“Đồi
25, đồi 30, “ địa hình “, “ căn cứ “.
Vang
rừng chồi xanh ngắt bước quân ca.
Dây
tử thần….như tráng sĩ Kinh Kha
Kiêu
dũng lắm, đời chiến binh gian khổ
Nung
chí trai nơi thao trường nắng gió
Quyết
một ngày về nối dãi non sông
Đồi
Mẹ Bồng Con ôm ấp trong lòng
Gươm
súng khắc ghi lời thề son sắt…”
(Với
người môt thuở Cư-An - MHHLP) [1]
Như
một cơ duyên không tên gọi, thật tình cờ tôi gặp lại
Luân Hoán trên trang Vuông Chiếu của anh cách đây khoảng
ba năm, trong khi lang thang đi tìm địa chỉ một người
làm thơ trên Blog.
Trước
1975, tôi chỉ là một cô bé con làm thơ tình học trò với
đầy ắp mộng mơ, lãng đãng vu vơ bên ngoài khung cửa
lớp. Nhưng đâu đó…bên cánh phượng vĩ ép khô cuối
mùa, tôi cũng đã từng đọc thơ anh trên những tạp chí,
nguyệt san văn học.. cùng với Mường Mán, Trần Hoài
Thư, Cao Thoại Châu…
Nhưng
người rồi xa, đời rồi qua….
Bao
nhiêu năm xứ người, tôi chìm trong một góc riêng lặng
lẽ, với sách vở trở lại trường, lãng quên dòng văn
học Việt vẫn âm thầm chảy trên nghiệt ngã, nổi trôi
của người ly xứ, mà Luân Hoán vẫn không nguôi thở
những hơi thơ ấm áp, dạt dào trên Vuông Chiếu cùng
bằng hữu.
Và
tôi đã đến, ngồi cùng anh trên Vuông Chiếu đó, tưởng
chừng như đã đậm tình thân, dù chưa lần gặp gỡ..
trong từng chiếc lá thu phai, giữa mùa đông đến sớm,
hay xuân muộn, hạ vàng nắng đỏ đường vui…
Tôi
gặp lại tôi qua “Hoàng Tiểu Thư”. Tôi ngậm ngùi tôi
với “Thay Trả Lời”. Tôi ướt mắt miên man về một
thời tổ quốc điêu linh “Ngao du cùng vũ khí”….
Như
một tấm gương soi, tôi nhìn tôi trong đó….
Khi
nhận lời viết cảm nghĩ về thơ anh, là lúc tôi vừa
trải qua những cơn mộng dữ của thời gian buồn im nhất.
Nhưng một chặng đời thơ anh của một Viêt Nam đau
thương với súng đạn vô tình để quyết dành từng tấc
đất cho lý tưởng tự do đã dỗ dành trái tim tôi đừng
khóc nữa…
Theo
chân Luân Hoán, ta hãy cùng nhau “Ngao du cùng vũ khí”,
trên một chuyến tàu ký ức, nhìn lại một bến bờ
tưởng đã nghìn xa…
Xếp
áo thư sinh, chàng tuổi trẻ lên đường theo tiếng goi
của hồn thiêng sông núi. Những ngày tháng bắt đầu cho
quân phong, quân kỷ, nhưng vẫn nghe phảng phất chút hương
hoa của người ở lại:
“ Tìm
đâu ra đươc tấm gương
Soi
lại mái tóc đời thường vài giây
Hương
gì vuốt rối ngón tay
Tình
em ủ ấm trong này còn thơm”
(
Đêm xuống tóc)
Nắng
gió quân trường Tăng Nhơn Phú vẫn nhẹ như mây khi người
sinh viên sĩ quan có chút dí dỏm tự trào:
“ Đồi
Tăng Nhơn Phú trọc đầu
Còn
tên lính sữa lâu lâu nằm dài.”….
………………………………………..
