bấm (1), Vòng (2), Vươn (3) và Buông (1).
- TDKC/HH cần sự tự nhiên và liên tục nên khi tập không nên cố nhớ thứ tứ mà cứ “phe phẩy” theo chiều của bắp thịt. Chính bắp thịt cũng có trí nhớ nên sẽ không có trở ngại. Thuộc được bao nhiêu thế trong bài 18 thế thì thực hành tới lui bấy nhiêu,
Tập như vậy đầu óc mới được thảnh thơi tĩnh lặng, mới kết hợp đồng điệu được giữa “tâm ý/hô hấp/cử động”. Từ từ rồi cũng sẽ thuộc đủ thứ tự và rồi cũng sẽ nhuần nhuyễn. Như vậy kết quả sẽ tốt hơn.
Nhắc lại: “TDKC/HH là 1 môn tập giản dị, thực dụng thích hợp với mọi thể trạng (tuổi tác, giới tính và tình trạng sức khỏe) của con người.”