Không có gì dễ, và không có gì khó, bằng vẽ chân dung một nhà thơ. Lý do giản dị là thi nhân không có chân dung.
Thi sĩ chỉ là một tiếng nói, thay âm độ qua từng giây phút và chuyển hóa không ngừng mỗi lần đến với chúng ta. Vẽ lại khuôn mặt của người thơ là tạo ra giữa không gian mênh mông những tiếng rì rào chung quanh tâm hồn và đôi khi phải vẽ thêm niềm im lặng giữa chiều sâu ý thức.
Mỗi câu thơ mang mùi hương, đến với chúng ta một lần để không bao giờ trở lại; mỗi bài thơ là một âm điệu lướt đi, lướt đi, về vĩnh viễn. Vẽ lại mùi hương đã thoảng qua, âm điệu đã chìm trong tiềm thức, ôi có gì dễ, ôi có gì khó cho bằng!
Tôi sắp sửa làm một công việc phù du, dùng chiếc cọ vô hình để vẽ lên không trung một khuôn mặt chưa bao giờ có thật: khuôn mặt nhà thơ Hoàng Trúc Ly (1933–1984). Tôi bắt đầu vẽ ngay nụ cười, một nụ cười khoan dung, chấp nhận, lúc nào cũng hiền hòa giản dị, nhưng lúc nào cũng xa vắng, mênh mông như từ bên kia cuộc đời gửi lại. Tôi sẽ vẽ thêm đôi mắt trong xanh và cái nhìn cũng hiền hòa, dịu dàng như nụ cười, đôi mắt vuốt ve, lưu luyến. Tôi sẽ ngưng lại ở đây, vì thi sĩ Hoàng Trúc Ly chỉ gửi vào thi ca có đôi mắt và nụ cười trong sáng, e ấp quan niệm sống, phản chiếu một ý thức nghệ thuật sau những ngập ngừng dò dẫm suốt hơn mười năm sáng tác.
Ở cỡ tuổi ngoài hai mươi Hoàng Trúc Ly đã tự chọn ngừng lại trước ngưỡng cửa công danh (hiểu theo nghĩa thông thường): chàng không muốn đi sâu vào đời, chỉ mến yêu những hè phố về khuya. Quyết định phản lệ ấy đẩy chàng xa gia đình, lại một cái cớ để chàng đi dọc bên lề cuộc đời, cho đến khi tai nạn dồn dập đôi lần suýt đẩy Hoàng đến bờ cõi chết. Nhưng rồi chàng không chết… Trở lại cuộc đời, Hoàng Trúc Ly cho in tập thơ đầu: Trong cơn yêu dấu.
Thi phẩm đầu tay này không mang dấu vết thơ của tuổi hoa niên. Nhưng chúng ta sẽ dò thăm ấu thời của thi ca Hoàng Trúc Ly bằng cách lục lại các tạp chí cách đây tám, chín năm. Muốn dò thăm tương lai thơ của chàng, ta sẽ đọc qua đôi bài thơ Hoàng đang chuẩn bị xuất bản trong tập thơ sau. Sau khi tìm hiểu tâm hồn, quan niệm sống của thi nhân, ta sẽ nhìn qua kỹ thuật một nhà thơ, những đại lộ tôi muốn mời người đọc cùng giẫm chân lên.
Tôi xin đóng vai trò giới thiệu, vì người giới thiệu có quyền hạn rộng hơn người phê bình, ví dụ như có quyền chủ quan, nhìn vào cái hay trong khi đợi chờ thử thách của thời gian.
Có e dè chăng nữa, là trên đời, không có hai người cùng đọc một bài thơ được đến hai lần. Lần sau, một lớp cát mỏng sẽ phủ nhẹ lên lớp phù sa còn đọng lại sau lần thứ nhất. Như thế, mỗi bài thơ dưới mắt mỗi người là một bài thơ riêng, duy nhất, chỉ đọc một mình và chỉ đọc một lần.
Đọc thơ, là cùng cô đơn với thi nhân, một loại "cô đơn hai người" ấm áp. Vì Hoàng chỉ lo phải cô độc một mình:
"Bước chân người thơ đôi khi hấp tấp quá, đến sớm quá và lịch sử mới chớm nở: cô độc. Đôi khi đến trễ quá và lịch sử đã qua một quá trình trưởng thành: cô độc. Đôi khi họ đến trong thời kỳ mà người viết sử với thi nhân như chưa gặp bao giờ: cô độc. Và bao nhiêu bỡ ngỡ, bao nhiêu dồn ép khiến họ mặc cảm như mình đang lạc địa dư, lầm thế kỷ… Bởi vì đã đi trước… Bởi vì đã đi sau. Và dù đi sau hay đi trước, vẫn chỉ đi một mình."
(Hoàng Trúc Ly, trích bài tựa tập Khát vọng của Chế Vũ)
Trước Cơn Yêu Dấu
Những vần thơ trẻ dại của Hoàng Trúc Ly mang hình ảnh quê hương tơi bời lửa đạn. Hoàng Trúc Ly xuất thân từ một gia đình công chức nhưng hồi cư hơi muộn. Hoàng phải chạy giặc một thời gian quá lâu. Hình ảnh nhàu nát của quê hương như in vết hằn trên tâm tưỏng, nhất là khi quê hương lại là miền Trung nghèo khó.
Những vần thơ bình yên, trong sáng nhất của Hoàng Trúc Ly cũng ngậm ngùi. Tình yêu quê hương thường thể hiện qua hình bóng một cô gái, do đó, đằm thắm, thiết tha…
Gió lạnh mười năm lạnh lắm rồi
Vườn dâu cô gái hái dâu ơi!
Quê hương xa lắm dòng sông lạnh
Lẩy bẩy chiều mưa bến lạnh người
Xóm xóm nhà ta
Nhớ buổi hoa bay bừng nắng hạ
Môi em thơm mãi gió giang hồ
Áo thêu màu lá xanh như lá
Nhịp lướt nhịp nhàng vai nhấp nhô
Giờ đã mấy mùa thu lã chã
Đã mấy mùa thu vèo lá bay
Thương kẻ một đi là tất cả
Năm năm sông nghẹn sóng lưu dày
Ôi một mùa thu đẹp mắt huyền
Em về vui hội lá hoa duyên
Quê xưa tang tóc tàn đi hết
Trong ánh trăng này mộng ngủ yên
Vườn dâu cô gái hái dâu ơi!
Quê hương xa lắm dòng sông lạnh
Lẩy bẩy chiều mưa bến lạnh người
Xóm xóm nhà ta
Nhớ buổi hoa bay bừng nắng hạ
Môi em thơm mãi gió giang hồ
Áo thêu màu lá xanh như lá
Nhịp lướt nhịp nhàng vai nhấp nhô
Giờ đã mấy mùa thu lã chã
Đã mấy mùa thu vèo lá bay
Thương kẻ một đi là tất cả
Năm năm sông nghẹn sóng lưu dày
Ôi một mùa thu đẹp mắt huyền
Em về vui hội lá hoa duyên
Quê xưa tang tóc tàn đi hết
Trong ánh trăng này mộng ngủ yên
(“Tình Đầy,” trích toàn bài)
Ấu thời chìm trong khói lửa không để lại trong tác phẩm Hoàng Trúc Ly những hơi thở cuồng nhiệt của cuộc sống. Tâm hồn ông, hồi trẻ dại đã có khuynh hướng bình tĩnh, và chậm chạp gạn lọc những âm vang từ cuộc đời dội đến. Sau này, khuynh hướng ấy lại thể hiện rõ rệt hơn, như niềm chua xót của Hoàng Trúc Ly từ thuở xa xưa đã biết thở dài im lặng.
Chừng đây ai hát nữa
Tâm sự hướng về đâu
Thu xưa xa lắm và vui lắm
Trăng nước chưa qua một nhịp cầu
Tâm sự hướng về đâu
Thu xưa xa lắm và vui lắm
Trăng nước chưa qua một nhịp cầu
… Một đi là hết cả
Thế hệ chen hàng đôi
Nghiến răng cứa mạch sầu lưu thủy
Nghe lửa bùng lên tiếp mặt trời.
Thế hệ chen hàng đôi
Nghiến răng cứa mạch sầu lưu thủy
Nghe lửa bùng lên tiếp mặt trời.
(“Gởi mùa thu”)
Dấu vết tàn nhẫn của chiến tranh là phân tán ý thức. Những chia ly, mất mát thường đào hố sâu trong tình cảm, chứa chất bao đắng cay, và thời gian không bao giờ lấp nổi. Những vần thơ không sặc sụa mùi máu lửa, nhưng có khi là chứng tích sâu xa nhất của chiến tranh:
Chia tay rồi đau đớn gì không?
Nửa đêm nước mắt chảy trong lòng
Vu vơ khói thuốc buồn ghê lắm
Mấy đuốc sao chìm ngang núi sông
Ơi ới xuân nào tươi ngoài kia
Nhà ai cửa khép gió không về
Người bên chân trời đánh giặc mướn
Ta theo cuộc đời đi viết thuê
Thương ai như người xưa ngày xưa
Thoáng bóng vàng bay ngỡ bóng cờ
Ba thu tận túy mềm yên ngựa
Quán trọ hồ trường nghiêng gió mưa
Lời sao nhầy nhụa sao tanh máu
Tương tư chí lớn cánh tay gầy
Tình sao sặc sụa mùi cơm áo
Số kiếp nào lên sương muối đây?
Chia tay rồi mơ ước gì không?
Đường xa hiu hắt nhớ nhau cùng
Mai về đất kể duyên thành thị
Tự bước chân đi đời trổ bông.
Nửa đêm nước mắt chảy trong lòng
Vu vơ khói thuốc buồn ghê lắm
Mấy đuốc sao chìm ngang núi sông
Ơi ới xuân nào tươi ngoài kia
Nhà ai cửa khép gió không về
Người bên chân trời đánh giặc mướn
Ta theo cuộc đời đi viết thuê
Thương ai như người xưa ngày xưa
Thoáng bóng vàng bay ngỡ bóng cờ
Ba thu tận túy mềm yên ngựa
Quán trọ hồ trường nghiêng gió mưa
Lời sao nhầy nhụa sao tanh máu
Tương tư chí lớn cánh tay gầy
Tình sao sặc sụa mùi cơm áo
Số kiếp nào lên sương muối đây?
Chia tay rồi mơ ước gì không?
Đường xa hiu hắt nhớ nhau cùng
Mai về đất kể duyên thành thị
Tự bước chân đi đời trổ bông.
(“Tiễn,” trọn bài)
Bài “Gió Lúa” trích nguyên vẹn sau đây, tượng trưng cho ý thức một thanh niên sống trong đọa đày của hoàn cảnh; ở đây, tình yêu quê hương vừa trong sáng vừa nhầy nhụa xen lẫn vào tình huynh đệ rách nát vẫn còn thiết tha, u uất. Hoàng Trúc Ly luôn luôn nghiêng về tình cảm, ở đây ảm đạm, thê lương. Chiến tranh không tàn nhẫn bằng những gì còn lại sau chiến tranh. Những đổ vỡ trong xã hội không là gì so với sự nhàu úa của linh hồn bên dưới đống tro tàn, gạch vụn:
Tôi thương người anh không biết khóc
Đêm nay nước mắt lại lưng tròng
Một vạn đầu trai bồng tóc gió
Sống là tất cả chết là xong
Mùa hè máu nhuộm lòng đất đỏ
Huyết phượng não nùng mấy núi sông
Mùa thu máu chảy bời bời đó
Sông Thương một giải, lệ đôi dòng
Đất ơi!