“ Đồi
Tăng Nhơn Phú chiều vàng
Gió
bay mặc gió, lòng hoang mặc người”
(Đồi
Tăng Nhơn Phú)
Những
bãi tập, sân bắn, dây tử thần, dây tự tin, tụt Giả
Sơn… vẫn không làm nao lòng người lính chiến:
“ Góc
ba mươi nhón lấy đà
Buông
chân ăn nhịp tay tà tà rơi
Gió
lồng khô giọt mồ hôi
Giả
Sơn cũng chỉ trò chơi bình thường”
(Tụt
Giả Sơn)
Và
ngụy trang theo từng bước quân đi:
“Khắp
người cài giắt lá xanh
Làm
cây di động tập hành quân xa”
(
Ngụy trang)
Rồi
đến giờ địa hình quan trọng, như một dấu mốc căn
bản trên đường hành quân, nhưng hơi thơ lục bát của
Luân Hoán nghe ra vẫn có gì nghịch ngợm:
“Trước
tiên thám thính địa hình
Thử
chấm tọa độ xem mình đứng đâu”
……………………………………………
“Thật
khó học được hờn căm
Ghét
người quả thật khó hơn thương người”
(Giờ
địa hình)
Chấp
nhận lên đường, nhưng tác giả vẫn chưa yên, còn chút
chạnh lòng với kẻ thù cùng chung màu da, tiếng nói. Cái
tâm của Luân Hoán vẫn ngun ngút tình người trong hơi thở
Việt Nam. Anh đã chênh vênh theo những khúc tình ca gọi
người về từ bên kia giới tuyến:
“Về
đây nghe tiếng nhớ thương
Tiếng
lòng dân tộc, mở đường tư do..”
(Xót
lòng nghe khúc tình ca)
Tôi
không nghĩ thơ anh phản chiến như anh hồn nhiên tự nhận
khi không thể nào gửi bài đăng ở nguyệt san Chiến Sĩ
Công Hòa – tiếng nói của những người lính quốc gia
chân chính. Mà hãy lắng lòng nhìn thẳm sâu một Luân
Hoán, đã đứng trên những bi thương khi cuộc chiến đã
kết thúc với nỗi quặn đau của miền Nam bị bức tử,
với tất cả hào hùng của một người cầm súng cho lý
tưởng tự do qua hồi ký rời chan chứa yêu thương, quặn
thắt về ngôi trường Mẹ đã hun đúc chí nam nhi:
“Trường
Bộ Binh Thủ Đức thân yêu của tôi, hậu thân của
trường Sĩ Quan Nam Định, ra đời năm 1951. Qua bao thăng
trầm biến động của lịch sử, đã thật sự khép lại
một trang đời anh dũng với gần 70 khóa, đào tạo hơn
55 ngàn sĩ quan trừ bị cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Là cựu sinh viên sĩ quan, đã biết đổ máu cho chính
nghĩa, cho tự do, chúng tôi không dấu những tự hào của
mình. Chúng tôi vẫn là những người chiến thắng trong
cuộc chiến bảo vệ tình người, bảo vệ nhân phẩm”
(Những
ngày đầu quân và thời ở KBC:4100 – LH, Hồi Ký Rời)
Chín
tháng quân trường rồi cũng trôi qua, cung kiếm tang bồng
mười phương, tám hướng.. Nhưng nghe như tiếng thở dài
quyến luyến về một nơi chốn đã rèn luyện chí trai:
“ Hàng
cây, con đường làm thinh
Gió
không lên tiếng tiễn mình buồn chưa?”
(Ngày
ra trường)
Đề
tài trong sinh hoạt quân trường của Luân Hoán rất phong
phú, đa dạng. Là một bức tranh phác họa toàn cảnh từ
sân bắn, bãi tập, đồi 25, đồi 30, ngụy trang, điạ
hình, mặt trận giả, vượt sình lầy, đến nếp sống
sinh viên sĩ quan từ trực đại đội đến ngày phép rong
chơi phố xá, quân phục đi phép, hình ảnh kỷ niệm với
bạn hữu .v.v….
Rất
chân tình, với những lời tâm sự đầy kiêu hãnh, sau
vài năm từ giã trường xưa:
“ Viết
bao nhiêu cũng không vừa
Một
đời giang nắng dầm mưa quân trường
Bốn
ngàn một trăm (4100) muôn năm
Ít
ra là ở trong lòng của tôi”
(Vài
năm sau)
Từ
chiến tuyến xa xôi, hồn vẫn hướng về thành đô vào
ngày 19 tháng 06. Nơi ấy, trong đoàn hùng binh của Trường
Bộ Binh Thủ Đức, chân anh đã từng nhịp bước bên bạn
bè vang khúc hùng ca, mừng Ngày Quân Lưc Việt Nam Cộng
Hòa rạng rỡ núi sông.
