DN & PBTD |
1-
đốt công án vất kinh thư khải ngộ - theo đường trăng, trăng khi tỏ
khi lu - tìm người hiền nơi thâm cốc âm u - thõng tay vào rừng giả làm ẩn sĩ -
giòng sinh mệnh, chừng nhuộm màu chướng khí - bến nhân gian
ai quán niệm vô thường - hành trình xa ngựa đà lỏng dây cương -
trên vách núi chân dung in mờ tỏ.
2-
ném công án chôn kinh thư bất ngộ - nương sông ngòi biển cả tới
an nhiên - nửa u hoài, nửa chợt nhớ, chợt quên - bỗng tan tác cùng
tiên thiên, tự ngã - tay huyễn hoặc đề lời thơ trên lá - hồn xanh xao
lạc lõng chốn phiêu bồng - người đâu rồi, người đâu rồi sao tịch
mịch hư không - hương dạ thảo đang chớm mùa khai nở.
3-
hủy công án buông kinh thư giác ngộ - vào chợ đời áo mỏng phất
phơ bay - bụi khói mê man chênh chếch nắng gầy - lời phố thị
chập chờn như ảo giác - ta là ai, ta là ai sao tâm linh ngơ ngác -
người là ai, người là ai mà sắc diện mơ hồ - rượu độc ẩm hề, chân
lạc loài đưa - mây biến dịch, mưa chắt chiu giọt nhỏ.
[ phan bá thụy dương - LKVT]
Trong hàng trăm sách Kinh Bát Nhã, tập chú trung điểm lời chư Phật, chỉ rõ mục đích Đạo Phật nhằm giải thoát chúng sinh khỏi chốn trầm luân, khổ ải.
Đức Phật nhìn vạn vật vô thường. Con người trong khái niệm vạn vật nhất thể cũng bị chi phối, ràng buộc bởi hạn hữu qui trình sinh, lão, bệnh, tử, giữa giòng thời gian vật lý xuôi về vô hạn. Không chỉ triết thuyết Phật Giáo đề cập phương cách giải thoát chúng sinh khỏi hệ lụy cuộc đời, Ki Tô Giáo cùng các tôn giáo khác cũng tin rằng con người khi mãn phần nơi trần thế không hẳn đã chấm dứt, hết chuyện, mà khi lìa bỏ, vắng bóng ở hiện thế là đang được chuyển dời đến chốn khác, minh hoạ bằng ảnh tượng siêu thực như Cõi Tiên, Niết Bàn, Thiên Đường v.v... dành đón nhận linh hồn thánh thiện.
Mọi tôn giáo chân chính đồng qui tư tưởng lớn, phổ quát : làm điều lành, tránh điều ác. Cuộc sống nhân sinh vốn ngắn ngủi, trăm năm có là bao. Trăm năm chỉ là ước mơ biểu tượng (trăm năm hạnh phúc, trăm năm đầu bạc răng long), thử hỏi có bao nhiêu sinh mệnh đạt tới đỉnh cao mong đợi.
Tôn giáo nhận định rằng khổ đau tồn tại trong mọi hình thúc sinh tồn con người phải phấn đấu. Con người thực thể trách nhiệm chính số phận mình, về hành động nghỉ ngơi, hưởng thụ cũng như sáng tạo. Con người hẳn có khổ đau lẫn hạnh phúc , khoái lạc. Kết cuộc sau mỗi hạnh phúc, trạng thái thừa sót lại là âu lo, ưu tư, trăn trở. Tại sao? Tại cái thế giới hữu hình, trong đó, con người có mặt chỉ là tạm bợ, phù du. Nó biến đổi theo từng sát na. Quy luật thiên nhiên tác động không ngừng. Vô thường lộ diện.
Đời người tựa hồ bào ảnh bể khơi, lênh đênh chìm nổi (chiếc thuyền bào ảnh lô xô gập ghềnh – Cung Oán), thế nên con người, thế hệ nối liền thế hệ, ít ai phủ nhận cuộc đời như Phật dạy: “nước mắt chúng sinh nhiều hơn biển cả”. Cuộc đời nơi chốn lưu đày vừa mong manh (bất an), vừa khốn đọa (khổ hạnh). Cuộc đời phủ phàng đến thế, con người cũng không dễ dàng thoát vượt khỏi vòng “kim cô” ấy.
Văn hào nước Pháp từ thế kỷ 18 , Anatole France đã góp một chận xét trung thực: “Biết cuộc đời vốn khổ lụy, lưu đày, phù phiếm, nhưng tại sao con người vẫn yêu cuộc đời như thế? Phải chăng con người vốn yêu cái thú đau thương !”