Tôi nhớ hương đồng
Hanh hanh men rạ nghe lòng quặn đau
Từ bến sông đời dậy lửa
Gió đưa mây trắng rượi sầu
Thương em chiều xưa mắt nhắm
Yếm đào chưa buộc lòng nhau
- Nhớ về thôn bản
- Nắng ngọt bờ cau
Bốn mùa biển lúa nương dâu
Câu ca nguyện ước miếng trầu trăm năm
- Thương về thôn bản
Chừ dây gió lạnh trăng thầm
Qua rồi buổi ấy vàng hoa cải
Cánh nhạn lờ đờ không tiếng tăm
Nhớ đêm ly biệt buồn không nói
Sông nước mang mang lòng lạnh lòng
Một vạn đầu trai bời tóc gió
Cười lên nửa tiếng đau ba đông
Mà thương người anh không biết khóc
Đêm nay sao nước mắt lưng tròng?
Đêm nay nước mắt lại lưng tròng
Một vạn đầu trai bồng tóc gió
Sống là tất cả chết là xong
Mùa hè máu nhuộm lòng đất đỏ
Huyết phượng não nùng mấy núi sông
Mùa thu máu chảy bời bời đó
Sông Thương một giải, lệ đôi dòng
Đất ơi!
Tôi nhớ hương đồng
Hanh hanh men rạ nghe lòng quặn đau
Từ bến sông đời dậy lửa
Gió đưa mây trắng rượi sầu
Thương em chiều xưa mắt nhắm
Yếm đào chưa buộc lòng nhau
- Nhớ về thôn bản
- Nắng ngọt bờ cau
Bốn mùa biển lúa nương dâu
Câu ca nguyện ước miếng trầu trăm năm
- Thương về thôn bản
Chừ dây gió lạnh trăng thầm
Qua rồi buổi ấy vàng hoa cải
Cánh nhạn lờ đờ không tiếng tăm
Nhớ đêm ly biệt buồn không nói
Sông nước mang mang lòng lạnh lòng
Một vạn đầu trai bời tóc gió
Cười lên nửa tiếng đau ba đông
Mà thương người anh không biết khóc
Đêm nay sao nước mắt lưng tròng?
*
Sở dĩ khi gợi lại những cảnh thảm khốc kéo dài hơn mười năm trẻ dại, Hoàng Trúc Ly vẫn giữa được giọng nói hiền dịu, đằm thắm là nhờ được nuôi dưỡng trong một tình mẫu tử dịu dàng và thắm thiết.
Thuở nhỏ, Hoàng là một cậu bé thông minh và khiêm tốn, nhẫn nại mà kín đáo, sôi nổi nhưng tế nhị, Hoàng đã ấp ủ mãi trong lòng bàn tay dịu hiền của người mẹ suốt đời hy sinh vì con. Có thể nói trong số sáu anh em, Hoàng Trúc Ly là người giống mẹ nhiều nhất, Hoàng Trúc Ly đã níu kéo cuộc đời trên tay người mẹ.
Trong thời loạn lạc, hình ảnh của mẹ già khổ hạnh đã in sâu vào ký ức Hoàng những kỷ niệm nghẹn ngào:
Bao nhiêu mắt biếc bao nhiêu mộng đời,
Mái gục vườn hoang hãi hùng đạn lửa
Ngực mẹ từ khô nguồn vú sữa
Tay gầy mòn mỏi
Tình tang khúc hát lênh đênh.
Mái gục vườn hoang hãi hùng đạn lửa
Ngực mẹ từ khô nguồn vú sữa
Tay gầy mòn mỏi
Tình tang khúc hát lênh đênh.
(“Giấc ngủ”)
Hoàng Trúc Ly rất kín đáo và không bao giờ gửi gấm rõ ràng một giai đoạn nào của đời tư vào tác phẩm. Nhưng ông đã dành trọn vẹn một bài thơ về hiền mẫu. Bài thơ giản dị và thắm thiết, như tiếng líu lo của một con chim non giúi đầu vào ngực mẹ. Âm thanh như lùa vào nhau. Khi rộn ràng, nơm nớp như tiếng nói của trẻ thơ, khi lại lắng chìm như tâm hồn một kẻ trưởng thành trong tủi cực bỗng xa lánh đời để trở về trút đau thương trên vai mẹ:
Rồi một hôm tôi về xóm nhỏ
Ngày già nua tóc mẹ phơ phơ
Tôi nói xôn xao tôi nói đợi chờ
Như tự bao giờ bây giờ quyến luyến
Vằng vặc sương khuya sao trời cầu nguyện
Một ngọn đèn xa… lệ nến hai hàng
Biết mấy u buồn chảy xuống trần gian
Không khóc vội nửa đêm về mẹ
Bếp lửa nhà ai má hồng em bé
Tôi thương lời hình ảnh người xưa
Tình mẹ là đây mắt mẹ lệ mờ
Tôi có bao giờ còn tôi bé nhỏ
Ai đã qua rồi quá nhiều đau khổ
Ngày ngày dân tộc u uất hờn xây
Làng ta đó tơi bời lá đổ
Chiều nhà quê nơm nớp lệ vơi đầy
Lưng chừng tưởng nhớ đàn chim trắng
Ôi khát khao khi nắng hoa đào!
Biết mấy nụ cười hiền hậu trăng sao
Không nói hết nửa đêm về mẹ
Ngày già nua tóc mẹ phơ phơ
Tôi nói xôn xao tôi nói đợi chờ
Như tự bao giờ bây giờ quyến luyến
Vằng vặc sương khuya sao trời cầu nguyện
Một ngọn đèn xa… lệ nến hai hàng
Biết mấy u buồn chảy xuống trần gian
Không khóc vội nửa đêm về mẹ
Bếp lửa nhà ai má hồng em bé
Tôi thương lời hình ảnh người xưa
Tình mẹ là đây mắt mẹ lệ mờ
Tôi có bao giờ còn tôi bé nhỏ
Ai đã qua rồi quá nhiều đau khổ
Ngày ngày dân tộc u uất hờn xây
Làng ta đó tơi bời lá đổ
Chiều nhà quê nơm nớp lệ vơi đầy
Lưng chừng tưởng nhớ đàn chim trắng
Ôi khát khao khi nắng hoa đào!
Biết mấy nụ cười hiền hậu trăng sao
Không nói hết nửa đêm về mẹ
(“Nửa đêm về Mẹ,” trọn bài)
Ngày mẹ thương con ngày con nhớ mẹ
Tôi có bao giờ còn tôi trẻ thơ
Tôi có bao giờ còn tôi trẻ thơ
(“Chứng tích”)
Ngợi ca tình mẫu tử cũng là một lối trở về lại thiên đường xanh của ấu thời man dại. Luyến tiếc ấu thời không những là ước mơ mảnh hạnh phúc nhỏ bé đong đưa trong chuỗi ngày vô tư lự, nhưng còn là luyến tiếc thế giới trong sáng đang hiến dâng cả chiều sâu cho nhãn trường nhân loại. Ngây thơ biết ngạc nhiên, biết tin tưởng, biết mến yêu, biết tổng hợp. Trẻ thơ là kẻ ở gần nguồn, có lẽ trong Phúc âm không có lời nào đáng ngạc nhiên bằng câu nói về trẻ con: “Nếu các người không trở thành giống như những đứa trẻ này, các người sẽ không được vào xứ Trời.”
Trong văn chương, xứ trời là một vũ trụ thân ái và tươi mát luôn luôn nghiêng nguồn sinh lực về phía con người, khi con người còn giữ được cái "khí hạo nhiên" theo lời Mạnh Tử.
Hoàng Trúc Ly dưới đây, nhớ trẻ thơ, nhưng kỳ thật, là nhớ hình ảnh của mình trong thời trẻ dại bên kia khoảng cách của một dòng sông. Dòng sông tượng trưng cho dòng thời gian chảy không ngừng và không bao giờ trở lại: nước đi đi mãi không về cùng non…
Tôi đứng bên này bờ dĩ vãng
Thương về con nước ngại ngùng xuôi
Những người em nhỏ bên kia ấy
Ai biết chiều nay có nhớ tôi
Tôi muốn hôn bằng môi của em
Mùa xưa thê thiết nắng hoe thèm
Lòng trong đã trắng tình nguyên thủy
Nghe bước xuân về êm quá êm
Em lắng tai đâu… chiều lửng lơ
Thơ tôi vừa hát khúc ban sơ
Lòng chưa tội lỗi mà vô cớ
Bỗng muốn gục quỳ bên tuổi thơ
Em là em – tôi có là tôi?….
Dù nghĩa thời gian ngăn cách rồi
Tôi đứng bên này lưu luyến quá
Những người em nhỏ của tôi ơi!
(“Dĩ vãng,” trọn bài)
Thương về con nước ngại ngùng xuôi
Những người em nhỏ bên kia ấy
Ai biết chiều nay có nhớ tôi
Tôi muốn hôn bằng môi của em
Mùa xưa thê thiết nắng hoe thèm
Lòng trong đã trắng tình nguyên thủy
Nghe bước xuân về êm quá êm
Em lắng tai đâu… chiều lửng lơ
Thơ tôi vừa hát khúc ban sơ
Lòng chưa tội lỗi mà vô cớ
Bỗng muốn gục quỳ bên tuổi thơ
Em là em – tôi có là tôi?….
Dù nghĩa thời gian ngăn cách rồi
Tôi đứng bên này lưu luyến quá
Những người em nhỏ của tôi ơi!
(“Dĩ vãng,” trọn bài)
Trong thơ Hoàng Trúc Ly, rồi đây ta sẽ còn bắt gặp nhiều lần đôi mắt luôn luôn điều tiết để tạo cái nhìn trong suốt của trẻ thơ.
Bếp lửa nhà ai lên khói sương
Người yêu mường tượng mắt u buồn
Xế chiều trang giấy nhòe tâm sự
Sao em không về tôi mến thương?
(“Gọi một mình”)
Người yêu mường tượng mắt u buồn
Xế chiều trang giấy nhòe tâm sự
Sao em không về tôi mến thương?
(“Gọi một mình”)
Có lẽ không có từ ngữ nào diễn tả đầy đủ tình yêu của Hoàng Trúc Ly cho bằng chữ Mến Thương: không bao giờ trong thơ Hoàng người đọc bắt gặp những rạo rực cuồng bạo của xác thịt, cũng không có những đau thương da diết vò xé linh hồn. Tình yêu nơi đây chỉ là nỗi niềm thương nhớ mông lung dịu nhẹ. Trong ý thơ và trong lời thơ cũng như trong không khí do hình ảnh và nhạc tính cấu tạo chung quanh một bài thơ, chỉ có một ít u hoài mơ mộng:
Mai mốt em về đâu?