“Muốn
bắn vài tràng thay pháo nổ
Nhưng
thôi pháo đã nổ trong lòng”
(Ngày
Quân Lực 1969)
Tiếng
lòng của một người thơ cầm súng nhẹ như sương, hiền
như lá, nhưng đong đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ Việt
Nam. “ Thơ bỗng thay mình chào núi sông”.
Bước
chân quân hành của anh đã đi qua những điạ danh của
Vùng I Chiến Thuật và tham dự những trận đánh ở Sơn
Tịnh, Sơn Mỹ, Nghĩa Hành, Nghĩa Hưng, Đức Phụng, Đức
Hải, Núi Tròn, Núi Ngang, Mộ Đức, Trà Bồng, Quảng
Tín,Văn Bâng, Bình Đê, An Mô, Lâm Lộc, Sơn Kim, Phú Sơn….
Tôi
chợt nghe mình lặng đi giây lát…Bởi những câu thơ dễ
thương nhưng pha lẫn xót xa của một người con gái
Saigon mang tên Ý Quân gửi về giày saut, áo trận,
đóng quân trên miền đất Quảng Tín bé nhỏ, hoang vu một
thời nào… vẫn còn đầy trong ký ức…
“Em
bé nhỏ dưới giày saut anh bước
Đường
anh đi thương biết mấy cho vừa?
Mai
anh về, trời Quảng Tín có mưa?
Xin
hãy nhớ lệ buồn em nhỏ xuống”
(thơ
Ý Quân)
Trên
đường di quân, trái tim người lính trẻ cũng đã một
thoáng xôn xao, như chút ngọt ngào tạm quên đoạn đường
chiến binh gian khổ:
“Nếu
mà không bận hành quân
Tôi
đây quyết rủ em cùng ngồi chơi
Kể
em nghe chuyện trên trời
Dạy
em biết chuyện hai người yêu nhau
Vườn
nhà em có sẵn cau
Tôi
nhờ chú lính mua trầu về ngay”
……………………………………………..
Má
em hồng như trái đào
Hương
mưa, hương nắng trộn vào hương môi
Hương
em cộng với hương tôi
Thành
hương trời đất, hương người biết yêu”
(Thôn
nữ Mộ Đức)
Chất
lãng mạn đã bay cao hơn khi từ chiến trường nhận thư
Xuân của người em gái hậu phương còn vương màu mực
tím:
“Thư
em từng chữ bọc nhung
Từng
câu bọc lụa, khiêm cung thật thà
Ta
là “ lính trận miền xa”
Nhưng
hồn đang quấn hiên nhà của em.
Chỉ
nhìn không dám đọc tên
Đã
vang từng tiếng nhịp tim nồng nàn
Đêm
nay chắc được mơ màng
Ngay
trong phiên gác rừng hoang sao trời
Tên
em thật, giả cũng vui
Tình
em giả, thật cũng bùi ngùi thương
Tạ
tình em gái hậu phương
Cho
ta vài phút chợt thương chính mình”
(Thư
Xuân em gái hậu phương)
Như
một lời khẳng định, người lính Viêt Nam Cộng Hòa
trong nhiệm vụ bảo quốc, an dân, chỉ giữ lại chút
hương thơm nhẹ nhàng sương khói.
“Tôi
không là kẻ qua đường
Là
người đi giữ bốn phương quê nhà
Gặp
em chỉ dám ngó qua
Để
vừa đủ nhớ hương xa có gần”
(Hạnh
ngộ tình cờ))
Lục
Bát của Luân Hoán dễ dàng, gần gũi.. nhưng vẫn
đậm chất thơ, giàu chất nhạc với lời cám ơn tha
thiết, chân tình:
“Cám
ơn vài mái tóc dài
Cho
lòng cư ngụ trổ tài linh tinh
Đi
cùng cuôc sống bộ binh
Tôi
tha thiết trổ nhánh tình thanh xuân”
(Chỗ
cư ngụ thời săn người)
Trở
lại chuyên buồn vui đời lính, Luân Hoán nghịch đùa, ta
thán:
“Cả
đời chưa trói con gà
Đá
đít con chó, vây mà… cầm quân”
(Tôi
thời tác chiến)
Như
để diễu cợt chính mình:
“Không
anh hùng, cũng hiên ngang
Làm
người lính trân Việt Nam Cộng Hòa”
(Một
lần ngớ ngẩn)
Súng
đạn vẫn vô tình… Thời chinh chiến xưa nay đã có mấy
người đi trở lại:
“Túy
ngọa sa trường quân mạc tiếu
Cổ
lai chinh chiến kỷ nhân hồi”
(Lương
Châu Từ - Vương Hàn)
Ở
một góc rừng nào, trong trận giao tranh, những giọt máu
anh đã đổ xuống... Được tải thương về bệnh viện
Dã Chiến I, anh vẫn lạc quan, an nhiên diễu đời,
đùa vui, cười cợt về mạng số:
“Khi
chuyển đến nhà thương
Mang
gọn tên Dã Chiến
Ta
lận theo lá bài
Bức
thư tình mới nhận
Rõ
ràng ta đã tin
Bổn
mạng mình vững số
Và
biết chắc tình em
Không
xù dù có cớ.”
