văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Sunday, December 18, 2022

Trần Vấn Lệ **. Mình Về Đà Lạt Thăm Ai Nữa


Mình về Đà Lạt thăm ai nữa?
Đâu có ai còn sống để thăm!
Nửa Thế Kỷ rồi...thay đổi hết
Không còn con chó sủa đêm trăng!

Mình về Đà Lạt mai hay mốt
Hay chẳng bao giờ...chỉ có Thơ!
Bài nói rừng thông trơ trụi đó,
Bài thăm nghĩa đị trụi...còn trơ!

Thursday, December 15, 2022

trần thiện hiệp ** NHỮNG Ý THƠ THEO BƯỚC THIỀN HÀNH



ta về ở ẩn


ta về ở ẩn lưng  đồi

rạng đông bắt gặp mây trôi ngang nhà

tự tay đun nước pha trà

ngắm đào nở rộ tháng ba quanh vườn

TRANG LUÂN ** SOẢI CÁNH BÊN TRỜI

                       

                                 Trao về: Bác sĩ Phạm Gia Cổn 

    Cứ như thông lệ hằng năm, ba anh em chúng tôi vẫn tiếp tục, luân phiên, tổ chức những buổi họp mặt dành riêng cho gia đình.  Vì tình trạng nhân số mỗi ngày mỗi gia tăng theo nhịp đập của thời gian.  Vì tuổi đời càng ngày càng chồng chất, nên mỗi năm, chúng tôi chỉ tổ chức được có một lần, vào đúng ngay dịp Tết nguyên đán cổ truyền của dân tộc.

Sunday, December 4, 2022

trần thiện hiệp ** LỤC BÁT THU ĐÔNG TA VỚI NÀNG

 


dạ khúc thu-đông


mốt mai rồi lá vèo bay

để rừng hiu quạnh với ngày quạnh hiu

để em lòng luốn trăm chiều

với thu se lạnh dìu hiu phương này


để đêm khơi lửa tàn bay

bóng nghiêng với bóng vai gầy hoang vu

để ta lỡ vụng đường tu

cũng buồn theo lá mùa thu úa vàng

Saturday, December 3, 2022

Trần Vấn Lệ ** KÍNH CHÀO VĨNH BIỆT BÁC SĨ PHẠM GIA CỔN

Kết quả hình ảnh cho hình bác sĩ Phạm gia Cổn


Thế là Bác Sĩ Phạm Gia Cổn không còn nữa!
Không ai còn thấy ông uống cà phê và gặp bạn bè mỗi sáng cuối tuần ở Thành Phố Santa Ana nữa!

Trên Face Book,  NguyenTranVuongTho là người đầu tiên báo tin về sự từ trần của Bác Sĩ Phạm Gia Cổn - Bác Sĩ Quân Y,

Saturday, November 26, 2022

Huỳnh Trung Chánh ** MỘNG HAY THỰC



Đang chăm chú thêu, nghe tiếng cháu nội Ngọc Diệp reo vang trước cửa, thím Thanh ngưng lại, trễ mắt kiếng xuống, dang hai tay đón núm ruột thân yêu duy nhất của mình hun chùn chụt:

- Hôm nay con học có giỏi không?

Bé chu mỏ:

- Giỏi lắm chứ nội! Con trả bài thuộc lòng được 10 điểm nè, toán cũng 10 điểm nữa nè!

Nghe con bé trổi giọng đớt đát nhão nhoẹt, thím cưng quá mắng yêu: “Tổ cha mầy!”, đoạn thím mĩm cười cầm cái bánh cam trao cho cháu: 

Vậy thì đáng thưởng quá rồi!