Mâu thuẩn nội tại đặt ra nhiều luận điểm cần lục xét, giải tỏa. Nói cách khác, triết lý về cuộc đời có căn nguyên nhập thế, phần còn lại, cuộc xuất thế sẽ thế nào?
Trước vấn nạn thường tình, chung nhất, chưa có ngôn ngữ trần gian nào có thể trực tiếp đáp trả. Những triết gia siêu hình học chưa hề dừng bước trên những ngã đường khám phá. Những bậc chân tu trí huệ, những thi sĩ xưa nay – Phan Bá Thụy Dương là một – phóng thể mạo hiểm hành du.
Đức Phật nhìn vạn vật vô thường. Con người trong khái niệm vạn vật nhất thể cũng bị chi phối, ràng buộc bởi hạn hữu qui trình sinh, lão, bệnh, tử, giữa giòng thời gian vật lý xuôi về vô hạn. Không chỉ triết thuyết Phật Giáo đề cập phương cách giải thoát chúng sinh khỏi hệ lụy cuộc đời, Ki Tô Giáo cùng các tôn giáo khác cũng tin rằng con người khi mãn phần nơi trần thế không hẳn đã chấm dứt, hết chuyện, mà khi lìa bỏ, vắng bóng ở hiện thế là đang được chuyển dời đến chốn khác, minh hoạ bằng ảnh tượng siêu thực như Cõi Tiên, Niết Bàn, Thiên Đường v.v... dành đón nhận linh hồn thánh thiện.
Mọi tôn giáo chân chính đồng qui tư tưởng lớn, phổ quát : làm điều lành, tránh điều ác. Cuộc sống nhân sinh vốn ngắn ngủi, trăm năm có là bao. Trăm năm chỉ là ước mơ biểu tượng (trăm năm hạnh phúc, trăm năm đầu bạc răng long), thử hỏi có bao nhiêu sinh mệnh đạt tới đỉnh cao mong đợi.
Tôn giáo nhận định rằng khổ đau tồn tại trong mọi hình thúc sinh tồn con người phải phấn đấu. Con người thực thể trách nhiệm chính số phận mình, về hành động nghỉ ngơi, hưởng thụ cũng như sáng tạo. Con người hẳn có khổ đau lẫn hạnh phúc , khoái lạc. Kết cuộc sau mỗi hạnh phúc, trạng thái thừa sót lại là âu lo, ưu tư, trăn trở. Tại sao? Tại cái thế giới hữu hình, trong đó, con người có mặt chỉ là tạm bợ, phù du. Nó biến đổi theo từng sát na. Quy luật thiên nhiên tác động không ngừng. Vô thường lộ diện.
Đời người tựa hồ bào ảnh bể khơi, lênh đênh chìm nổi (chiếc thuyền bào ảnh lô xô gập ghềnh – Cung Oán), thế nên con người, thế hệ nối liền thế hệ, ít ai phủ nhận cuộc đời như Phật dạy: “nước mắt chúng sinh nhiều hơn biển cả”. Cuộc đời nơi chốn lưu đày vừa mong manh (bất an), vừa khốn đọa (khổ hạnh). Cuộc đời phủ phàng đến thế, con người cũng không dễ dàng thoát vượt khỏi vòng “kim cô” ấy.
Văn hào nước Pháp từ thế kỷ 18 , Anatole France đã góp một chận xét trung thực: “Biết cuộc đời vốn khổ lụy, lưu đày, phù phiếm, nhưng tại sao con người vẫn yêu cuộc đời như thế? Phải chăng con người vốn yêu cái thú đau thương !”
Mâu thuẩn nội tại đặt ra nhiều luận điểm cần lục xét, giải tỏa. Nói cách khác, triết lý về cuộc đời có căn nguyên nhập thế, phần còn lại, cuộc xuất thế sẽ thế nào?
Trước vấn nạn thường tình, chung nhất, chưa có ngôn ngữ trần gian nào có thể trực tiếp đáp trả. Những triết gia siêu hình học chưa hề dừng bước trên những ngã đường khám phá. Những bậc chân tu trí huệ, những thi sĩ xưa nay – Phan Bá Thụy Dương là một – phóng thể mạo hiểm hành du.