(Khi
nằm bênh viện Dã Chiến 1)
Với
tâm trạng trên, Luân Hoán tự trào nếu may mắn sẽ được
thăng cấp trong nến, hoa “ Tổ Quốc Ghi Ơn, Bảo Quốc
Huân Chương kèm Anh Dũng Bội Tinh với nhành dương liễu”:
“Cuộc
đời được gọi cuộc chơi
Cuộc
chiến một đoạn cuộc đời phù du
Nghệ
thuật sống biết ngao du
Coi
sinh tử nhẹ nhàng như nhau… là
Vui
chơi thơ súng tà tà
Cùng
em xinh đẹp trong ta … sống còn
Nếu
may… Tổ Quốc ghi ơn
Gắn
nhành dương liễu lên lon bất ngờ
Sớm
được đưa lên bàn thờ
Công
thành danh toại ngoài mơ ước rồi….
(Ngao
Du cùng vũ khí)
Cũng
tưởng chừng như cái cao ngạo với nụ cười châm biếm
của Tú Xương trở về trong thơ Luân Hoán:
“Trời
kêu ai nấy dạ”
Riêng
ta chắc chỉ Ừ
Nên
chắc ông Trời ngán
Không
thèm gọi thằng hư”
(Làm
Dáng)
Tự
nhận mình là một người lính trừ bị, nhưng vẫn ưa
chuyện chiến trường:
“Chỉ
là tay súng trong mùa
Động
viên nhưng lại rất ưa chiến trường”
(Tôi
thời tác chiến)
Và
có phải từ đó, mà tác giả bỗng chua chát hơn khi nhận
ra nỗi khổ triền miên của người dân quê nghèo trong
chiến tranh nghiệt ngã, khi tuổi thơ bị đánh mất, bị
tàn phá bởi đạn bom. Nhà đã cháy. Người đã chết.
“Trời
chẳng động lòng cho cơn mưa đổ
Ta
xuôi tay cam đứng tần ngần…”
………………………………………………
“Ta
quay gót hận mình bất lực
Chiến
tranh ơi, máu mủ tương tàn
Đâu
ranh giới của hai chiến tuyến
Ai
chọn giùm ai một chỗ dung thân”
(Lửa
cháy tuổi thơ)
Nhưng
vẫn còn chút gì êm ả khi nghe một tiếng hát quen từ
thành phố vọng về, như khúc tình ca hàng hàng lớp lớp.
Hình ảnh Đặng Dung hào khí mài kiếm dưới trăng bỗng
soi bừng trong trí tưởng:
“Lính
bố trí quanh khu vườn rộng
Mơ
hồ nghe giọng hát Hoàng Oanh
“Anh
đi chiến dịch“ bi hùng quá
Giòng
nhạc trôi cùng ánh mắt xanh”
………………………………………….
“Đang
nghĩ về em, lòng sao lạ
Nhìn
trăng chơt nhớ… tướng Đặng Dung
Đầm
đìa hương nguyệt lưng đầu bạc
Hương
kiếm mài thơm chí anh hùng”
(Trăng
đêm xóm Ngọc Điền)
Chuỗi
ngày hành quân, chỉ nhìn thấy đồi núi vây quanh, vẫn
không làm phai nhạt mộng mơ của người lính chiến:
“Ba
ngày trấn giữ Phú Sơn
Đồi
cao, núi thấp trên tròn, dưới vuông
Khói
lên mây xuống buồn buồn
Nắng
vô ra núi ngát hương xuân thì”
(Trấn
núi Phú Sơn)
Trên
nẻo quân hành gian khổ, Luân Hoán luôn giữ trong ballot
những tạp chí, nguyệt san, mang hơi thở thi ca của những
khuôn mặt bạn bè văn nghệ cùng thời.. Lâm Chương, Lê
Vĩnh Thọ, Cao Thoai Châu, Trần Hoài Thư… để đồng cảm
cùng nhau trên từng ngôn ngữ..