Ngô Quốc Sĩ ** TRẦN THIỆN HIỆP THAO THỨC MỞ LỐI VÀO THIỀN

 
    

Trần Thiện Hiệp Sinh quán tại Biên Hòa, thời thơ ấu sống ở Di Linh, Đồng Nai Thượng, sau tản cư về Phan Thiết, Bình Thuận. Ra hải ngoại, ông sống tại Hoa Kỳ và Canada. Trần Thiện Hiệp đã cho xuất bản nhiều Tác phẩm như: Cây Lá Phận Người, Mặt Trời Lưu Vong, Đỉnh Mây Qua, Đá Mọc Rêu Xanh, Tuyển tập Thơ Trần Thiện Hiệp, Tiếng Đất Gọi Người..
Qua thơ Tần Thiện Hiệp, độc giả có cảm tưởng như lạc vào rừng ngôn ngữ của thơ, của triết và thiền, với những thao thức về người đời và đời người. Thơ ông chuyên chở tình yêu da diết, tình quê đậm đà, tình nước thiết tha và tình người nồng thắm và tình mình xót xa.

Hà Thúc Sinh. ** Ai Giàu Hơn Ai?




Sống ở Mỹ chẳng ai đi làm mà lại không thuộc châm ngôn “Có hai thứ không ai tránh khỏi: thuế và thần chết.” Tháng Giêng đến tháng Tư là mùa thuế ở Mỹ. Ra thư viện, ngân hàng, hay bưu điện xin mẫu thuế về khai lấy, hoặc thuê chuyên viên thuế khai hộ, biết ngay năm nay mình sẽ lấy về được bao nhiêu hay phải đóng bù bao nhiêu. Lấy về thì tất nhiên là vui, là có tí tiền đi nghỉ hè xa gần tùy vào số tiền lớn nhỏ; ngược lại sẽ buồn năm phút, và nếu có việc buộc phải đi đây đi đó, hoặc mua này sắm nọ, thì cứ thẻ nhựa móc ra mà quẹt. Nói thì giản dị, nhưng với tất cả những ai sống và lao động ở các nước kỹ nghệ phương Tây kinh nghiệm đều gần giống nhau về vụ thuế. Câu “thuyền to sóng lớn” của mình rất đúng với trường hợp của giới trung lưu, mà ở Mỹ có nghĩa là giới làm ra đồng lương một năm mang tới sáu con số (từ 100 ngàn trở lên), hoặc lương hai vợ chồng gộp lại làm ra số tiền tương tự. Nhà to hơn thì trả tiền to hơn, xe chiến hơn thì trả tiền chiến hơn. Nhưng muốn được hay phải “chiến” nó còn tuỳ thuộc vào cái nghề.

NGÔ NGUYÊN NGHIỄM ** MẬT TỤNG




Một chiều, ráng đùn như sấm sét
Khách kề vai quang gánh hết cô liêu
Khách liền vai đỡ hoàng hôn rụng xuống
Cả ba ngàn thế giới khói quạnh hiu
Thỏng tay bước lang thang  kẻ chợ
Hồn bỗng dưng đầy ấp sương chiều...

Tiếng vi tế đọng thầm bụi cỏ
Khơi lời hoan hỉ một hạt bèo
Chân cầu nở bừng giây mật tụng
Lành thay, Thiên Sứ cũng bay theo
Có lúc, tế bào khai rỗng hoác
Xuyên thân, ánh sáng chảy muôn màu...

NGUYỄN AN BÌNH ** KHI EM LÀ NGỌN GIÓ


 


Khi em là ngọn gió đi qua cuộc đời tôi. Đâu phải làn hương thịt da em một thời thiếu nữ. Đâu phải tóc hoàng kim ướp sen bao mùa tôi ấp ủ. Cái thuở tình đầu ngọt ngào màu mận chín trên cây.

Khi em là ngọn gió thì thầm nhẹ tựa sương mai. Ru tôi thức giấc giữa đêm khuya thơm vàng quả thị. Vườn cổ tích riêng mình còn không em nhỉ? Ánh mắt cô học trò hồn nhiên lấp lánh tiếng cười vui.