Lê Đình Hồ làm việc tại Bankstown , cách phòng mạch tôi khoảng 200 m. Tuy rằng không thân nhưng vẫn thường gặp nhau trên phố. Và lúc đầu có chào hỏi , nói chuyện vui bâng quơ, vô thưởng vô phạt với nhau : chuyện của những anh hàng xóm. Nhưng lúc sau này tôi ít chào hỏi và nói chuyện với Hồ vì vài lý do :
Thứ nhất: một hôm tôi gặp Hồ ngoài đường, Hồ nói là mới sang Cam Bốt giúp dân nghèo ở bên đó. Tôi hỏi lại là Cam Bốt cạnh VN- vậy toa có giúp dân nghèo ở VN hay không? .Hồ trả lờ tỉnh bơ : "" Không bao giờ "" Tôi ngạc nhiên hỏi lại : Tại sao ?. Hồ nói "" Không bao giờ gíúp người nghèo ở VN vì giúp như vậy là giúp Việt Cộng để cho nó sống mãi. Nay để cho người ta đói khổ, người ta sẽ vùng lên lật đổ chế độ ! "" Xin miễn bàn về câu nói của Hồ- nhưng từ đó gặp Hồ ngoài phố, tôi chỉ mỉm cười và không chào hỏi gì hết.
Thứ hai : Sau đó không lâu thì trong một buổi lễ tại Bankstown ( nơi Hồ và tôi làm việc) để khai trương "" Tượng đài Thuyền nhân "" ( cách đây trên 2 năm thì phải ). Tượng đài này bằng đồng và tốn $ A 60,000 do Cộng đồng người Việt gây qũy tạo nên ,để tưởng niệm những thuyền nhân Việt Nam đã chết ngoài biển trên đường vượt biên. Dưới chân Tượng đíi có vài dòng chữ đại ý nói cảm ơn người Úc đã mở rộng vòng tay cưu mang người Việt trong lúc khốn cùng. Trong buổi lễ, có một người đứng ngoài đám đông to tiếng nói bằng tiếng Anh "" Không làm gì phải mang ơn người Úc.. Ta đến đây làm việc chết bỏ, đóng thuế cho chính phủ Úc không thiếu đồng nào. Ta đâu có ăn bám ai đâu , vậy tại sao phải mang ơn họ ? "". Tôi nhìn lại, thì nhận ra người đó là Hồ. Thấy Hồ nói như vậy , một người đàn bà Caucasian nói lại : "" Ai cho các anh tới đây mà ngày hôm nay anh lại nói những lời như vậy "" Sau đó Hồ và bà này cãi nhau tay đôi bên cạnh buổi lễ. Chuyện này có người thu hình được và tung lên Net. Khỏi nói thì ta cũng hiểu là tình cảm của người Việt tại Úc lúc đó đối với Hồ như thế nào.