Con sông nước chảy trắng chân cầu
Tiếng hát già nua người bạn cũ
Đêm dài muôn thuở buộc lòng nhau
Ngoài kia buồn không em
Xa hỡi ngàn xa bóng nhạn chìm
Thương nhau ái ngại tìm đôi mắt
Chưa biết đêm nào thức trắng đêm
Mái tóc em bồng bềnh bể khơi
Áo mỏng vì em nằm đây nhớ đời
Chiêm bao nửa giấc trời mưa bụi
Thấp thoáng em về như lá rơi…
Con sông nước chảy trắng chân cầu
Tiếng hát già nua người bạn cũ
Đêm dài muôn thuở buộc lòng nhau
Ngoài kia buồn không em
Xa hỡi ngàn xa bóng nhạn chìm
Thương nhau ái ngại tìm đôi mắt
Chưa biết đêm nào thức trắng đêm
Mái tóc em bồng bềnh bể khơi
Áo mỏng vì em nằm đây nhớ đời
Chiêm bao nửa giấc trời mưa bụi
Thấp thoáng em về như lá rơi…
(“Gửi người em,” trọn bài)
Thơ tình của Hoàng Trúc Ly phảng phất ít nhiều chất "tình và mộng" của Lưu Trọng Lư, và gần đây hơn, Quang Dũng. Thỉnh thoảng có thiết tha cũng chỉ nhẹ nhàng như Verlaine.
Từ buổi so le đến lứa đôi
Bao nhiêu mắt biếc lãng quên đời
Tôi thương tôi nhớ tôi thương nhớ
Nhân loại nỡ nào xa lánh tôi?
Bao nhiêu mắt biếc lãng quên đời
Tôi thương tôi nhớ tôi thương nhớ
Nhân loại nỡ nào xa lánh tôi?
(“Gọi một mình”)
Tình yêu là một nhu cầu gần gũi, nhưng nhu cầu ấy chỉ dừng lại ở những cảm giác êm ái, dịu nhẹ thoảng qua. Đôi khi có cả âm điệu thân ái của tình huynh muội:
Đời lê thê quá tôi về muộn
Em ngủ một mình đêm gió mưa.
Em ngủ một mình đêm gió mưa.
(“Em có là em”)
Sau những phút lo lắng cho người yêu, thỉnh thoảng Hoàng Trúc Ly lại đợi chờ một cử chỉ âu yếm, một lời nói ngọt ngào sưởi ấm những tháng ngày lạnh lẽo:
Những đêm dài heo hút ngoại ô
Gác trọ vào thu gió thổi giang hồ
Thôn xóm hắt hiu ngại ngùng tiếng nói
Tôi ngủ một mình em không đến gọi
Chơi vơi bóng nhạn ân tình
(“Giấc ngủ”)
Gác trọ vào thu gió thổi giang hồ
Thôn xóm hắt hiu ngại ngùng tiếng nói
Tôi ngủ một mình em không đến gọi
Chơi vơi bóng nhạn ân tình
(“Giấc ngủ”)
Thì vẫn một lo lắng: em ngủ một mình… Tôi ngủ một mình… Nhưng nhạc điệu ở đây mơ mộng, tình cảm ở đây đằm thắm, người đọc phải vượt qua những mốc ái ân thường tình để chia sẻ tình yêu với Hoàng . Không phải một lối viễn ái lý tưởng người ta vẫn gọi là "platonique", cũng không phải một thứ tình ngây thơ, trong trắng: vì cả hai loại tình cảm ấy đều nảy sinh từ một hoàn cảnh bất lực. Trái lại khí hậu ân tình trong thơ Hoàng Trúc Ly nồng nàn quá, đầm ấm quá, người đọc không thể nghĩ đến hai loại tình cảm như của Lamartine với nàng Graziella hay Madame Charles. Có thể nghĩ tới tình của Baudelaire riêng với Marie Daubrun, nhưng trong thơ Hoàng Trúc Ly phần nhục dục nhẹ nhàng hơn. "Luyến ái huynh muội", có lẽ chữ ấy gần đúng… Sự thân ái vô cùng cảm động khi Hoàng Trúc Ly gửi gấm đến người yêu nguyên vẹn khối cô đơn đang đè nặng lên linh hồn:
Từng đêm từng đêm đời hấp hối
Nghiêng tay xin vuốt mắt giùm nhau
Từng đêm từng đêm đời tội lỗi
Cắn răng xin nguyện khúc kính cầu
Từng đêm từng đêm từng đêm tối
Quên em còn biết nhớ ai đâu?
(“Bóng tối”)
Nghiêng tay xin vuốt mắt giùm nhau
Từng đêm từng đêm đời tội lỗi
Cắn răng xin nguyện khúc kính cầu
Từng đêm từng đêm từng đêm tối
Quên em còn biết nhớ ai đâu?
(“Bóng tối”)
Những lúc ngắc ngoải trong môi giới của cõi chết, Hoàng Trúc Ly vẫn sợ phải “ngủ một mình.”
Buổi chiều rét mướt vào chăn gối
Xót thương nhau tiếng khóc âm thầm
Mai kia tôi chết mồ hoang lạnh
Em có kìa em có ghé thăm?
(“Đau”)
Xót thương nhau tiếng khóc âm thầm
Mai kia tôi chết mồ hoang lạnh
Em có kìa em có ghé thăm?
(“Đau”)
Bài thơ trích trọn vẹn sau đây mang khí hậu vừa ướt át vừa nồng thắm như một bếp lửa ân tình trong đêm mưa gió; vừa mang tính chất mộng mị hoang đường, xen vào những kỷ niệm u buồn chua xót; và phần âu yếm luôn luôn vuốt ve hình ảnh "bé nhỏ người em gái". Nhịp điệu trầm buồn, giản dị, thầm kín như những tia nhìn im lặng; nếu chỉ nói đến nhạc tình, có lẽ không có bài thơ khúc nhạc nào êm dịu cho bằng, kể cả "Vạn lý tình" của Huy Cận:
Mùa mưa nghe trời ướt mắt xanh
Gió thổi mưa xưa hờn kinh thành
Hôm nay lưu luyến về hôm ấy
Em lạnh lùng không khi nhớ anh?
Ngày quen em phượng đỏ môi son
Chiều tiễn đưa lá rụng dép mòn
Từ mang ly biệt vào năm tháng
Thao thức cho bằng mấy núi non
Ôi một đời trai phụ sách đèn
Hoàng hôn rượu máu thấm hơi men
Tâm tư nghe nặng hờn sông biển
Cuối bãi đầu non sóng mắt huyền
Đời biết anh là kẻ quyền uy
riêng gởi anh hồn thi sĩ
sao em không quỳ bên anh?
Gió thổi mưa xưa hờn kinh thành
Hôm nay lưu luyến về hôm ấy
Em lạnh lùng không khi nhớ anh?
Ngày quen em phượng đỏ môi son
Chiều tiễn đưa lá rụng dép mòn
Từ mang ly biệt vào năm tháng
Thao thức cho bằng mấy núi non
Ôi một đời trai phụ sách đèn
Hoàng hôn rượu máu thấm hơi men
Tâm tư nghe nặng hờn sông biển
Cuối bãi đầu non sóng mắt huyền
Đời biết anh là kẻ quyền uy
riêng gởi anh hồn thi sĩ
sao em không quỳ bên anh?
Cũng có thể là thi nhân kiêu hãnh, cái kiêu hãnh dĩ nhiên và chính đáng của người thơ bị xua đuổi ra khỏi nền Cộng hòa nhưng vẫn được cẩn thận tròng lên một vòng hoa theo đề nghị của Platon. Cái kiêu hãnh của bậc trích tiên khi được tướng quốc cở giày, mài mực như trường hợp Lý Bạch. Anh là kẻ hào hoa, vâng, đời biết anh là một bậc Tư Mã áo xanh rỏ lệ trên những ngón tỳ bà một đêm Giang châu trăng lạnh. Anh là kẻ tình si, vâng, đời biết anh là một Nerval đi tìm cái hôn hoàng hậu ,từ bên này cuộc đời sang bên kia cõi chết. Anh là kẻ quyền uy, vâng, thời cổ La Hy, thiên hạ gọi thi nhân là kẻ mang tiếng nói của thần linh.
Nhưng niềm kiêu hãnh của người thơ sẽ vĩnh viễn dừng lại nơi đây, trong địa lý mênh mông của khoảng trống. Đời biết, nhưng đời vẫn lạnh lùng; bởi vậy những kẻ hào hoa, tình si, quyền uy đã có lúc, đâu đó, trở thành thi sĩ côn đồ, b, những Villon, Sade, Rimbaud. Và từ một đầu lãnh giặc Châu Chấu đến một chòm sao sáng trong bảy chòm Pleiade, những ngõ ngách thi ca dù có quanh co, sợi dây "ariane" nào thiếu chiều dài.
Thơ thường là phần thặng dư của tâm tư; lượng thặng dư tràn ra tình trạng thiếu dung tích. Người con gái trước mặt Hoàng Trúc Ly có thể là một định mệnh chưa đạt tới, cũng có thể là một nghệ thuật chưa hoàn tất . Thi sĩ do đó, ý thức được vị trí cao độ của mình, vẫn đòi hỏi, mong đợi:
Cô đơn đỉnh núi gần trời
Nghệ thuật đạt đến đỉnh độ thường cô đơn. Cô đơn gần như là đặc tính của nghệ thuật và của thiên tài. Trong Hoàng Trúc Ly nỗi hoang mang kiêu kỳ của kẻ từ cao nhìn xuống, phải chăng là ký hiệu của thơ ông trong tương lai?
Đời biết anh là kẻ hào hoa, và anh biết anh là kẻ hào hoa.
Trong thơ, Hoàng Trúc Ly luôn luôn tỏ ra dịu dàng, lễ độ, đôi khi lễ độ một cách quá đáng, ngay với người yêu:
Mùa xuân còn gì, thưa em
Sáu dây rét mướt chưa mềm trăng khơi
Sáu dây rét mướt chưa mềm trăng khơi
(“Ca sĩ II”)
Tình cảm Hoàng gói ghém kín đáo, gần như là lời tỏ tình nhiều hơn là tình tự. Tao nhã trong ngôn ngữ, tao nhã trong động tác:
Về đâu hoa nở má hồng
Mùa xuân tiếng nhạc nửa vòng tay ôm
Mùa xuân tiếng nhạc nửa vòng tay ôm
Hào hoa đến độ đỏm dáng; không phải là làm dáng trong thi ca, nhưng trước cuộc đời, thi sĩ muốn sống bằng nghệ thuật, đo lường cẩn thận những cử động của mình như họa sĩ đắn đo từng vết cọ. Những cử động tạo trong thơ Hoàng Trúc Ly một sinh khí sống động, náo nức, và những cử động ấy lại tạo ra một trạng thái vừa tĩnh tại, vừa uyển chuyển một vẻ đẹp hình thể(1) tựa những tác phẩm điêu khắc của Hy Lạp:
Cô đơn đỉnh núi gần trời
Nghiêng vai xin khoác nụ cười áo xanh
Nghiêng vai xin khoác nụ cười áo xanh
(“Ca sĩ II”)
Con người ưa cử động ấy là một nhà thơ ưa xê dịch. Có thể nói Hoàng Trúc Ly là một thi sĩ lang thang: động từ "đi" hiện diện trong gần nửa số bài của "Trong Cơn Yêu Dấu".