Đốt công án vất kinh thư khải ngộ
Theo đường trăng Trăng Khi tỏ khi lu
Tìm người hiền nơi thâm cốc âm u
Thõng tay vào rừng giã làm ẩn sĩ
Theo đường trăng Trăng Khi tỏ khi lu
Tìm người hiền nơi thâm cốc âm u
Thõng tay vào rừng giã làm ẩn sĩ
Thẩm nhập thế giới vô thường, Phan Bá Thụy Dương có sứ mạng gặp hiền triết cùng trao đổi, giải bày, thuyết thoại, bởi thái độ ẩn sĩ người hiền nơi thâm sơn cùng cốc đã thụ cảm, lĩnh hội ngôn ngữ từ trong những kinh sách viễn khứ, mà ngôn ngữ của kinh quả là ngôn ngữ tĩnh lặng thành vô ngôn – địa giới vô ngôn – muốn cảm ứng phải hoàn toàn thanh tịnhHiền triết đi trước Phan Bá Thụy Dương đã tự ngộ - nhận thức không một bậc thánh thiện nào truyền đạt viên mãn tròn đầy nếu không chính bản thân suy nghiệm.
Nương theo giòng sinh mệnh bấp bênh chìm nổi, có khi tai biến, rủi ro (giòng sinh mệnh chừng nhuộm màu chướng khí) giữa nhân gian, tác giả vẫn tiếp tục hành trình hăm hở, khát vọng cho đến lúc sức mỏi, chân mòn, thân ngựa đã lỏng dây cương, cũng chỉ gặp thoáng hiện chân dung hắt bóng u minh trên vách núi chênh vênh giữa hai bờ dốc ngược.
Không thể dừng chân, bỏ cuộc, ý chí vững quyết vươn lên, núi dựng cách ngăn, hiểm trở, tắt đường, nghẽn lôí, hãy nương theo hướng khác. Rời núi, nương sông tìm nhánh ngành ra biển cả :
Ném công án chôn kinh thư bất ngộ
Nương sông ngòi biển cả tới an nhiên
Cõi an nhiên bao la trời nước, trùng trùng diệu vợi, càng tìm thấy càng xa vời, như đùa bỡn khiêu khích, như có đó mà cũng như không, chập chờn ẩn hiện. Cái tâm bỗng vọng động hoang mang, nhớ quên, quên nhớ, biến tan như bọt nước ngàn khơi:
Nửa u hoài, nửa chợt nhớ, chợt quên
Bỗng tan tác cùng tiên thiên tự ngã
Ngôn ngữ thi ca bất thần xuất hiện, bàn tay ẩn mật diệu kỳ nào đã đề thơ trên lá, giữa khung cảnh phiêu bồng bát ngát, hồn thơ rơi vào cõi lạc loài, cô đơn cùng cực, cất tiếng gọi đồng loại như một ủy thác, vào tha nhân để được sẻ chia, đồng cảm:
Tay huyễn hoặc đề lời thơ trên lá
Hồn xanh xao lạc lõng chốn phiêu bồng
Người đâu rồi sao tịch mịch hư không
Hương dạ thảo đang chớm mùa khai nở
Không có ai, ngoài tác giả, mang mảnh hồn xanh xao tư lự, hoài nghi, mùi hương dạ thảo thơm lừng báo mùa khai mở, tín hiệu của nguồn sống trào dâng, tốt tươi, hy vọng. Vũ trụ thực hữu nơi chốn (phiêu bồng) và vũ trụ ý tưởng gặp nhau (lạc lõng) mở ra tương quan thiết hệ nội tâm và ngoại cảnh. Tác giả đang dừng lại bên lề cuộc hành trình, mọi hiện tượng phảng phất vô thường xâm nhập vào bản thể, thúc đẩy nối tiếp cuộc dấn thân lần nữa, mạnh mẽ, cương quyết, thách thức :
Hủy công án buông kinh thư giác ngộ
Đủ ba lần rũ bỏ mọi công án trĩu nặng tâm tư hiện kiếp, xếp trang kinh ngộ dành đối chiếu chân lý mai sau. Lần đầu tiên, đốt công án, vất kinh thư khải ngộ. Lần hai, ném công án chốn kinh thư bất ngộ. Và lần nữa, hủy công án buông kinh thư giác ngộ, đi tìm kỳ công thâm diệu của tự ngộ ở cõi vô thường. Ước vọng của con người, với cuộc đời tưởng chừng dễ dàng kiếm tìm những gì muốn tìm kiếm, thì cũng dễ dàng ngả nón chào thua, bỏ cuộc kiếm tìm, chưa hạnh ngộ, cơ duyên. Thay vì thẳng đường dong ruỗi đến cõi an nhiên, tự tại, vô thường, vô ngôn, vô thanh, vô sắc, thì tác giả rẽ vào chợ đời nhốn nháo, phất phơ:
Vào chợ đời áo mỏng phất phơ bay
Bụi khói mê man - Chênh chếch nắng gầy
Lời phố thị chập chờn như ảo giác
Giấc mơ đã biến thể, tách đường mộng ảo, ta trở lại với cái ngã cố hữu. Giấc mơ vào cõi bờ thiền tịnh mong nhận một nhân duyên, nhưng có giấc mơ nào thoát ra khỏi hiện hữu cuộc đời. Hiện thực đã đưa con người choàng tỉnh. Hành trình mơ ước chỉ còn dư ảnh, dư hương… Cái ta hiện hữu thảng thốt giao động :
Ta là ai-
Ta là ai sao tâm linh ngơ ngác
Và ẩn sĩ hiền triết mong được nhận diện chỉ tao ngộ mơ màng mà tướng mạo đã mơ hồ sương khói :
Người là ai-
Người là ai mà sắc diện mơ hồ
Ta và Người trong cõi uyên nguyên huyền bí, dung thông bằng kiến thị huyễn tưởng, phải chăng còn nặng “nghiệp nhân sinh” (đã mang lấy nghiệp vào thân – Nguyễn Du).
