văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Wednesday, September 29, 2021

TRẦN VẤN LỆ ** Lạnh Khô



Hôm nay trời có lạnh, mà chỉ lạnh vừa vừa, không gì báo hiệu mưa bởi vì đang có nắng...

Tôi ngồi yên không đặng, xem Tin Thời Tiết sao...Té ra nhiệt độ cao, khác hôm qua, đã khác...


Cũng mừng trời rất mát...vì có lạnh hồi khuya!  Chẳng có gì mân mê, tôi làm thơ chơi vậy!

Hy vọng nắng không cháy những cánh hoa sắp bung!  Hy vọng để nghe lòng mình ít nhiều vừa ý!

PHAN BÁ THUỴ DƯƠNG ** Hoàng Trúc Ly: Hành trình đơn độc của một thiên tài thi ca suốt đời phiêu bạt

 


Nhiều người chỉ biết Hoàng Trúc Ly qua những bài thơ đăng trên các báo, các tạp chí từ 1955 và về sau là thi tập Trong Cơn Yêu Dấu của anh, do nhà xuất bản Hướng Dương trên đương Lê Lợi ấn hành năm 1963, do họa sĩ Trịnh Cung vẽ bìa. Tác phẩm thi ca này còn khiêm nhường hơn nhiều so với số trang trong tập thơ Bi Ca của Hoài Thương – người phụ trách trang thơ của bán nguyệt san Thời Nay phát hành một năm trước  TCYD chỉ vỏn vẹn có 38 trang in trên khổ giấy lớn 21×25.

PHẠM TÍN AN NINH * sắt son


Không ngờ tôi lại là người bưng tấm ảnh chị Ngà theo sau quan tài của chị. Và cũng chính tôi là người đào huyệt chôn chị. Đám ma của chị có lẽ là một đám ma buồn nhất mà tôi chứng kiến. Có cái chết nào lại không buồn. 

Những ngày ở trong trại “cải tạo”, tôi đã từng khiêng xác vài người bạn tù đi chôn ở ven triền núi hoang vắng đến lạnh lẽo, trong cảnh nhá nhem của buổi chiều đông trên khu núi rừng Việt Bắc. Nhưng đó là chuyện trong tù, còn hôm nay ngay trên làng quê mình, chị Ngà đến nơi an nghỉ cuối cùng mà không có một người ruột thịt tiễn đưa, ngay cả cái áo quan cũng do bà con láng giềng góp tiền mua cho chị.

Tuesday, September 28, 2021

NGUYỄN THỊ HÀM ANH ** Về Chú Tư Cầu của Lê Xuyên

  
Chết là hết chuyện. Các tiểu thuyết gia thường lấy sự qua đời của một nhân vật đặt dấu chấm hết cho câu chuyện của mình. Vì thế, tại trang 907 của nguyên bản do nhà xuất bản Tiến Hóa xuất bản năm 1965 và file 54 của bản đánh máy năm 2006, Tư Cầu nhắm mắt xuôi tay để khép lại cuốn trường giang tiểu thuyết Chú Tư Cầu của nhà văn Lê Xuyên. 

Thật hạnh phúc cho một nhà văn khi có được tác phẩm để đời. Chiều dài của một đời người hữu hạn nhưng tác phẩm thì trường tồn và nhà văn sẽ tồn tại mãi, không phải trong cuộc nhân sinh ngắn ngủi mà trong tác phẩm của mình. Nhà văn Lê Xuyên đã có được niềm hạnh phúc đó. Ấy là ông sẽ được nhớ, được nhắc đến mãi trong lòng độc giả Việt Nam qua các tác phẩm của mình, đặc biệt là Chú Tư Cầu.

HOÀNG TRÚC LY ** Hành trình





1.

tôi nay đi giữa hoang đường – niềm đau thân thể tủi buồn hai vai - giật mình nước mắt tương lai – ngày qua và tiếng thở dài xuống thu


2.

toa xe cửa khép khung trời – người đi môi đỏ run lời tiễn đưa - tóc dài xõa mộng ngày xưa – vết thương kỷ niệm bây giờ lại đau

VÕ THẠNH VĂN ** Vĩnh biệt SG Trần Tuấn Kiệt

Phan Bá Thụy Dương ** Liên Khúc Vô Thường


tặng Mesa cung chủ HSM


1 -

Đốt công án vất kinh thư khải ngộ 

Theo đường trăng -

trăng khi tỏ khi lu

Tìm người hiền nơi thâm cốc âm u 

Thỏng tay vào rừng giả làm ẩn sĩ


Giòng sinh mệnh

chừng nhuộm màu chướng khí 

Bến nhân gian ai quán niệm vô thường 

Hành trình xa ngựa đà lỏng dây cương 

Trên vách núi chân dung in mờ tỏ

TRẦN THIỆN HIỆP ** Vô Vi


* Tặng Phan Bá Thụy Dương

 

Đông phương

Công án cổ thi

Người xưa bạc tóc vô vi truy tầm

 

Lòng trần

Khai ngộ đạo tâm

Trăng xuyên lều cỏ trầm trầm kệ ca

Monday, September 27, 2021

NGUYỄN AN BÌNH ** KHI NGHE SERENADE CỦA SCHUBERT


Ngày nhạt nắng đem chiều lên màu khói

Xa muôn trùng nghiêng ngả chiếc buồm nâu.

Mỏi cánh chim chập chùng trên sóng bủa

Núi xa mù lạc hướng biết về đâu?

 

Khúc dạ lan mơ hồ nghe ai hát

Thanh âm chìm khuất dưới bóng chiều rơi

Hương thời gian gợi sầu men tóc úa

Mùa đã trôi treo nỗi nhớ khôn nguôi.

Nguyên Giác ** Đọc “Tôi học Phật” của Đỗ Hồng Ngọc

Đọc "Tôi học Phật" của Đỗ Hồng Ngọc ảnh 1
                                      Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

GN – Có những người làm gì cũng hay, viết gì cũng hay. Tôi luôn luôn kinh ngạc về những người như vậy. Họ như dường lúc nào cũng chỉ ra một thế giới rất mới, mà người đời thường như tôi có ngó hoài cũng không dễ thấy ra.

Đỗ Hồng Ngọc là một người như thế.