Tôi nay đi giữa hoang đường
Niềm đau thân thể tủi buồn hai vai
Niềm đau thân thể tủi buồn hai vai
(“Hành trình I”)
Ngoài ra còn nhiều chữ liên hệ đến ý niệm đổi vị trí như: về, dừng lại, con đường, bàn chân… dường như có thường xuyên trong thơ Hoàng Trúc Ly.
Và thơ ông bắt nguồn từ đại lộ. Không phải là thơ mô tả, nhưng thi sĩ ưa ghi lại nhận xét, suy tư, những cảm xúc, thường là êm đềm, dịu nhẹ qua những cảnh bắt gặp trên vỉa hè cuộc sống. Tiếng tỳ bà có lẽ từ một mái lầu khuya vọng lại, đưa ông trở về sống chơi vơi trên sóng nhạc Tầm dương; hàng cây bên đường mời mọc ông trở lại với kỷ niệm tình yêu; đôi mắt cô gái từ khung cửa sổ một đêm gọi ông về với những nhớ thương vạn cổ.
Quang cảnh trong thơ Hoàng Trúc Ly chỉ là cái cớ gợi cảm: tự nó, nó không có một giá trị thẩm mỹ nào. Ngoại cảnh ở đây tầm thường, giản dị, không quy định một vùng địa lý nào rõ rệt, cũng không ghi lại một khoảng thời gian nào đích xác. Quang cảnh ở đây chỉ là giao tiếp giữa nội tâm và ngoại giới. Hãy nghe Hoàng Trúc Ly tả một Hàng Cây Bên Đường:
Người yêu tóc xõa tròn vai
Nửa đêm da thịt quên cài áo khuya
Xác thân rã mục lời thề
Mùa đi lá rụng đường về xuân thu
Nửa đêm da thịt quên cài áo khuya
Xác thân rã mục lời thề
Mùa đi lá rụng đường về xuân thu
Người đọc nghĩ đến ngay bức họa khoả thân, và gần đây một họa sĩ khi triển lãm tranh đã trích hai câu để dưới một bức họa loã thể. Hoàng Trúc Ly có thể trách họa sĩ hiểu lầm, nhưng họa sĩ có thể trách Hoàng Trúc Ly nhìn nhầm thiên nhiên. Có lẽ trong cái thế giới thực tế này mọi người đều nhìn đúng, ngoại trừ thi sĩ. Và mọi người đều có lý, trừ các nhà thơ. Nhưng chúng ta yêu mến cái nhầm của thi sĩ vì họ nhìn khác chúng ta, họ cảm thông sự vật: có nhầm cũng phải là gữa bằng hữu mới nhầm. Chúng ta là kẻ mắt tục, nhìn chỉ thấy bề ngoài và không bao giờ hiểu hết kích thước của tạo vật . Thơ là môi giới giữa người và tạo vật.Và người thơ là người linh thị.
Mô tả hàng cây bằng hình ảnh nồng nàn da thịt là một biệt nhãn. Thơ Hoàng Trúc Ly là một loại thơ thân xác. Xin phân biệt thơ thân xác (2) và thơ nhục dục(3) theo gần đúng danh từ xưa kia Phạm Văn Ký đã dùng để gọi thơ Hàn Mặc Tử, khi đề tựa tập Gái Quê. Hoàng Trúc Ly ghi nhận nhiều cảm giác của cơ thể, nhưng không phải dục vọng:
Lắng nghe da thịt tan tành xưa sau
(“Ca sĩ I”)
Xin gọi tên tôi dù xa vắng
Thịt da ngời ánh lửa tình khuya
Thịt da ngời ánh lửa tình khuya
(“Tuyệt bút”)
Cơ thể dường như nhắc nhở với Hoàng Trúc Ly rằng mình đang sống. Trái tim, ngón tay, bàn chân, mái tóc, đôi môi thượng chuyển lên tác giả những cảm giác, rồi suy tư. Hoàng Trúc Ly thường xuyên lắng nghe cơ thể và âu yếm với thân xác. Jean Pierre Richard, một nhà phê bình mới của Pháp nói về anh em nhà văn Goncourt, đã gọi họ là "écrivain épidermique"(4) tưởng ta có thể gọi Hoàng Trúc Ly là thi sĩ của xúc giác.
Hoàng Trúc Ly, nhà thơ hào hoa, phong nhã, con người ưa xê dịch và ưa cử động, yêu ngoại cảnh và yêu cơ thể, con người ấy, đối với cuộc đời có thái độ của một người khách.
Ta hãy tìm hiểu tâm hồn nghịch lữ ấy nhiều hơn dưới ánh sáng tình yêu…
*
Người khách ấy không phải là khách lạ, gọi là khách quen chàng sẽ mỉm cười. Nhưng dù lạ hay quen, Hoàng Trúc Ly cũng vừa thân mật, vừa lễ độ, vừa nồng nàn, vừa xa cách.
Người yêu dưới mắt thi sĩ là một nét đẹp, trừu tượng, mong manh. Hình ảnh người đàn bà ẩn hiện trong ảo giác, giữa những phút xuất thần, khi Hoàng Trúc Ly bắt gặp nghệ thuật, một thứ nghệ thuật hão huyền, chợt biến:
Từ mùa xuân rụng trên vừng trán
Có phải tên người yêu là Thơ
Có phải tên người yêu là Thơ
(“Tiếp theo và Hết”)
Có khi người yêu là một tiếng hát; nhưng tiếng hát ngọt ngào, cao vút lại gói trọn niềm u uất của tâm tư. Trong tiếng hát mong manh, thi sĩ đã tiên cảm được những ngày cơ thể tan biến thành âm thanh:
Từ em tiếng hát lên trời
Tay xao dòng tóc, tay mời âm thanh
Sợi buồn chẻ xuống lòng anh
Lắng nghe da thịt tan thành xưa sau.
Tay xao dòng tóc, tay mời âm thanh
Sợi buồn chẻ xuống lòng anh
Lắng nghe da thịt tan thành xưa sau.
(“Ca sĩ I,” trọn bài)
Có khi người yêu chỉ là tiếng đàn, một tiếng đàn ướt át. Khi loang ra đại dương, khi bay vút không trung, khiến thi nhân ngậm ngùi cho những linh hồn cao cả nhưng cô đơn. Cô đơn như những âm thanh:
Mùa xuân còn gì, thưa em
Sáu dây rét mướt chưa mềm trăng khơi
Cô đơn đỉnh núi gần trời
Nghiêng vai xin khoác nụ cười áo xanh.
(“Ca sĩ II,” trọn bài)
Sáu dây rét mướt chưa mềm trăng khơi
Cô đơn đỉnh núi gần trời
Nghiêng vai xin khoác nụ cười áo xanh.
(“Ca sĩ II,” trọn bài)
Cũng có khi người yêu hiện đến với thi nhân, nhưng Hoàng Trúc Ly ngại ngùng, không muốn ôm thần tượng vào lòng, sợ nhiệt độ thân xác sẽ làm tan rã tấm thân khói sương của lý tưởng:
Mùa này em lắng tai đâu?
hoàng hôn có phải là màu nhớ nhung
cô đơn tiếng gọi nửa chừng
áo em trắng quá ngập ngừng vòng tay.
hoàng hôn có phải là màu nhớ nhung
cô đơn tiếng gọi nửa chừng
áo em trắng quá ngập ngừng vòng tay.
(“Lá hoa duyên,” II)
Phải chăng vì mặc cảm tội lỗi, vì những dấu vết bùn nhơ do cuộc đời bốc lên mà Hoàng Trúc Ly từ chối người yêu? Hay Hoàng muốn giữ mãi một thần tượng vô hình như xưa kia Baudelaire đã từ chối Madame Sabatier? Hoàng Trúc Ly đã chọn lựa xa cách:
Xin em dừng lại môi mềm
giấc mơ thê thảm bóng chìm đêm sâu
tay xuôi mười ngón rụng sầu
xa nhau năm tháng cúii đầu nhớ nhau
giấc mơ thê thảm bóng chìm đêm sâu
tay xuôi mười ngón rụng sầu
xa nhau năm tháng cúii đầu nhớ nhau
(“Lá hoa duyên,” I)
Hoặc có thể đã hơn một lần chết đi sống lại, Hoàng Trúc Ly muốn nhìn tình yêu từ một biên giới… Đã từng hấp hối trong cái ngắm nhìn hơn là cái dọc ngang chinh phục:
Ra về tiếng hát thùy dương
lời ru sầu muộn con đường tình nhân
thôi em người bệnh tàn dần
ngủ yên hơi thở hai lần hồi sinh.
lời ru sầu muộn con đường tình nhân
thôi em người bệnh tàn dần
ngủ yên hơi thở hai lần hồi sinh.
(“Lá hoa duyên,” IV)
Quý hóa chăng nữa, chỉ có một ít âm thanh sầu muộn sẽ theo đuổi con người xuống mồ hoang, sẽ đưa tiễn con người về với biên giới của bóng tối. Tình yêu chỉ là xa cách mông lung, đo bằng một nỗi nhớ nhung dằng dặc:
Với em xa cách thêm buồn
Trời cao bóng nhớ dặm mòn chân đi
Trời cao bóng nhớ dặm mòn chân đi
(“Lá hoa duyên,” III)
Trước tình yêu, người lữ khách chỉ dừng lại để ra đi, để mang theo ít nhiều lưu luyến, tủi hờn. Hoàng đã từng đứng dưới một mái lầu cao, một đêm mưa, để nhìn lên hình ảnh người phụ nữ "chảy" xuống thành thơ:
Nhìn lên cửa khép lầu cao
bóng em chảy xuống vực sâu mắt buồn
về đêm khuya khoắt nhớ thương
mưa bay trước mặt, tủi hờn giăng ngang
(“Lá hoa duyên,” IV)
bóng em chảy xuống vực sâu mắt buồn
về đêm khuya khoắt nhớ thương
mưa bay trước mặt, tủi hờn giăng ngang
(“Lá hoa duyên,” IV)
Hoàng Trúc Ly lại ra đi, rồi anh lại ra đi như đã đến (thơ Hoài Khanh) nhưng sẽ vĩnh viễn mang theo ký hiệu cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên. Và ở đâu, chàng cũng nhìn thấy bóng dáng người yêu: mắt em ở bốn phương trời (thơ Vũ Hoàng Chương).