Nghiệp vẫn song hành với Kiếp. Cũng như Thúy Kiều đã gánh chịu một kiếp (kiếp còn nặng nợ má đào – Nguyễn Du) thì hiền triết và thi nhân giữa cuộc đời cùng gánh chung khối nợ tài hoa khó trả (gỡ ra rồi lại buộc vào như chơi – Nguyễn Du). Nợ má đào và nợ tài hoa đều là nợ nhân duyên, tương quan đời kiếp.
Con người ý thức, khi muốn trút bỏ, hủy hoại, càng nhiều công án đè nặng bản thân, thì cũng chính là lúc những công án khác đang manh nha nhập trụ vào. Khi dấn thân mạo hiểm cố đến ngọn nguồn mơ ước thực hữu thì hình tượng ước mơ đã biểu hiện tiệm tiến bằng dòng mộng ảo, vì mơ có nghĩa không bao giờ thực. Biến mơ thành thực có nghĩa là còn muốn sống, muốn liên hệ hữu cơ với cuộc đời. Và một khi giấc mơ trở thành sự thực, ta đã phải ngỡ ngàng tự vấn: Ta là ai? Và người đối diện : Người là ai? Cả hai cùng chung một kiếp, cùng cộng nghiệp ( tâm linh ngơ ngác, sắc diện mơ hồ).
Và quả thật khát vọng tìm kiếm còn nồng cháy thúc bách thì phải tiếp tục bước lên đường, hăm hở như buổi khởi đầu. Xin đừng nản lòng, nhụt chí khí. Phải ngộ rằng caí chân lý mà ta muốn kiếm tìm là trạng thái của một người lữ hành đang đi và chưa đến.Thi nhân sau ly rượu suy tư như một khai ngộ về cuộc đời và mặc cho đời đưa đẩy: Rượu độc ẩm hề, chân lạc loài đưa trước lẽ biến dịch âm dương của tạo vật: Mây biến dịch, mưa hắt hiu hạt nhỏ
Giấc mơ trả người trong cuộc về chợ đời nhốn nháo. Chợ đời là quê hương muôn thuở của con người. Con người không thể tách rời, trốn chạy. Từ bỏ trách nhiệm là thái độ vong thân.Sinh vật thượng đẳng vốn yếu đuối giữa Đất Trời, nhưng hiểu được Đất Trời, như Pascal nhận xét :”L’homme est un roseau, mais un roseau pensant” (con người là môt cây sậy, nhưng là cây sậy tư tưởng). Qua ta bà vạn cõi, mang theo mộng ước giải thoát lại rơi vào cõi mộng, được mộng dẫn dắt trở về và chỉ ra cho thấy, vô thường hiện diện ở mọi nơi, mọi lúc, mọi vật. Con người khát vọng kiếm tìm hãy tìm kiếm từ tâm thức mình như Phật dạy (Phật tại tâm). Cái Tâm trong sáng chỉ đạo và quyết định. Giải thoát khổ lụy giữa đời phải tự rèn luyện, điều khiển cho được các giác quan thuộc về ngũ uẩn, phát tâm bồ đề, thăng hoa lòng nhân ái, nhắm đến đại đạo vô thường cao cả.
Bài thơ như một chân kinh, kết hợp thi từ, thi ảnh xúc tích, thông qua kỷ thuật lão luyện. Ý thơ bóng bẩy, lắng sâu. Liên khúc vô thường vang vọng gần xa, dư âm bàng bạc như khứ, như lai, như nhiên, như thị, hàm chứa một tỉnh thức giữa thời đại còn đầy rẫy nghiệp chướng, tai ương.
[tạp chí Nguồn 2006]