(Thói
quen quân hành)
Rừng
tiếp nối rừng, những cuộc hành quân không giờ ngưng
nghỉ:..
“Đâu
là Tam Quan Nam?
Đâu
là Tam Quan Bắc?
Nơi
đâu Mã A Sầu?
Nơi
đâu cầu Nước Mặn?
Trước
ta xanh nghít rừng
Sau
ta sừng sững núi
Tìm
môi hường lận lưng
Quả
nhiên là quá khó
Hành
quân, rồi hành quân
Đế
giày không kip thở”
(Hành
quân Tam Quan)
Tuy
nhiên, vẫn giữ vững một niềm tin tất thắng:
“Lội
núi chưa bao giờ ta sợ
Hình
như ngực mọc sẵn niềm tin
Lá
bùa hộ mênh thơm trầm ngãi
Hoa
lá mưa mây trộn tiếng chim.”
(Mặt
trận Phước Sơn)
Chấp
nhận, nhưng không bao giờ lùi bước:
“Quyết
chẳng thể nào nằm đâu đó
Dù
trên đất Mẹ, lòng quê hương
Ta
nuôi tổ quốc trong hơi thở
Gắng
giữ cho đời có yêu thương
Chẳng
dám trách ai gây chiến cuộc
Quê
nghèo nhược tiểu, không buông xuôi
Lặng
xếp bản đồ cho vào túi
Thắp
sáng tự do đứng thẳng người.”
(Muc
tiêu)
Cũng
có lúc dừng chân trên con sông Trà Khúc nổi tiếng quê
em, bỗng nhận ra thân phận lạc loài, nổi trôi theo giòng
định mệnh
“Ta
người lính đang hành quân, được lệnh
Tạm
dừng chân bố trí đợi, bất ngờ
Ngồi
bên bờ chen cùng hoa cỏ dại
Lòng
buồn buồn theo mắt ngó bâng quơ”
(Bên
một đoạn sông Trà Khúc)
Nên
làm sao không mơ hồ trong hư ảnh:
“Nhớ
em hôn cái chỗ nằm
Hơi
ta còn đọng hương trầm từ em?”
(Thư
gởi người tình trăm năm)
Nhưng
trên đoạn đường chiến binh mịt mù lửa đạn, cận kề
bên nhau, vẫn là tình đồng đội sáng ngời, chia xẻ
hiểm nguy, gian khổ.
“Mày
đừng vội chê tao hiền
Áp
dụng chưa tốt cái quyền chỉ huy
Lính
trận là phải biết lì
Sớm
thành danh một tay chì hành quân”
(Thư
gửi đồng đội cũ)
Cùng
chung trường Mẹ, lại gắn bó trên bước tử sinh đã là
nỗi đau khổ không nguôi khi bâng khuâng nhớ lại sự hy
sinh của một người bạn đồng môn.
“Bây
giờ nói gì nữa?
Mày
trả xong nợ đời
Món
nợ của tổ quốc
Vay
khi chưa ra đời”
(Cũng
chỉ vậy)
Ôm
xác bạn vài phút trong tay trước giờ trực thăng cất
cánh, Luân Hoán ngậm ngùi “ Mày đi nhẹ hơn thơ”
Trước
đời sống và nỗi chết chỉ cách nhau một lằn chỉ
mỏng, người lính cũng cần có chút men cay. Rượu như
một người bạn quý, không thân nhưng dễ gần, cho cảm
giác yêu thương hơn đời chiến binh mưa rừng, gió núi.
“Hớp
một hớp chua chua, đắng đắng
Tu
một hơi ngọt ngọt, cay cay”
(Rượu
thời làm lính)
Mang
chút ngông nghênh “ Uống rượu tiêu sầu “ của Cao Bá
Quát, Luân Hoán đảo ngược thơ ca, ngà ngà tỉnh thức:
“Kỳ
vô phong giống nam vô tửu
Vô
tửu rồi bức rức ngồi không
Nhớ
mặt trận lòng đầy hậm hực
Bắn
vào đâu, đạn đã lên nòng”
(Hớp
rượu giữa khuya)
Nhưng
vẫn không quên:
“Vừa
đánh giặc, vừa làm thơ
Vẫn
luôn giữ vững ngọn cờ quốc gia”
(Theo
câu vịn chữ)
Và
nỗi nhớ nhà đã mênh mông trong thơ Luân Hoán
“Núi
cao, trời bao la
Oằn
ruột nỗi nhớ nhà
Em
yêu và cha già
Trước
mặt mà xa quá!”