Qua đây từng giọt buồn phiền
Mắt em cổ thụ thâm xuyên gọi mời
Mắt em cổ thụ thâm xuyên gọi mời
(“Hành trình,” IV)
Tình yêu là phút im lặng nhiều hơn lúc tự tình. Hoàng chuộng khoảng cách của không gian và của âm thanh, khoảng im lặng trong ý nghĩa và trong cảm giác:
Anh mơ thượng đế khi yêu dấu
Thể xác linh hồn không nói năng
Thể xác linh hồn không nói năng
Những lời cầu nguyện trong giáo đường thiêng liêng vì không bao giờ được đáp lại bằng ngôn ngữ.
Tình yêu thiêng liêng là những khoảng im lặng bên nhau.
*
"Trong Cơn Yêu Dấu" còn giữ ít nhiều cảm hứng xa xăm: một quê hương êm ả thấp thoáng bên kia hình ảnh một người con gái, nhưng quê hương ở đây là kỷ niệm xa xôi, thức dậy trong tiềm thức sau những đau buồn, tủi cực của hiện tại. Quê hương là nỗi hoài mong, nơi trú ẩn, niềm an ủi trong trí tưởng tượng. Thi sĩ tựa hồ như muốn níu kéo những tháng ngày đã mất, muốn dùng những ảo tưởng quá khứ để khỏa lấp đau thương hiện tại:
Tháng chín ban mai cười gió thổi
anh đi nắng đậm xanh bờ
em ơi đau rứt ruột
hai bàn chân tù đày
đã đi rồi anh muốn nhảy muốn bay
cho khăng khít nhịp chân trời đất
mộng vừa nghiêng mắt
quê em ngày đẹp vàng son
đường xa mờ nhảy múa núi non
ơi những cô mình bàn tay sữa đọng
khi gió mùa lên ngực vừa căng mộng
đa tình đuổi bướm lang thang
sớm mai nào bên bông lúa trẻ măng
anh nghe tiếng đời kêu quen biết quá
nghe mến thương như thời gian phép lạ
rót vào tai từng giọt sữa… xưa kia
anh nằm nhay vú mẹ mà mắt đầm đìa
và anh đi
qua bóng ngày hấp hối
đại lộ cuộc đời buồn như ngõ tối
ngại ngừng mái lá mưa khuya.
anh đi nắng đậm xanh bờ
em ơi đau rứt ruột
hai bàn chân tù đày
đã đi rồi anh muốn nhảy muốn bay
cho khăng khít nhịp chân trời đất
mộng vừa nghiêng mắt
quê em ngày đẹp vàng son
đường xa mờ nhảy múa núi non
ơi những cô mình bàn tay sữa đọng
khi gió mùa lên ngực vừa căng mộng
đa tình đuổi bướm lang thang
sớm mai nào bên bông lúa trẻ măng
anh nghe tiếng đời kêu quen biết quá
nghe mến thương như thời gian phép lạ
rót vào tai từng giọt sữa… xưa kia
anh nằm nhay vú mẹ mà mắt đầm đìa
và anh đi
qua bóng ngày hấp hối
đại lộ cuộc đời buồn như ngõ tối
ngại ngừng mái lá mưa khuya.
(“Đường tình,” trọn bài)
Người đọc thấy rõ là đề tài quê hương đã bị vượt qua. Nhãn tuyến trong bài thơ đã xóa nhòa màu sắc địa phương. Những nhận xét về ngoại cảnh thân yêu dường như đã chìm lắng, chỉ còn một ít xao xuyến trên diện tích của ký ức; và qua diện tích ấy, Hoàng Trúc Ly nhìn ngoại cảnh bằng đôi mắt trong sáng hơn.
Tình quê hương đã bừng nở thành một ý thức vị trí. Cương giới sẽ mở rộng: thi sĩ biết tâm hồn mình không chỉ nuôi dưỡng bằng màu xanh của bãi sắn, nương dâu, mà còn bằng màu trắng của những cánh hoa sen bên bờ sông Hằng, bằng men rượu bồ đào nồng thắm bên kia sông Dương Tử, bằng cả màu đỏ những cánh hoa đào dưới chân Phú Sĩ sơn. Ngần ấy sắc hương sẽ ướp mãi trang giấy của thi ca không biên thùy để phát triển những tình cảm nhân đạo chàng hằng nuôi dưỡng trong tâm hồn. Sông Hồng, Sông Hằng hay sông Dương Tử cũng sẽ đổ về một bài thơ mang trọn vẹn âm thanh rào rạt của Thái Bình Dương:
Thái Bình Dương Thái Bình Dương sóng vỗ
tôi thương tôi nhớ là đây
ôi máu người hòa nước mắt trời mây
Tim biển cả bao giờ nguôi thổn thức!
tôi nghe bao la
nghìn năm mây trắng quyện Hồng Hà
vết sẹo linh hồn trong lịch sử
rượu Đường Thi mềm môi Trang Tử
đêm Á châu huyền diệu trăng sao
cánh sen bừng nở
một sớm hoa đào…
mùa đông hè phố cũ
Tuổi tình yêu ban đầu
Em ơi em về đâu?
Ân tình đi rải rác
Còn chi một nhịp cầu
Hai mùa duyên chắp nối
Ngàn xưa qua ngàn sau
Là nghĩa đời lên ve vuốt quá
Người yêu ơi! mấy thuở mong chờ
Chín mươi dòng chữ bằng thanh sắc
Bừng sáng lưng trời ngọn lửa thơ.
(“Chắp nối,” trọn bài)
tôi thương tôi nhớ là đây
ôi máu người hòa nước mắt trời mây
Tim biển cả bao giờ nguôi thổn thức!
tôi nghe bao la
nghìn năm mây trắng quyện Hồng Hà
vết sẹo linh hồn trong lịch sử
rượu Đường Thi mềm môi Trang Tử
đêm Á châu huyền diệu trăng sao
cánh sen bừng nở
một sớm hoa đào…
mùa đông hè phố cũ
Tuổi tình yêu ban đầu
Em ơi em về đâu?
Ân tình đi rải rác
Còn chi một nhịp cầu
Hai mùa duyên chắp nối
Ngàn xưa qua ngàn sau
Là nghĩa đời lên ve vuốt quá
Người yêu ơi! mấy thuở mong chờ
Chín mươi dòng chữ bằng thanh sắc
Bừng sáng lưng trời ngọn lửa thơ.
(“Chắp nối,” trọn bài)
Một ý thơ bàng bạc trong thi phẩm là hình ảnh những lần chết dở:
Đường xưa trải nhớ nhung thầm
Ngôi sao yểu mệnh căm căm cuối trời
Ngôi sao yểu mệnh căm căm cuối trời
"Trong Cơn Yêu Dấu" đã từ giã người đọc bằng một trang "Tuyệt Bút". Hy vọng là sau trang tuyệt bút vẫn còn…
Mai này tôi chết đi
Nằm nghe hồn cô độc
Trời chiều không nói năng chi
Em ơi sao em không khóc
Mai này tôi chết đây
Vì sao em không khóc
Vết thương mửa máu tôi nào hay
Như xế chiều nay như sáng nay
Tôi viết từng trang tuyệt bút
Mai này tôi chết đây
Nắng ơi trời ơi nắng
Nửa đêm sáng quá tôi nào hay
Mùa xuân vừa nguôi cay đắng
Xin rũ tóc dài lên gối trắng
Người yêu nằm mộng thấy tôi về
Xin gọi tên tôi dù xa vắng
Thịt da ngời ánh lửa tình khuya
Mai này tôi chết đi mai này tôi chết đi mai này tôi chết đi
em bé mười lăm năm tóc xõa xuân thì
đời lên mấy vạn lần nhan sắc
đau đớn vô cùng đêm biệt ly.
(“Tuyệt bút,” trọn bài)
Nằm nghe hồn cô độc
Trời chiều không nói năng chi
Em ơi sao em không khóc
Mai này tôi chết đây
Vì sao em không khóc
Vết thương mửa máu tôi nào hay
Như xế chiều nay như sáng nay
Tôi viết từng trang tuyệt bút
Mai này tôi chết đây
Nắng ơi trời ơi nắng
Nửa đêm sáng quá tôi nào hay
Mùa xuân vừa nguôi cay đắng
Xin rũ tóc dài lên gối trắng
Người yêu nằm mộng thấy tôi về
Xin gọi tên tôi dù xa vắng
Thịt da ngời ánh lửa tình khuya
Mai này tôi chết đi mai này tôi chết đi mai này tôi chết đi
em bé mười lăm năm tóc xõa xuân thì
đời lên mấy vạn lần nhan sắc
đau đớn vô cùng đêm biệt ly.
(“Tuyệt bút,” trọn bài)
Từ kinh nghiệm cõi chết, Hoàng Trúc Ly học được cái nhìn của đạo học huyền diệu Đông Phương. Địa dư hôm nay không còn những hoang vu, không còn sa mạc, không còn hải đảo, nhãn trường không còn phối cảnh. Nhưng chúng ta phải tạo một khoảng cách bên bờ cuộc sống.
Hoàng Trúc Ly sống được quan niệm ấy dễ dàng hơn người thường nhờ một biệt đãi của số mệnh: những lần chết dở, những lần giao thiệp với ma quái bên kia bóng tối, Hoàng Trúc Ly đạt đến một vị trí xa cuộc đời, vị trí của kẻ “ngoài đời“ , outsider theo tiếng Anh. Dường như Nguyễn Gia Thiều dùng chữ ngoại vật trong Cung Oán..
Từ vị trí ấy, Hoàng Trúc Ly đã cởi được cái nhìn sáng suốt(5) để đạt tới cái nhìn trong suốt(6). Đối chiếu hai trạng thái trong suốt và sáng suốt là đối chiếu hai khả năng thu nhận ánh sáng của tâm hồn.
Ý thức sáng suốt dựa vào niềm tin ở luận lý, và từ chối tình cảm, an ủi, nhớ nhung, từ chối u hoài. Một đồng tử sáng suốt không thu nhận vết bợn của tình yêu. Ý thức trong suốt, trái lại, làm bằng chiều dày của từ bi, khoan dung, trìu mến; đối với một ý thức trong suốt, hay thông suốt, chân lý không phải là một công thức, mà là phương cách trả lời cuộc đời, một nghệ thuật sống.
Thơ Hoàng Trúc Ly có cái bình thản âu yếm của kẻ đã đạt tới đạo, hiểu theo nghĩa Đông Phương: y hồ thiên lý, nhân kỳ cố nhiên. Văn chương hiện đại là một thứ văn chương sáng suốt, nghĩa là một thứ gương phản chiếu. Thơ Hoàng Trúc Ly trái lại chỉ là một khối thủy tinh, không trả lại hình ảnh nào, không đón đợi mà cũng không phải là không đón đợi, chỉ biết thích ứng với tất cả những gì đến với mình. Như thế tâm hồn Hoàng Trúc Ly đã đạt đến hạnh phúc tối cao, đã liên hợp được cái ngã và cái vô ngã trong sự thong dong không bờ bến.
Do đó, thơ Hoàng Trúc Ly, không mang những ký hiệu "tuyệt vọng" của thi ca thời đại. Thật ra, trên đời này không có "văn chương tuyệt vọng", vì lý do giản dị là tuyệt vọng luôn luôn câm nín, không tình tự, không thở than. Tuyệt vọng chỉ là một trong những cái cớ của văn chương, ghép lại, "văn chương tuyệt vọng" lại là… mâu thuẫn danh từ.
Hoàng Trúc Ly thản nhiên, và còn mỉm cười:
… Nghiêng vai xin khoác nụ cười áo xanh
… Xuôi tay xin gởi miệng cười mộng du…
… Xuôi tay xin gởi miệng cười mộng du…
Trong một cuốn sách nhỏ nhan đề là "L’ Humeur(Thần Thái")(7) R.Escarpit có phân tích nụ cười thành hai giai đoạn: yên nghỉ trước thực tại, và vượt lên để chinh phục lại thế quân bình, an ninh, ưu thắng; nụ cười là ý thức lướt tới, từ hoang mang đến tự chủ. Nụ cười trong văn chương hiện đại rất hiếm hoi và quý giá:
"Ôi nụ cười, cánh ưng vàng trên cát bỏng"
O rire, gerfaut d’or sur nos sables brulés
O rire, gerfaut d’or sur nos sables brulés
(Saint John Perse)
Trong bộ Thẩm Mỹ Học, Hegel đã cho tiếng cười như là thể hiện cùng cực của ý thức nghệ thuật, tiếp theo sầu muộn: trong sầu muộn còn luyến nhớ, ước mong. Vị trí nụ cười là bên kia nước mắt: "Đó là lúc những khả năng về hình thức và nội dung đều khô cạn, chỉ còn người nghệ sĩ muốn xác nhận sự hiện diện của mình bằng một thể hiện cuối cùng" (Hegel).
Nụ cười ghi nhận biên giới tuyệt đối không thể vượt qua, giới hạn sau những buồn đau và phẫn nộ: bên kia là quê hương yên lặng…
Tuy nhiên, nụ cười không phải là tâm trạng tĩnh tại của Hoàng Trúc Ly. Thi sĩ chỉ "khoác" nụ cười, hay chỉ "gửi" nụ cười: bao gồm cả những trạng thái của tâm tư, nụ cười vẫn chỉ là một vòng tròn ngoại tiếp. Nụ cười mới chớm đã chìm vội trong hư không: dường như là biểu hiện của hư vô, rồi gió sẽ mang về trả lại cho hư vô.
Nụ cười sứ giả với ngoại giới – và sứ giả với chính lòng mình – sẽ mở rộng biên giới thanh bình: đi vào "Trong Cơn Yêu Dấu" là lạc vào một thế giới thân mật nồng nàn, âu yếm. Thế giới của hình người chan hòa trong tạo vật.
Vì Hoàng Trúc Ly đã chọn vị trí ngoại vi: một khách đứng ngoài.
Đã phân tích khách tính, thái độ "outsider" của Hoàng Trúc Ly, tưởng cũng nên nhấn mạnh điểm này, đang là vấn đề sôi nổi trong thời đại:
"Chỉ nên trôi nhẹ trên cuộc đời và lướt theo cuộc đời, không nên chìm sâu" theo bài học của Montaigne. Trong một số báo Nouvelle N R F, Maurice Blanchot có nhắc những ý tưởng tương tự của Valéry và Nietzsche, và gợi ý là văn chương hiện đại chỉ nên trôi theo chứ không nên đi sâu.
Dĩ nhiên một số cuồng tín của "chiều sâu", số "triết nhân chiều Chúa Nhựt" sẽ bĩu môi phản đối. Nhưng muốn nhìn trong suốt, hay thông suốt, chẳng những không nên đi sâu, mà còn phải đứng xa. Bàn về sự sáng suốt và trong suốt, J.Onimus viết: "Phải trải qua một cơn hấp hối thật sự của lý trí mới đạt tới cái nhìn thông suốt"(8) tưởng như câu nói này áp dụng rất sít sao vào trường hợp Hoàng Trúc Ly, vì thi sĩ không những đã trải qua cơn hấp hối của lý trí, mà đã qua nhiều lần hấp hối toàn diện con người. Hơn ai hết Hoàng Trúc Ly thông hiểu lý tương đối của lẽ sống, Hoàng không quằn quại trong mặc cảm đen tối của Oedipe; trong ngôn ngữ, Hoàng không hung hăng đi cướp lửa mặt trời như Prométhée. Hoàng không cuồng nộ đi tìm Tuyệt Đối, vì biết rằng con người không vĩnh cửu! Thi sĩ tự nhủ:
"Hồn ơi đừng khát vọng đời sống vĩnh cửu, hãy khai thác môi trường những khả thể" theo một câu cổ văn của Pindare, mà Valéry có trích dẫn một lần trên đầu thi phẩm "Nghĩa trang miền Biển (Cimetìere Marin)" và Camus trích dẫn thêm một lần ở trang đầu tập tiểu luận "Huyền thoại Sisyphe(Le Mythe de Sisyphe)".
Nhờ đứng xa cuộc đời, Hoàng Trúc Ly tránh được những thời trang của văn chương. Có khi mỗi buổi chiều thứ bảy, những năm 1960 giới học thức trẻ Sài Gòn khi thức giấc ngủ trưa bỗng "trở thành hiện sinh". Hoàng là một nhà thơ trẻ tuổi mà vẫn còn tự chủ được lòng mình. Đó là một yếu tố giúp Hoàng Trúc Ly hiện diện thành thật trong tác phẩm.
Và sự hiện diện này vừa gần gũi vừa xa vắng…
Sau Cơn Yêu Dấu
Những bài thơ làm sau khi xuất bản "Trong Cơn Yêu Dấu" báo hiệu một sự đổi chiều trong ngôn ngữ. "Trong cơn yêu dấu" mang khí hậu lục bát trầm buồn, những sáng tác phần nhiều là thơ tự do.
Tuy nhiên vẫn một thể hiện tao nhã, lễ độ, và vẫn cái nhìn dừng lại bên triền cuộc đời, xem thực tại như "môi giới":
Xin mời em chối bỏ tên anh
Vì tên em là cuộc đời
Ba, bảy, năm, tám, sáu
Hai, bốn, chín, mười, mười.
Con số có tên kiếp người có tuổi
Anh già rồi chối bỏ tên anh.
Xin mời em đạp lên số mệnh của anh.
Vì chân em là nhịp bước
Anh rớt lại sau rất thèm tới trước
Xin mời em
Xin mời em cắn vào lưỡi anh
Vì răng em là giọt sương
Sớm mai mở mắt sương chưa tan
Nên răng em chưa thành giọt lệ
Xin mời em
Xin mời em thắt chặt hồn anh
Vì tóc em là sợi dây siết cổ
Anh le lưỡi ra giã từ đau khổ
Xin mời em mời em
(“Môi giới,” trọn bài)
Vì tên em là cuộc đời
Ba, bảy, năm, tám, sáu
Hai, bốn, chín, mười, mười.
Con số có tên kiếp người có tuổi
Anh già rồi chối bỏ tên anh.
Xin mời em đạp lên số mệnh của anh.
Vì chân em là nhịp bước
Anh rớt lại sau rất thèm tới trước
Xin mời em
Xin mời em cắn vào lưỡi anh
Vì răng em là giọt sương
Sớm mai mở mắt sương chưa tan
Nên răng em chưa thành giọt lệ
Xin mời em
Xin mời em thắt chặt hồn anh
Vì tóc em là sợi dây siết cổ
Anh le lưỡi ra giã từ đau khổ
Xin mời em mời em
(“Môi giới,” trọn bài)
Những âm vận trữ tình lần lượt chuyển sang một khí hậu hoài nghi. Vẫn thái độ trôi xuôi theo cuộc đời, để tâm hồn đong đưa theo những đợt sóng tình cảm lăn tăn và hạnh phúc chỉ là những viền bọt mỏng. Nhưng lần này Hoàng Trúc Ly giải thích thái độ buông xuôi của mình bằng mối hoài nghi rộng lớn:
Câu hỏi giáo khoa
- Bác hỏi tôi đi học để làm gì?
- Thưa bác, tôi đi học để… để… để
- Bác hỏi tôi đi học để làm gì?
- Thưa bác, tôi đi học để… để… để
(Theo "Quốc văn giáo khoa thư" lớp Ba)
- Em hỏi anh trốn học để làm gì?
- Vì lời giảng của chim trên cành đó
Khi chim nhớ rừng khi rừng nhớ gió
Anh nhớ em như miệng nhớ môi hôn
Và hàm răng đay nghiến mãi nỗi buồn
Xa cách
Em hỏi anh chăm học để làm gì?
Vì quá nghi ngờ sự thực bên này dãy núi
Đường gần nhất chưa hề là đường thẳng
Anh đến trường như người yêu ngoan ngoãn
Vâng lời dụ dỗ của em
Như ngày đêm ngọn thủy triều lên xuống
Theo lời dụ dỗ của trăng
- Em hỏi anh đi học để làm gì
Thế kỷ này đầy những danh từ lớn
Những trẻ – thơ – trí – thức những trí – thức – trẻ – thơ
Nghĩa là anh đi học
Để suốt đời bơ vơ
- Vì lời giảng của chim trên cành đó
Khi chim nhớ rừng khi rừng nhớ gió
Anh nhớ em như miệng nhớ môi hôn
Và hàm răng đay nghiến mãi nỗi buồn
Xa cách
Em hỏi anh chăm học để làm gì?
Vì quá nghi ngờ sự thực bên này dãy núi
Đường gần nhất chưa hề là đường thẳng
Anh đến trường như người yêu ngoan ngoãn
Vâng lời dụ dỗ của em
Như ngày đêm ngọn thủy triều lên xuống
Theo lời dụ dỗ của trăng
- Em hỏi anh đi học để làm gì
Thế kỷ này đầy những danh từ lớn
Những trẻ – thơ – trí – thức những trí – thức – trẻ – thơ
Nghĩa là anh đi học
Để suốt đời bơ vơ
Một ít bài thơ chưa giúp ta có được ý niệm rõ ràng về ý thơ và tiếng thơ của Hoàng Trúc Ly trong tương lai. Nhưng muốn biết một người sau khi nói đến dĩ vãng và hiện tại, tưởng cũng nên hé mở khung cửa vào mai sau.
Từ một trái tim thanh niên giàu tình cảm đến tâm hồn nghịch lữ trưởng thành ngoài thềm cuộc đời, đế tư tưởng hoài nghi đang mỉm cười với thân phận, thiết tưởng Hoàng Trúc Ly đã gửi đến bằng hữu nguyên vẹn những biến chuyển trong tâm hồn. Tôi vẫn chưa tin là Hoàng Trúc Ly người khách quen thuộc của cuộc sống lại muốn giã từ "môi – giới":
Con số có tên kiếp người có tuổi
Anh già rồi chối bỏ tên anh
Anh già rồi chối bỏ tên anh
Cây Đàn Muôn Điệu
Trong văn học quốc ngữ và hiện đại, chỉ có thi ca là nhiều lần hóa thân nhất. Từ Hàn Thuyên đến Tản Đà, qua bảy trăm năm dâu biển, thi ca Việt Nam ít thay đổi hơn giữa khoảng năm mươi năm từ Tản Đà đến Thanh Tâm Tuyền.