(Hoàng
hôn xanh)
Bóng
dáng người mẹ rõ nét qua cánh cò trên mặt sông rộng,
như một nén hương lòng kính yêu, tưởng niệm:
“Thả
lòng qua ruộng, qua sông
Thương
cánh cò trắng vẫy vùng buồn tênh”
(Đoạn
viết ở Thu Xà)
Lời
ai ru con theo gió đưa xa, bỗng cho hồn chông chênh, xúc
động. Có phải ta chỉ thực sự là ta khi bên đời
ta vẫn còn có mẹ?
“Xuống
rừng khói đạn chưa nhòa
Chợt
quần áo trận thơm hoa bất ngờ
Lời
ru mầu nhiệm hơn thơ
Mang
ta trở lại đời bao la tình
Vườn
nhà cây lá lung linh
Tạ
ơn giọng hát ấm tình ru con
Bước
chân lựng chựng chưa mòn
Nhờ
lòng Mẹ bọc gót son theo đời…”
(
Tạ ơn giọng hát ru con bất ngờ)
Đời
lính phong sương với núi rừng ngút ngàn, giăng phủ…,
nhưng khi được về phép qua phố đông vui, Luân Hoán cũng
không khỏi se lòng:
“Phố
vui làm mình thêm buồn
Thấy
em nào cũng thoảng hương học trò….”
(Một
lần đi phép thường niên)
Chinh
chiến quê hương trải dài trong thơ Luân Hoán, dù anh vẫn
ví như mình vào cuộc ngao du vui chơi cùng vũ khí. Và anh
đã thực sư vĩnh viễn rời bỏ cuôc chơi, khi một bàn
chân trái đã gửi lại cho chiến trường vào mùa xuân
1969.
“Giã
từ vĩnh viễn cuộc chơi
Giã
từ một chặng đời tôi, bất ngờ”
(Rách
áo, rời hàng)
Chỉ
khoảng hơn hai năm mặc áo lính, nhưng những nét chấm
phá trong thơ Luân Hoán, đã cho chúng ta hình dung được
cả một tuổi trẻ Việt Nam thật sống động, hào hùng.
“Tuy
không nói ra, nhưng ta hãnh diện
Đã
có chút gì đích thực con trai
Quân
sử không tên, chìm vào quên lãng
Một
chặng đời thơm suốt cả đời dài”
(Binh
nghiệp).
Dưới
góc nhìn của môt người cầm bút có suốt tuổi thơ ngây
“ đại bác đêm đêm vọng về thành phố “, tôi
thành thật ngưỡng mộ và cám ơn anh – người đã để
lại một phần thân thể trên chiến trường cho những
người còn sống hôm nay trong hơi thở tự do trên vùng
quê hương mới. Tiếng thơ anh sẽ không bao giờ tắt, bởi
tự nó đã là những lời tự tình dân tộc. Như bước
chân mùa thu âm thầm trong gió. Lặng lẽ trên từng khúc
hát yêu thương. Từng mùa,và từng mùa.. Trong chờ mong
mênh mang bất tận.
M.H.HOÀI
LINH PHƯƠNG
Washington
D.C tháng 11/2013.
[1]
thơ M.H. Hoài Linh Phương
Cư
An Tư Nguy: tôn chỉ trên phù hiệu của các sinh viên sĩ
quan xuất thân từ trường Bộ Binh Thủ Đức Quân Lực
Việt Nam Cộng Hòa.MH Hoài Linh Phương, tên thật Huỳnh Thị Mỹ Hương, bút hiệu khác Sóc Nâu, sinh tại Sài Gòn, ái nữ một tiến sĩ Công Pháp Luật Khoa SG, cựu đại tá QLVNCH. Hoài Linh Phương học Vạn Hạnh và Minneapolis Technical College, USA, Twin Cities Rise MN, USA .Sau khi định cư tại Hoa Kỳ từ năm 1993. Bắt đầu làm thơ đăng báo từ năm 1963, có bài trên nhiều tạp chí, thi phẩm đã xuất bản Thơ Hoài Linh Phương (bìa Trịnh Cung).