Chỉ năm mươi năm, thi ca bao lần hưng phế. Ngày nay đọc văn xuôi của một Trọng Lang hay Tô Hoài còn thấy thích, chứ đọc thơ Anh Thơ hay Đoàn Văn Cừ có lẽ phải cực khổ lắm. Ngược lại nếu độc giả Nam Phong và Đông Dương Tạp Chí sống dậy, đọc tiểu thuyết Doãn Quốc Sĩ hay Dương Nghiễm Mậu họ còn chịu được, chứ đến đọc thơ Trần Thanh Hiệp hay Tô Thùy Yên chắc họ phát điên.
Sự kiện văn nghệ này không riêng gì ở Việt Nam mới có. Ở Pháp cũng vậy, người Pháp còn chuộng tiểu thuyết của Balzac hay Stendhal, nhưng nếu đề nghị họ đọc Lamartine hay Musset họ sẽ mỉm cười…
Qua những lần thoát xác, thi ca lại chịu những chu kỳ; ví dụ ở Tây phương, sau cơn sóng siêu thực xô bồ, hiện nay thi ca đang trở lại làm tiếng hát trong trẻo. Làm thơ rất khó từ chối ảnh hưởng những trường phái đồng thời. Phản ứng lại với đương thời đã là chịu ảnh hưởng.
Hoàng Trúc Ly rất trẻ, nhưng ít chịu ảnh hưởng những thi sĩ đồng thế hệ và luôn luôn tìm những giá trị mới trong hình thức cũ: "đôi giầy chật thường buộc phải khám phá những vũ điệu mới" theo lời Valéry. Nhưng thơ ông có ít nhiều hơi hướm thơ thời kỳ chống Pháp thời gian đầu, 1947- 1950.
Ví dụ thất ngôn là một thể thơ cũ, Hoàng Trúc Ly đã sử dụng một nhạc tính mới, ngay từ hồi mới tập làm thơ. Bằng cách xen kẽ nhịp thất ngôn luật 4/3 và nhịp 3/4 trong thơ dân gian, nguồn gốc thể song thất:
Ánh sáng hôm nay buồn thủ đô
Bước chân em không hẹn không hò
Buổi chiều nắng ngủ trên hè phố
Ánh sáng lênh đênh hờn thủ đô
Người yêu ơi nước mắt chưa lau
Từ đêm qua mê sảng bắt đầu
Buổi chiều nắng chết trên hè phố
Ánh sáng về đâu ai biết đâu…
Bước chân em không hẹn không hò
Buổi chiều nắng ngủ trên hè phố
Ánh sáng lênh đênh hờn thủ đô
Người yêu ơi nước mắt chưa lau
Từ đêm qua mê sảng bắt đầu
Buổi chiều nắng chết trên hè phố
Ánh sáng về đâu ai biết đâu…
Thơ thất ngôn luật thường theo nhịp 4 – 3:
Qua đỉnh đèo Ngang/ bóng xế tà
(Bà Huyện Thanh Quan)
Các thi sĩ làm thơ mới thỉnh thoảng có tạo được một nhạc tính lạ, vẫn tôn trọng tiết tấu cổ điển:
Nhị hồ/để bốc/niềm cô tịch
Không khóc/nhưng mà/buồn hiu hiu
Không khóc/nhưng mà/buồn hiu hiu
(Xuân Diệu)
Chỉ xin trích dẫn những câu bảy chữ tân kỳ nhất, chứ thật ra, trong thơ Việt Nam, những câu như trên khá hiếm. Trái lại, trong thơ Hoàng Trúc Ly, ngoài âm giai mới, còn có tiết tấu lấy lại nhịp song thất:
Người yêu ơi/nước mắt/chưa lau
Từ đêm qua/mê sảng/bắt đầu
Từ đêm qua/mê sảng/bắt đầu
Nhịp so le này thường tạo nên cảm giác dang dở, trầm buồn như những câu thơ nhịp lẻ (vers impairs) của Verlaine.
Trật tự bằng trắc trong câu thơ cũng bị xáo trộn mà vẫn giữ nguyên nhạc tính dồi dào. Trừ bài "Nhị hồ" của Xuân Diệu mà tôi đã trích hai câu ở trên thường thường các nhà thơ chuyên lối thất ngôn rất trọng trật tự bằng trắc dù trong những bài có âm điệu mới mẻ nhất, như "Vạn Lý Tình" của Huy Cận:
Người ở bên trời ta ở đây
Chờ mong phương nọ nhớ phương này
Tương tư đôi chốn tình ngàn dặm
Vạn lý sầu lên núi tiếp mây
Chờ mong phương nọ nhớ phương này
Tương tư đôi chốn tình ngàn dặm
Vạn lý sầu lên núi tiếp mây
Trong thơ bảy chữ, chữ thứ hai và thứ sáu, bằng trắc luôn giống nhau; một bằng, một trắc sẽ bị khổ độc, Hoàng Trúc Ly trái lại dùng âm thanh đối nhau mà vẫn êm ái:
Từ đêm qua mê sảng bắt đầu
Ở những vị trí bất luận (nhất, tam, ngũ) tuy là bất luận, âm bằng hay trắc luôn cân đối, Hoàng Trúc Ly trái lại dùng âm thanh lạ mà vẫn êm ái:
Mùa thu không gió em không về.
Cuối cùng là niêm, Huy Cận, trong bốn câu trên giữ niêm rất đúng, ít khi thi sĩ Việt Nam thoát niêm. Bài "Vỹ Dạ" của Hàn Mặc Tử là một trường hợp hiếm hoi, trái lại Hoàng Trúc Ly thường thoát niêm, dùng câu bằng nhiều hơn:
Ngày quen em phượng đỏ môi son
Chiều tiễn đưa lá rụng dép mòn
Từ mang ly biệt vào năm tháng
Thao thức cho bằng mấy núi non…
Chiều tiễn đưa lá rụng dép mòn
Từ mang ly biệt vào năm tháng
Thao thức cho bằng mấy núi non…
Thơ bảy chữ Hoàng Trúc Ly từ âm thanh cho đến tiết tấu thường tạo ra những cảm giác mới mẻ và tươi mát nhờ những âm giai tinh tế.
Thơ tám chữ cũng vậy: nhịp cổ điển của thơ này là 3 – 2 – 3:
Em sợ lắm/giá băng/tràn mọi nẻo
Trời đầy trăng/lạnh lẽo/suốt xương da
Trời đầy trăng/lạnh lẽo/suốt xương da
(Xuân Diệu)
Hoàng Trúc Ly dùng nhịp giản dị hơn, không mới, nhưng lạ, êm ả
Ôi những đêm dài/heo hút ngoại ô
Gác trọ vào thu/gió thổi giang hồ
Gác trọ vào thu/gió thổi giang hồ
Các nhà thơ tiền chiến thỉnh thoảng vẫn dùng một tiết tấu mới, nhưng cầu kỳ , bác học quá, nên giảm ít nhiều sự luân lưu tự nhiên của nguồn thơ. Ví dụ câu này của Xuân Diệu:
Tôi đi/giữa buổi đầu ngày/đi giữa
Buổi đầu xuân/đi giữa buổi đầu tiên
Buổi đầu xuân/đi giữa buổi đầu tiên
Trái lại Hoàng Trúc Ly tìm những tác dụng vừa mới giản dị, bình thường. Ngôn ngữ trực tiếp hơn, gợi cảm hơn, tương tự như một bản đàn.
Và một bản đàn không câu nệ âm thanh, những câu bảy và tám chữ xen kẽ vào nhau, và âm giai tự nhiên đến nỗi không tinh ý sẽ không thấy sự xen kẽ:
Rồi một hôm tôi về xóm nhỏ
Ngày già nua tóc mẹ phơ phơ
Tôi nói xôn xao tôi nói đợi chờ
Như tự bao giờ bây giờ quyến luyến.
Ngày già nua tóc mẹ phơ phơ
Tôi nói xôn xao tôi nói đợi chờ
Như tự bao giờ bây giờ quyến luyến.
Tóm lại trong thơ Hoàng Trúc Ly, âm thanh mềm mỏng, dễ uốn nắn. Nhạc tính chơi vơi, uyển chuyển, nhờ Hoàng Trúc Ly khéo điều hòa tác dụng thơ thất ngôn luật Đường và thơ bảy chữ dân tộc trong thể song thất, một biên giới mông lung, cho nên trật tự bằng trắc, niêm luật nhịp điệu cơ hồ co giãn một cách hài hoà.
Thi ca Việt Nam phải ghi nhận nơi đây một giai điệu mới.
Thơ tự do Hoàng Trúc Ly cũng êm ái như vậy. Nói đến thơ tự do là nói đến một nhạc điệu ương ngạnh, ngổ ngáo, phá phách. Nhưng thơ tự do Hoàng Trúc Ly êm ả như ca dao, điều hòa như thủy triều:
Anh đến trường như người yêu ngoan ngoãn
Vâng lời dụ dỗ của em
Như ngày đêm ngọn thủy triều lên xuống
Theo lời dụ dỗ của trăng.
Vâng lời dụ dỗ của em
Như ngày đêm ngọn thủy triều lên xuống
Theo lời dụ dỗ của trăng.
Nhưng Hoàng Trúc Ly thành công nhất trong thể thơ lục bát. Thơ sáu tám, cấu trúc cố định, nên káo co giãn như các thể thơ khác. Không thể kiến tạo một nhạc tính mới cho hình thức thi ca kiên cố ấy: chỉ có thể phổ những giá trị mới của từ vựng vào tiết điệu đã có sẵn, phải đi sang địa hạt từ pháp.
Tôi ơi tôi mãi tôi còn
Trái tim bé nhỏ nỗi buồn chung thân
Nhớ gì vết cỏ bàn chân
Lối đi thơ dại đêm gần tịch liêu.
Trái tim bé nhỏ nỗi buồn chung thân
Nhớ gì vết cỏ bàn chân
Lối đi thơ dại đêm gần tịch liêu.
Kỹ thuật thơ lục bát của Hoàng Trúc Ly là không có kỹ thuật. Bốn câu thơ hầu như là không có mỹ từ pháp, âm điệu lục bát lại cổ điển. Nhưng không ai từ chối được giá trị của bốn câu này. Vậy thi tính ở đâu?
Có lẽ ở âm điệu vừa giản dị vừa tinh tế. Trong bốn câu chỉ có hai chữ giàu âm lượng là "buồn" và "liêu" còn là những âm thanh sáng sủa , bình dị, ngắn ngủi. Con người tự tình với chính mình: ngôn ngữ trực tiếp, trong sáng.
Nhưng có lẽ chưa ai hài lòng về lời giải thích này. Trong thi ca, mỗi chữ đều có một âm chấn, và những âm chấn cùng một tần số thường tạo trạng thái giao thoa: trạng thái ấy chính là chất thơ trong thi ca.
Những chữ: trái tim, vết cỏ, bàn chân, lối đi, đêm và bé nhỏ, thơ dại như mời nhau; và những chữ: nỗi buồn, chung thân, tịch liêu cũng gọi nhau, những từ ấy là những âm chấn đồng tần số. Và chạm nhau tạo thành một vùng âm hưởng êm đềm, âu yếm.
Mỗi âm thanh thường gợi một vùng âm hưởng đến những chữ chung quanh và khi những âm hưởng ấy ôm ấp lấy nhau, câu thơ trở thành một cơ thể với những tế bào sống quấn chặt lấy nhau: Chúng tôi gọi một cách cầu kỳ là đã đạt đến một "mạch lạc hữu cơ". Trong câu thơ:
Trời cao bóng nhỏ dặm mòn chân đi
Những tế bào tạo thành một cơ thể. Nhất là câu này:
Nửa đêm da thịt quên cài áo khuya
Từ ngữ có âm chấn trong câu thơ, bài thơ và đôi khi trong cả một tập thơ hay trong thi nghiệp.
Hoàng Trúc Ly thích những khí hậu ẩm thấp, ướt át, nên trong thơ hình ảnh đều mang ít nhiều thủy tính, và Hoàng Trúc Ly thường dùng từ ngữ, mà nếu muốn viết theo lối chữ nôm phải kèm theo "bộ thủy". Như các chữ: mềm, chảy, chìm, tan, ướt, rã mục, chơi vơi, lênh đênh…
Sáu dây rét mướt chưa mềm trăng khơi.
"Mềm" là trạng thái có khả năng đổi hình thể tự nhiên hay dưới tác dụng của nước. Lão Tử viết "quí nhu", nghĩa là chuộng cái mềm dẻo, và "thủ hư", nghĩa là giữ cái hư không, và Lão Tử đã nói thêm: "Thường khoan dung ư vật": bình thường khoan dung với mọi vật, chúng ta thấy Hoàng Trúc Ly đi rất gần với Đạo giáo: thi sĩ chuộng cái mềm, biên giới giữa chất đặc và lỏng, vì dường như những vật mềm hứa hẹn một chiều sâu. Baudelaire trái lại chuộng những vật rắn như cẩm thạch, kim khí; Jean Pierre Richard bàn luận cho rằng một diện tích rắn tượng trưng cho bức tường bất khả xâm phạm, cả trí thức lẫn trực giác của con người không thể vượt qua, che giấu một thế giới tuyệt đối, hoàn toàn xa lại với con người(9). Chất mềm ngoài ra còn là một khả năng đổi dạng, vì cái nhìn Hoàng Trúc Ly đã khám phá ra tương đối tính của hình thể.
Mùa mưa nghe trời ướt mắt xanh
"Ướt" khác với mềm ở chỗ chỉ là trạng thái của ngoại diện. "Ướt" là sự tương phản giữa chất đặc và lỏng; sự giao tiếp hời hợt dừng lại ở vị trí bên ngoài. Và "mềm", "ướt" là những trạng thái tĩnh tại. "Chảy", trái lại là luân lưu:
Bóng em chảy xuống vực sâu mắt buồn
Chảy là đổi cao độ, di chuyển vị trí từ cao đến chỗ thấp hơn, theo độ dốc của thiên nhiên: "thủy chi tựu hạ dã", nước chảy xuống chỗ trũng. Hoàng Trúc Ly còn viết:
Như ngày đêm ngọn thủy triều lên xuống
Theo lời dụ dỗ của trăng
Theo lời dụ dỗ của trăng
Hoàng có khuynh hướng lướt xuôi theo thiên nhiên, gần giống như chủ trương "thuận vật tính, thượng tự nhiên" của Trang Chu.
Nhưng "chảy" trên ngoại vật, là di chuyển trên một mặt bằng. "Chìm", trái lại là lắng xuống chiều sâu:
Giấc mơ thê thảm bóng chìm đêm sâu
Chìm: từ ngữ gợi một ý niệm mới: ý niệm về trọng lượng. Chìm là di chuyển theo chiều đứng, tìm về đáy của sự vật. "Rụng" trái lại chỉ tìm một thế quân bình xuống mặt phẳng .
Tay xuôi mười ngón rụng sầu
Trong văn chương "chìm" thường diễn tả thất bại (trong khoa học trái lại theo nguyên lý Archimède, là một ưu thế về trọng lực). Chỉ có thất bại mới đi sâu vào đáy tạo vật, phải chăng là kinh nghiệm đau thương của những kẻ thám hiểm chiều sâu cuộc đời ?
Tuy nhiên, "chìm" vẫn còn giữ được hình thể. "Rã mục" trái lại là bị phân hóa, hủy diệt:
Xác thân rã mục lời thề
"Rã mục" là thất bại vĩnh viễn dưới tác dụng lâu dài của nước, một ngoại thể thấm đều vào nội chất.
Mềm, ướt, chảy, chìm, rã mục, những từ ngữ thường gặp trong thơ Hoàng Trúc Ly, phản chiếu quan niệm sống, một lối nhìn vào tạo vật. Từ ngữ ấy, trở lại nhiều lần, tạo khí hậu cho thơ Hoàng Trúc Ly, một không khí kín đáo và nhất khí.
Có người sẽ trách chúng tôi chẻ sợi tóc theo chiều dài, nhất là đang nói về hình thức bỗng bàn sang nội dung.
Xin đáp: trong thơ, hình thức và nội dung là một. Phải dùng cái nhìn sâu lắng để tìm nội dung trong hình thức và hình thức trong nội dung, vì một tác phẩm văn nghệ không có hai giá trị khác biệt, mà là một thể hiện duy nhất.
Hoàng Trúc Ly là một nghệ sĩ khéo lựa tiếng đàn. Trong thi phẩm từ ngữ luôn luôn tạo thành một hòa âm tinh tế. Thường những bài lục bát của Hoàng chỉ có bốn câu, nhưng bốn câu ấy tựa vào những âm vọng, âm hưởng hòa hợp lẫn nhau để tạo thành một sinh khí, một cơ thể, một năng lực.
Nghệ thuật diễn tả của Hoàng Trúc Ly đạt đến độ tài tình. Hoàng Trúc Ly phả hơi thở mới vào các hình thức đã già nua. Hoặc bằng nhạc điệu, hoặc bằng từ vựng, Hoàng Trúc Ly chứng tỏ rằng thi ca Việt Nam vẫn còn những kho tàng chưa khám phá.
Hoàng Trúc Ly đến với nhân gian dưới khuôn mặt hào hoa, phong nhã, với thái độ chừng mực của một khán giả, một khách lạ. Nhưng trong cô đơn, ông đã dùng cả tinh lực để pha chế từng màu sắc đậm nhạt, dung hòa từng ánh sáng mờ tỏ, để tạo ra một thế giới thật hơn thế giới chúng ta…
KẾT TỪ
Tôi vẫn chưa muốn rời Hoàng Trúc Ly. Thơ Hoàng có chất nhựa giữ người, tâm hồn Hoàng mời gọi triền miên. Thi sĩ than thở:
Những tiếng nói chưa hề được nói
Còn bao nhiêu lời tôi chưa kịp nói về Hoàng? Những đau thương u hoài bàng bạc trong thơ Hoàng , tôi chỉ nói sơ lược. Tôi cũng không nhấn mạnh đến ám ảnh bệnh tật . Và bao nhiêu lời tôi chưa kịp nói, Hoàng Trúc Ly đã trần tình:
"Tôi lớn lên giữa khôi hài của công lý, giữa tật nguyền của luân lý giữa hủy hoại của linh hồn. Tôi không hề hổ thẹn khi gục đầu trên những ám ảnh cô độc, ma quái, thú vật, tự tử đang đe dọa đời tôi như những áng mây đen".
Trong thi ca Hoàng Trúc Ly giữ một địa vị đặc biệt. Địa vị của thi sĩ dường như vượt lên hẳn các trường phái thi ca; ngôn ngữ của ông tươi mát, mới mẻ, trong sáng, ở một giai đoạn mà Tây phương cũng đang biến thi ca thành tiếng hát…
Nếu trước Đệ Nhị Thế Chiến, thơ Tây phương phá phách, bí hiểm bao nhiêu thì trong hai mươi năm gần đây, thi ca muốn bỏ tham vọng tìm tuyệt đối của Mallarmé, bỏ ý định đi "cướp lửa mặt trời" của Rimbaud. Trường phái siêu thực dần dần phá sản, trường phái bí hiểm cũng dần dần im tiếng. Nếu tiểu thuyết và sân khấu tiếp tục tra hỏi cuộc đời, thi ca trái lại ve vuốt cuộc đời bằng những âm thanh óng ả. René Chair, Alain Bosquet… ở Pháp; Eugenio Montalo, Umberto Saba… ở Ý; Rafael Alberti, Frederico Garcia Lorca… ở Tây Ban Nha đều góp công đưa thi ca trở lại thời kỳ giản dị, trong sáng…
Nhất là Frederico Garcia Lorca, người mà Hoàng Trúc Ly đã bỏ công nghiên cứu và chịu ít nhiều ảnh hưởng về quan niệm nghệ thuật cũng như về ngôn ngữ thi ca, Frederico Garcia Lorca vẫn chủ trương đưa thơ trở lại với dân ca bình dị.
Chỉ ngôn ngữ bình dị mới diễn tả được quan niệm nhân sinh của Hoàng Trúc Ly.
Trở lại bài học Hoàng Trúc Ly, chúng ta mến phục phong thái nghệ sĩ muốn vượt lên trên cuộc đời để nhìn cho "trọn vẹn".
Cô đơn đỉnh núi gần trời
Trước cuộc đời, Hoàng Trúc Ly chỉ đóng vai người khách hào hoa phong nhã. Thi sĩ đã trở lại đời sống thanh thoát của nhà hiền triết Đông Phương. Ngôn ngữ tân kỳ ảnh hưởng của Tây phương, nhờ đó, đã chắp cánh để bay vút lên cao.
Thơ Hoàng Trúc Ly là một miền siêu thoát.
Đọc thơ ấy sẽ học lại cái nhìn thản nhiên và trìu mến, và nụ cười vừa hiền dịu vừa bình tĩnh.
Trong nhập đề, tôi đã hứa chỉ vẽ chân dung Hoàng Trúc Ly qua một nụ cười và cái nhìn. Có lẽ tôi đã đi quá, hoặc không làm trọn vẹn lời hứa.
Bây giờ, khi giã biệt thi nhân tôi xin tri kỷ giữ hai nét trên một nhân diện đã khắc sâu ký hiệu của Nghệ thuật và Định mệnh: nụ cười trong và đôi mắt sáng.
Đặng Tiến
Ghi chú:
(1) Beauté plastique.
(2) Poésie charnelle.
(3) Poésie érotique.
(4) Littérature et sensation, Edit, du Seuil, 1954.
(5) Regard lucide.
(6) Regard limpide.
(7) Collection Que Sais-je, 1960.
(8) Face au monde actuel, nxb Desclee de Brower, 1962.
(9) Poésie et profondeur, Editions du Seuil, 1955.